YOMEDIA

Lý thuyết và các dạng bài tập chuyên đề Amino axit môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Tân Lâm

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Lý thuyết và các dạng bài tập chuyên đề Amino axit môn Hóa học 12 năm 2020 được hoc247 biên soạn và tổng hợp từ Trường THPT Tân Lâm với nội dung cụ thể, gồm các bài tập có hướng dẫn giải chi tiết rõ ràng, trình bày logic, khoa học. Hy vọng đây sẽ là tài liệu phục vụ việc học tập của các em học sinh. Chúc các em học tập thất tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

LÝ THUYẾT VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ AMINO AXIT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT TÂN LÂM

 

I - LÝ THUYẾT

1. ĐỒNG PHÂN

Thông hiểu

Câu 1: AA X có CTPT C4H9O2N, phân tử có một nhóm NH2, một nhóm COOH. AA X có tất cả bao nhiêu đồng phân ?

A. 7.                                    B. 6.                               C. 8.                               D. 5.

Câu 2: Ứng với CTPT C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa pứ được với dd NaOH, vừa pứ được với dd HCl?

A. 2.                                    B. 3.                               C. 1.                               D. 4.

Câu 3: Số đồng phân AA có CTPT C3H7O2N là

A. 2.                                    B. 3.                               C. 5.                               D. 4.

2. TÍNH AXIT-BAZƠ CỦA DUNG DỊCH AMINO AXIT

Thông hiểu

Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?

A. Axit aminoaxetic.                                                 B. Axit α,ε-điaminocaproic.

C. Axit α-aminopropionic.                                        D. Axit α-aminoglutaric.

Câu 2: Cho các pứ:  

H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH.

H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O.

Hai pứ trên chứng tỏ axit aminoaxetic

A. có tính oxi hoá và tính khử.                                 B. có tính chất lưỡng tính.

C. chỉ có tính bazơ.                                                   D. chỉ có tính axit.

Câu 3: Có 3 ống nghiệm không nhãn chứa 3 dd sau: NH2(CH2)2CH(NH2)COOH; NH2CH2COOH; HOOCCH2CH2CH2CH(NH2)COOH. Có thể nhận ra được 3 dd hoá chất nào sau đây ?

A. dd Br2.                           B. Giấy quỳ.                  C. dd HCl.                     D. dd NaOH.

Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

A. Dung dịch lysin.            B. Dung dịch valin.        C. Dung dịch alanin.      D. Dung dịch glyxin.

Câu 5: Trong các chất sau: X1: H2N-CH2-COOH; X2: CH3NH2; X3: C2H5­OH; X4: C6H5OH. Những chất có khả năng thể hiện tính bazơ là:

A. X1,X2.                            B. X1,X2,X3.                  C. X2,X4.                       D. X1,X3.

Câu 6: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?

A. HCl.                               B. NaCl.                         C. CH3OH.                    D. NaOH.

Câu 7: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là

A. CH3COOH.                   B. H2NCH2COOH.       C. CH3CHO.                 D. CH3NH2.

3. SƠ ĐỒ, CHUỔI PHẢN ỨNG

Thông hiểu

Câu 1: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng CTPT là C2H7NO2. Biết: X + NaOH → A + NH3 + H2O; Y + NaOH → B + CH3NH2 + H2O. A và B lần lượt là:

A. HCOONa và CH3COONa.                                  B. CH3COONa và HCOONa.

C. CH3NH2 và HCOONa.                                        D. CH3COONa và NH3.

Câu 2: Cho các dãy chuyển hoá:

Glyxin + NaOH → A ( + HCl dư) → X

Glyxin + HCl → B (+ NaOH dư) → Y

X, Y lần lượt là chất nào ?

A. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa.              B. ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa.

C. đều là ClH3NCH2COONa.                                  D. ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa.

Câu 3: Cho sơ đồ pứ: C3H9O2N + NaOH → CH3NH2 + (D) + H2O. CTCT của D là

A. CH3CH2COONH2.        B. CH3COONa.             C. H2N-CH2COONa.    D. C2H5COONa.

Câu 4: Cho sơ đồ pứ: C3H7O2N + NaOH → (B) + CH3OH. CTCT của B là

A. CH3COONH4.                                                     B. CH3CH2CONH2.

C. H2N-CH(CH3)COONa.                                       D. H2N-CH2-COONa.

Câu 5: Cho sơ đồ biến hoá sau:

Alani ( + NaOH của đủ) → X (+ HCl dư) →Y

X, Y là những chất hữu cơ. CTCT của Y là

A. CH3-CH(NH2)-COONa.                                      B. H2N-CH2-CH2-COOH.

C. CH3-CH(NH3Cl)COOH.                                     D. CH3-CH(NH3Cl)COONa.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

II. Toán sử dụng pp tăng giảm khối lượng, bảo toàn khối lượng

1. Vận dụng cơ bản

Câu 1: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là

A. 9,7 gam.                         B. 9,6 gam.                    C. 9,8 gam.                    D. 9,9 gam.

Câu 2: Cho 11,5 gam hỗn hợp hai amino axit tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 12,23 gam muối. Khối lượng HCl phải dùng là

A. 0,73.                               B. 0,95.                          C. 1,42.                          D. 1,46.

Câu 3: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là

A. 44,00 gam.                     B. 11,05 gam.                C. 43,00 gam.                D. 11,15 gam.

Câu 4: X là một α-amino axit no chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 15,1 g X tác dụng với HCl dư thu được 18,75 g muối. CTCT của X là

A. C6H5-CH(NH2)-COOH.                                      B. C3H7-CH(NH2)-COOH.

C. H2N-CH2-COOH.                                                D. CH3-CH(NH2)-COOH.

Câu 5: a-AA X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. CTCT thu gọn của X là

A. H2NCH2CH2COOH.                                            B. CH3CH2CH(NH2)COOH.

C. CH3CH(NH2)COOH.                                          D. H2NCH2COOH.

Vận dụng cao

Câu 1: X là một a-amino axit mạch không phân nhánh, trong phân tử ngoài  nhóm amino và nhóm cacboxyl không có nhóm chức nào khác. Cho 0,1 mol X phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch HCl 1M thu được 18,35gam muối. Mặt khác 22,05gam X khi tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH tạo ra 28,65 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là

A. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH.                           B. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.

C. HOOC-CH2-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.          D. H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.

Câu 2: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no, mạch hở. Lấy 8,9 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư được a gam muối. Cũng lấy 8,9 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì lượng muối thu được là (a - 1,45) gam. Hai amino axit đó là

A. NH2C2H4COOH và NH2C3H6COOH.                 B. NH2CH2COOH và NH2C2H4COOH.

C. NH2CH2COOH và NH2C3H6COOH.                  D. NH2C4H8COOH và NH2C3H6COOH.

Câu 3: X là một α-amino axit mạch hở, không phân nhánh. Cứ 1 mol X tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 183,5 gam muối. Cứ 147 gam X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 191 gam muối. CTCT thu gọn của X là

A. NH2CH2CH2CH(NH2)COOH.                            B. HOOCCH(NH2)COOH.

C. HOOCCH(NH2)CH2CH2CH3.                            D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.

Câu 4: Cho α-amino axit X tác dụng với ancol đơn chức Y trong HCl khan thu được chất hữu cơ Z có CTPT là C5H12O2NCl. Cho Z tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M, đun nóng thu được 16,95 gam muối. CTCT của X là

A. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.                               B. H2N-CH2-COOH.

C. CH3-CH(NH2)-COOH.                                        D. H2N-CH2-CH2-COOH.

Câu 5: Amino axit mạch không phân nhánh X chứa a nhóm -COOH và b nhóm -NH2. Khi cho 1mol X tác dụng hết với axit HCl thu được 169,5 gam muối. Cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 177 gam muối. CTPT của X là

A. C4H7NO4.                      B. C4H6N2O2.                C. C3H7NO2.                 D. C5H7NO2.

III. Amino axit tác dụng với axit hoặc bazơ sau đó lấy sản phẩm thu được tác dụng với bazơ hoặc axit

Vận dụng cao

Câu 1: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin và axit glutamic. Để tác dụng vừa đủ với 42,8 gam hỗn hợp X cần 500 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 42,8 gam hỗn hợp X cần 40,32 lít O2 (đktc) thu được H2O, m gam CO2 và 4,48 lít N2 (đktc). Giá trị của m là

A. 59,84.                             B. 66.                             C. 63,36.                        D. 61,60.

Câu 2: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dd HCl 2M, thu được dd X. Cho NaOH dư vào dd X. Sau khi các pứ xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã pứ là:

A. 0,70.                               B. 0,50.                          C. 0,65.                          D. 0,55.

Câu 3: Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm H2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Để trung hoà hết Y cần vừa đủ 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 100.                                B. 150.                           C. 250.                           D. 200.

Câu 4: Hỗn hợp M gồm hai amino axit X và Y đều chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 (tỉ lệ mol 3 : 2). Cho 17,24 gam M tác dụng hết với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch Z. Để tác dụng hết với các chất trong Z cần 140 ml dung dịch KOH 3M. CTCT X, Y lần lượt là:

A. H2NCH2COOH, H2NC4H8COOH.                      B. H2NCH2COOH, H2NC2H4COOH.

C. H2NCH2COOH, H2NC3H6COOH.                      D. H2NC2H4COOH, H2NC3H6COOH.

Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai α-amino axit cùng số mol, đều no mạch hở, có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl tác dụng với dung dịch chứa 0,44 mol HCl được dung dịch Y. Y tác dụng vừa hết với dung dịch chứa 0,84 mol KOH. Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ sản phẩm cháy bằng dung dịch KOH dư thấy khối lượng bình tăng 65,6 g. CTCT 2 chất trong X là

A. H2NCH2COOH và C2H5CH(NH2)COOH.

B. C2H5CH(NH2)COOH và CH3CH(NH2)COOH.

C. C2H5CH(NH2)COOH và H2NCH2CH2COOH.

D. H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH.

Câu 6: Cho m gam một α-amino axit X (là dẫn xuất của benzen, chỉ chứa 1 nhóm -NH2 trong phân tử) tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch HCl 1M, dung dịch thu được sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,8M. Mặt khác, nếu đem 5m gam amino axit nói trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH rồi cô cạn sẽ thu được 40,6 gam muối khan. Số CTCT thỏa mãn của X là

A. 5.                                    B. 4.                               C. 2.                               D. 3.

4. Toán về đồng phân của amino axit

Vận dụng cao

Câu 1: Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H7O2N pứ với 100 ml dd NaOH 1,5M. Sau khi pứ xảy ra hoàn toàn, cô cạn dd thu được 11,7 gam chất rắn. CTCT thu gọn của X là

A. CH2=CHCOONH4.                                              B. HCOOH3NCH=CH2.

C. H2NCH2CH2COOH.                                            D. H2NCH2COOCH3.

Câu 2: Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có CTPT C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dd NaOH, đun nóng thu được khí Y và dd Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. CTCT thu gọn của X là

A. CH3CH2COONH4.                                              B. CH3COONH3CH3.

C. HCOONH2(CH3)2.                                              D. HCOONH3CH2CH3.

Câu 3: Cho hh X gồm hai chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7NO2 các dụng vừa đủ với dd NaOH và đun nóng, thu được dd Y và 4,48 lít hh Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dd Y thu được khối lượng muối khan là

A. 14,3 gam.                       B. 8,9 gam.                    C. 16,5 gam.                  D. 15,7 gam.

5. Toán este của amino axit

Vận dụng cao

Câu 1: Este X được điều chế từ amino axit Y và ancol etylic. Tỉ khối hơi của X so với H2  bằng 51,5. Đốt cháy hoàn toàn 10,3g X thu được 8,1 g H2O và 1,12 lít N2 (đktc). CTCT thu gọn của X là

A. H2N-CH(CH3)-COOC2H5.                                  B. H2N-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2-COO-C2H5.                                         D. H2N-(CH2)2-COO-C2H5.

Câu 2: Este A được điều chế từ amino axit B và CH3OH, = 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam A thu được 13,2gam CO2; 6,3gam H2O và 1,12 lít N2 (đktc). CTCT của A là

A. H2NC2H2COOCH3.                                             B. H2NCH2COOCH3.

C. H2NC2H4COOCH3.                                             D. H2NC3H6COOCH3.

Câu 3: A là este của axit glutamic, không tác dụng với Na. Thủy phân hoàn toàn một lượng chất A trong 100ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn, thu được một ancol B và chất rắn khan C. Đun nóng lượng ancol B trên với H2SO4 đặc ở 170oC thu được 0,672 lít olefin với hiệu suất phản ứng là 75%. Cho toàn bộ chất rắn C tác dụng với dung dịch  HCl dư rồi cô cạn, thu được m gam chất rắn khan D. Giá trị của m là

A. 10,85.                             B. 7,34.                          C. 9,52.                          D. 5,88.

Câu 4: Este X được điều chế từ amino axit A và ancol etylic. Cho 2,06 gam X hóa hơi hoàn toàn chiếm thể tích bằng thể tích của 0,56 gam N2 ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Nếu cho 2,06 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH sẽ thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối?

A. 2,2.                                 B. 1,94.                          C. 2,48.                          D. 0,96.

Câu 5: X là este tạo bởi a-amino axit Y (chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2) với ancol đơn chức Z. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch thu được 13,7 gam chất rắn và 4,6 gam ancol Z. Công thức của X là

A. CH3-CH(NH2)-COOC2H5.                                  B. CH3-CH(NH2)-COOCH3.

C. H2N-CH2-COOC2H5.                                          D. H2N-CH2-COOCH2-CH=CH2.

..

Trên đây là phần trích dẫn Lý thuyết và các dạng bài tập chuyên đề Amino axit môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Tân Lâm, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON