YOMEDIA

Một số dạng bài tập cơ bản về kim loại kiềm, kiềm thổ môn Hóa học 12 năm 2020

Tải về
 
NONE

Một số dạng bài tập cơ bản về kim loại kiềm, kiềm thổ môn Hóa học 12 năm 2020 được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hệ thống tất cả các bài tập tự luận và trắc nghiệm hay nhằm giúp bạn đọc củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn Hóa học 12. Mời các bạn cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN VỀ KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ

 

A. HS hệ thống cách làm từng dạng bài:

1. Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm.

2. Bài toán nhỏ từ từ dung dịch axit vào muối cacbonnat.

3. Bài toán nhỏ từ từ dung dịch muối cacbonnat vào dung dịch axit.

B. Hoàn thành các bài tập sau

(trình bày cách làm vào vở hoặc in đề để khoảng trống giữa các câu để làm vào đề)

DẠNG 1: CO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM

Câu 1: Dẫn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 5,3.                               B. 12,9.                             C. 13,9.                             D. 17,9.

Câu 2: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 2,24 và 4,48.                B. 2,24 và 11,2.                 C. 6,72 và 4,48.                D. 5,6 và 1,2.

Câu 3: Hoà tan một mẫu hợp kim K-Ba có số mol bằng nhau vào H2O được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc). Sục 0,025 mol CO2 vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 2,955.                           B. 4,344.                           C. 3,940.                           D. 4,925.

Câu 4: Cho 0,05 mol hoặc 0,35 mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 đều thu được 0,05 mol kết tủa. Số mol Ca(OH)2 trong dung dịch là

A. 0,15.                             B. 0,20.                             C. 0,30.                             D. 0,05.

Câu 5: Dẫn 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào bình chứa 200 ml dung dịch NaOH nồng độ a mol/l; dung dịch thu được có khả năng tác dụng tối đa với 100 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của a là

A. 1,75.                             B. 2,00.                             C. 0,5.                               D. 0,8.

Câu 6:  Nhiệt phân 3,0 gam MgCO3 một thời gian thu được khí X và hỗn hợp rắn Y. Hấp thụ hoàn toàn X vào 100 ml dung dịch NaOH x M thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng với BaCl2 dư tạo ra 3,94 gam kết tủa. Để trung hoà hoàn toàn dung dịch Z cần 50 ml dung dịch KOH 0,2M. Giá trị của x và hiệu suất phản ứng nhiệt phân MgCO3 lần lượt là

A. 0,75 và 50%.                B. 0,5 và 66,67%.             C. 0,5 và 84%.                  D. 0,75 và 90%.

Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M được kết tủa X và dung dịch Y. Khi đó khối lượng dung dịch Y so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu sẽ

A. tăng 3,04 gam.             B. tăng 7,04 gam.              C. giảm 3,04 gam.            D. giảm 7,04 gam.

Câu 8: Dung dịch X chứa a mol Ca(OH)2. Cho dung dịch X hấp thụ 0,06 mol CO2 được 2b mol kết tủa, nhưng nếu dùng 0,08 mol CO2 thì thu được b mol kết tủa. Giá trị của a và b lần lượt là

A. 0,08 và 0,04.                B. 0,05 và 0,02.                 C. 0,06 và 0,02.                D. 0,08 và 0,05.

Câu 9: Cho dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch chứa b mol NaHCO3 thu được 20 gam kết tủa. Tiếp tục cho thêm a mol Ca(OH)2 vào dung dịch, sau phản ứng tạo ra thêm 10 gam kết tủa nữa. Giá trị của a và b lần lượt là

A. 0,2 và 0,3.                    B. 0,3 và 0,3.                     C. 0,3 và 0,2.                    D. 0,2 và 0,2.

Câu 10: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 19,70.                           B. 17,73.                           C. 9,85.                             D. 11,82.

Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,032.                           B. 0,048.                           C. 0,06.                             D. 0,04.

DẠNG 2,3: MUỐI CACBONAT TÁC DỤNG VỚI AXIT

Câu 1: Dung dịch X chứa 0,375 mol K2CO3 và 0,3 mol KHCO3. Thêm từ từ dung dịch chứa 0,525 mol HCl vào dung dịch X được dung dịch Y và V lít CO2 (đktc). Thêm dung dịch nước vôi trong dư vào dung dịch Y thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m là

A. 3,36 và 17,5.                B. 8,4 và 52,5.                   C. 3,36 và 52,5.                D. 6,72 và 26,25.

Câu 2: Cho từ từ dung dịch hỗn hợp chứa 0,5 mol HCl và 0,3 mol NaHSO4 vào dung dịch chứa hỗn hợp 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol K2CO3 được dung dịch X và V lít CO2 (đktc). Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là

A. 11,2 và 78,8.                B. 20,16 và 148,7.             C. 20,16 và 78,8.              D. 11,2 và 148,7.

Câu 3: Cho từ từ dung dịch 0,015 mol HCl vào dung dịch chứa a mol K2CO3 thu được dung dịch X (không chứa HCl) và 0,005 mol CO2. Nếu thí nghiệm trên được tiến hành ngược lại (cho từ từ K2CO3 vào dung dịch HCl) thì số mol CO2 thu được là

A. 0,005.                           B. 0,0075.                         C. 0,01.                             D. 0,015.

Câu 4: Trộn 100 ml dung dịch KHCO3 1M và K2CO3 1M với 100 ml dung dịch chứa NaHCO3 1M và Na2CO3 1M vào dung dịch X. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y chứa H2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch X được V lít CO2 (đktc) và dung dịch Z. Cho Ba(OH)2 dư vào Z thì được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là

A. 5,6 và 59,1.                  B. 2,24 và 59,1.                 C. 1,12 và 82,4.                D. 2,24 và 82,4.

Câu 5: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị II thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 200 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 15,9.                             B. 12,6.                             C. 19,9.                             D. 22,6.

Câu 6: Cho từ từ dung dịch HCl có pH = 0 vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kiềm kế tiếp đến khi có 0,015 mol khí thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư sinh ra 3 gam kết tủa. Công thức của 2 muối và thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. Li2CO3 và Na2CO3; 0,03 lít.                                   B. Na2CO3 và K2CO3; 0,03 lít.

C. Li2CO3 và Na2CO3; 0,06 lít.                                   D. Na2CO3 và K2CO3; 0,06 lít.

Câu 7: Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X thu được dung dịch Y và V lít CO2 (đktc). Thêm nước vôi trong dư vào dung dịch Y thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là

A. 11,2 và 40.                   B. 11,2 và 60.                    C. 16,8 và 60.                   D. 11,2 và 90.

Câu 8: Có 2 cốc riêng biệt: Cốc (1) đựng dung dịch chứa 0,2 mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3; Cốc (2) đựng dung dịch chứa 0,5 mol HCl. Khi nhỏ từ từ cốc (1) vào cốc (2) thấy thoát ra V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 6,72.                             B. 7,84.                             C. 8,00.                             D. 8,96.

Câu 9: Cho 100 ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch Na2CO3 thu được dung dịch X chứa 3 muối. Cho dung dịch X vào nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch Na2CO3 ban đầu là

A. 0,75M.                         B. 0,65M.                          C. 0,85M.                          D. 0,9M.

Câu 10: Cho rất từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,15 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaHCO3 vào 100 ml dung dịch HCl 2M. Thể tích khí CO2 thoát ra (ở đktc) là

A. 3,36 lít.                         B. 2,8 lít.                           C. 2,24 lít.                         D. 3,92 lít.

Câu 11: Cho từ từ từng giọt dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 và c mol NaHCO3 thu được dung dịch X và khí CO2. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Mối liên hệ giữa m với a, b, c là

A. m = 100(2b + c – 2a).                                             B. m = 100(b + c – a).

C. m = 100(b + c – 2a).                                               D. m = 100(2b + c – a).

Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 27,4 gam hỗn hợp gồm M2CO3 và MHCO3 (M là kim loại kiềm) bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 6,72 lít CO2 (đktc). Kim loại M là

A. Li.                                 B. Na.                                C. K.                                 D. Rb.

Câu 13: Cho V1  lít dung dịch NaOH 1M trộn với V2  lít dung dịch Ba(HCO3)2 1M. Để sau phản ứng thu được dung dịch chứa Na+ và HCO   thì tỉ lệ V1/V2 là

A. 3/2.                               B. 1/2.                               C. 1.                                  D. 2.

Câu 14: Trộn 100 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaHCO3 0,5M. Nồng độ mol dung dịch HCl là

A. 0,5M.                           B. 1,5M.                            C. 0,5M hoặc 1,5M.             D. 0,5M hoặc 2,0M.

Câu 15: Cho 150 ml dung dịch Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M vào 250 ml dung dịch HCl 2M thì thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 3,36.                             B. 2,52.                             C. 5,60.                             D. 5,04.

Câu 16: Cho rất từ từ từng giọt 100 ml dung dịch HCl 2,5M vào dung dịch chứa 0,15 mol Na2CO3. Sau khi dung dịch HCl hết cho dung dịch nước vôi trong dư vào thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 7,5 gam.                       B. 10 gam.                        C. 5,0 gam.                       D. 15 gam.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Một số dạng bài tập cơ bản về kim loại kiềm, kiềm thổ môn Hóa học 12 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON