YOMEDIA

Nghị luận xã hội về sự im lặng đáng sợ của người tốt

Tải về
 
NONE

Dưới đây, Hoc247 xin giới thiệu với quý thầy cô và các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 9 tư liệu văn mẫu: Nghị luận xã hội bàn về câu nói của Martin Luther King Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt. Tài liệu giúp thầy cô có thêm tư liệu ra đề thi cũng như ôn luyện cho các em. Đồng thời, giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo!

 

ATNETWORK
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Nghị luận xã hội bàn về câu nói của Martin Luther King Trong thế giới...cả những người tốt

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận
  • Trích dẫn câu nói trong phầ đề bài: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”

b. Thân bài

  • Giải thích
    • "Kẻ xấu": là những kẻ có tâm địa độc ác.
    • "Lời nói và hành động của kẻ xấu": những lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan giá hoạ, những hành động côn đồ hung ác làm tổn hại đến người khác.
    • "Người tốt": người nhân hậu, không làm gì tổn hại người khác...
    • "Im lặng": không hành động, phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu hoặc thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của những người xung quanh.
    • "Sự im lặng của cả người tốt": thái độ bàng quan, thiếu trách nhiệm, lạnh lùng, vô cảm của những người vốn nhân hậu, không biết làm những hành động sai trái.... Đây cũng là một cách ứng xử tiêu cực
    • Nội dung câu nói: Bày tỏ thái độ phê phán với những kẻ có tâm địa độc ác dùng lời phỉ báng, gièm pha, bôi nhọ, vu oan và có những hành động côn đồ hung ác làm phương hại đến những người khác; những người có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những bất công, đau khổ của những người xung quanh.
  • Phân tích, chứng minh
    • Đây là câu nói đầy tâm huyết của một người suốt đời phấn đấu vì quyền con người. – Câu nói nêu đúng thực trạng đau lòng đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội, đặc biệt là thời điểm hiện nay.
    • Câu nói cho thấy người nói thấu hiểu sự nghiêm trọng của thực trạng đó với đời sống con người. Vì:
    • Những lời vu cáo bịa đặt, những lời mạt sát xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, những lời gièm pha...không chỉ làm tổn thương họ mà cũng làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây mất đoàn kết trong tập thể...
    • Những hành vi côn đồ độc ác, ném đá giấu tay làm tổn hại tinh thần, thể xác và tài sản của con người, gây tâm lý bất an, hoang mang trong xã hội.
    • Thái độ thờ ơ trước những sự việc, những hành động trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, trái pháp luật, sự vô cảm của con người khiến cái ác lộng hành thống trị xã hội, người tốt, người đáng thương không được bênh vực sẽ bi quan, chán nản, thiếu niềm tin, đạo đức con người bị băng hoại, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
    • Vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nỗi đau người khác dần làm mất nhân cách của chính mình, nhân lên căn bệnh vô cảm ở mọi người trong xã hội.
    • Câu nói nhắc nhở mọi người hướng đến một lối sống tích cực: sống có trách nhiệm, biết quan tâm chia sẻ với những đau khổ, bất hạnh của người khác cũng như kiên quyết đấu tranh chống lại những hành động làm tổn hại đến nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng, tài sản của những người xung quanh, chống lại bệnh thờ ơ, vô cảm.
  • Bài học về nhận thức và hành động
    • Bản thân cần nhận thức sâu sắc về sự nguy hại của những lời nói, hành động của kẻ xấu và sự thờ ơ, vô cảm.
    • Rèn luyện cho mình lối sống tích cực, biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương, có thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại kẻ xấu và lối sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm.

c. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
  • Liên hệ thực tế bản thân và bài học rút ra

Bài văn mẫu

Đề bài: Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận xã hội bàn về câu nói của Martin Luther King: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”.

Gợi ý làm bài

           Sống trong một xã hội công nghệ phát triển nhanh chóng cùng với tốc độ chóng mặt của nền kinh tế, con người có những xu hướng dần thoái trào về nhân cách. Sự ích kỷ, vị kỷ, vô tâm, lòng tham con người ngày càng được đẩy lên. Những tính cách, những nét đẹp trong văn hóa ứng xử ngày càng lu mờ dần trước sự ích kỷ ấy. Matin Luther King đã từng có một câu nói bất hủ: "Trong thế giới này chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt".  Như thế nào là sự im lặng của người tốt và tại sao nó lại đáng sợ, đáng sợ trong trường hợp nào? Tôi sẽ nói cho các bạn hiểu ngay bây giờ.

          Hai từ "im lặng" đã không còn xa lạ đối với bất kỳ ai. "Im lặng" là một trạng thái tĩnh của con người. Ở trạng thái này, con người chúng ta không có bất cứ một phản ứng, hành động, lời nói, bất cứ động thái nào cả. "Im lặng" là lúc cơ thể về trạng thái không hành động mặc dù não bộ, tinh thần vẫn hoàn toàn tỉnh táo và có thể đánh giá được những sự việc xảy ra xung quanh mình. Nhưng tuyệt nhiên những nhận xét, đánh giá đó chỉ ở trong suy nghĩ mà không thể hiện ra bên ngoài cho người khác biết được. Trong cuộc sống luôn tồn tại người xấu và người tốt. Điều này là một sự tất yếu khách quan của xã hội. Luôn có những người xấu bên cạnh người tốt. Có lẽ không cần phải giải thích như thế nào là người xấu và như thế nào là người tốt nữa. Bởi mọi người ai cũng có thể hình dung được trong tâm trí của mình rồi. Sự im lặng của người tốt chính là thái độ thờ ơ, không phản ứng, không ý kiến đánh giá bình luận nào trước những hành vi xấu, tiêu cực, tội ác, điều chướng tai gai mắt của người xấu. Sự im lặng của họ là không cần thiết trong những trường hợp này. Tôi có thể lấy một ví dụ dễ hiểu cho mọi người. Chắc hẳn các bạn đã từng xem, từng nghe một đoạn video nói về việc một anh chàng thanh niên bị móc túi trên xe buýt. Điều đáng nói ở đây là khi anh ta phát hiện ra mình bị mất đồ, anh ta chỉ kêu lên: "Anh ơi, em không có tiền đâu, anh cho em xin lại bằng lái xe". Anh thanh niên cứ liên tục nhắc lại câu nói đó. Nhưng tuyệt nhiên không ai lên tiếng.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

. Có thể một lúc nào đó chính bạn sẽ tự hại chính bản thân mình về sự im lặng ấy. Do vậy, những biện pháp nhằm khích lệ sự hành động, lên tiếng để bảo vệ cho những điều tốt đẹp luôn là cần thiết. Bởi lùi bước cho cái xấu cũng là tội ác. Sự im lặng không trực tếp gây ra tội ác nhưng lại gián tiếp đồng thuận với nó. Chính vì vậy, chúng ta, những con người có đầy đủ điều kiện để trở thành những người tốt trong một xã hội văn minh, đừng im lặng, hãy đưa ra những ý kiến của mình, hãy hành động những gì mà lý trí mách bảo, hãy bỏ tư tưởng im lặng trước bất cứ mọi việc xung quanh mình. Để có thể giúp cho cuộc sống của chúng ta ngày càng bình yên và văn minh hơn.

           Sự im lặng của người tốt luôn là một rào cản lớn đối với sự phát triển của xã hội. Im lặng trước nhũng hành động xấu là đồng thuận với nó. Im lặng trước nhữn việc xảy ra xung quanh mình là thờ ơ, bất cần. Như vậy, dù là im lặng trong tình huống hoàn cảnh nào cũng đem lại hậu quả. Vì thế mà nó mới đáng sợ như lời mà nhà nhân quyền Mĩ gốc Phi Matin Luthern King đã nói.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận xã hội bàn về câu nói của Martin Luther King: Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON