YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập trọng tâm về Các loại miễn dịch Sinh học 10

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu tài liệu Lý thuyết và bài tập trọng tâm về Các loại miễn dịch Sinh học 10 đến các em nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về các loại miễn dịch. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

MIỄN DỊCH

I. Lý thuyết

a. Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh. Ví dụ:

- Da và niêm mạc là bức thành không cho vi sinh vật xâm nhập (trừ khi bị 3 tổn thương).

- Đường hô hấp trên có hệ thống nhung mao chuyển động liên tục từ trong ra ngoài để hất các vi sinh vật ra khỏi cơ thể.

- Dịch axit của dạ dày phá hủy vi sinh vật mẫn cảm axit, dịch mật phân hủy vỏ ngoài chứa lipit.

- Nước mắt, nước tiểu rửa trôi vi sinh vật ra khỏi cơ thể.

- Đại thực bào và bạch cầu trung tính giết vi sinh vật theo cơ chế thực bào.

STUDY TIP

Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.

b. Miễn dịch đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập, được chia làm hai loại: Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.

Miễn dịch thể dịch:

- Miễn dịch thể dịch là miễn dịch sản xuất ra kháng thể. Có tên gọi như vậy vì kháng thể nằm trong thể dịch (máu, sữa, dịch bạch huyết).

- Kháng nguyên là chất lạ, thường là prôtêin, có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch (miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào). Ví dụ: kháng nguyên virut, vi khuẩn.

- Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.

- Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể khớp với nhau như khóa với chìa. Điều đó có nghĩa là kháng nguyên nào kháng thể nấy. Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo thành.

Miễn dịch tế bào:

- Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc (có nguồn gốc từ tuyến ức).

- Tế bào này khi phát hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra prôtêin độc để làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được. Trong bệnh do virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.

c. Phòng chống bệnh truyền nhiễm

Ngày nay, nhờ có thuốc kháng sinh mà hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều được chữa khỏi và khó có thể trở thành đại dịch, ngoại trừ bệnh virut. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vacxin, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Miễn dịch là

A. Khả năng không truyền bệnh cho các cá thể khác

B. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh

C. Khả năng khỏi bệnh sau khi bị nhiễm bệnh

D. Cả A, B và C

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 2: Miễn dịch không đặc hiệu có đặc điểm nào sau đây?

A. Có tính bẩm sinh

B. Là miễn dịch học được

C. Có tính tập nhiễm

D. Là miễn dịch tập nhiễm nhưng không bền vững, sinh vật chỉ có khả năng kháng bệnh một thời gian ngắn sau khi bị bệnh

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 3: Miễn dịch đặc hiệu

A. Có tính bẩm sinh

B. Có tính bẩm sinh hoặc tập nhiễm tùy từng loại

C. Có tính tập nhiễm

D. Không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 4: Điều nào sau đây là đặc điểm riêng của miễn dịch thể dịch?

A. Đều là miễn dịch không đặc hiệu

B. Có sự hình thành kháng nguyên

C. Tế bào T độc tiết ra protein độc có tác dụng làm tan tế bào bị nhiễm virut

D. Có sự hình thành kháng thể

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Câu 5: Biện pháp nào sau đây có thể áp dụng để phòng tránh bệnh lây nhiễm:

A. Tiêm vacxin phòng bệnh

B. Giữ vệ sinh và nhân và môi trường.

C. Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

D. Cả A, B và C

Hướng dẫn giải

Để phòng tránh bệnh lây nhiễm, ta có thể áp dụng đồng thời nhiều biện pháp:

+ Tiêm vacxin phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

+ Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.

+  Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Biện pháp nào thường không sử dụng để phòng tránh bệnh lây nhiễm:

A. Tiêm vacxin phòng bệnh

B. Di chuyển hết dân cư ra khỏi vùng dịch

C. Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

D. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường.

Hướng dẫn giải

Để phòng tránh bệnh lây nhiễm, người ta thường áp dụng các biện pháp:

+ Tiêm vacxin phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

+ Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.

+ Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Một trong các biện pháp phòng tránh bệnh lây nhiễm là tiêm vacxin, vacxin có bản chất là:

A. Kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh

B. Tế bào lympho B có khả năng tiết kháng thể

C. Mầm bệnh hay những thành phần tương tự mầm bệnh đã được làm giảm độc lực hay hoạt tính.

D. Tế bào lympho T

Hướng dẫn giải

Vacxin là chế phẩm sinh học có chứa mầm bệnh hay những thành phần tương tự mầm bệnh đã được làm giảm độc lực hay hoạt tính.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Chế phẩm sinh học có chứa mầm bệnh hoặc tương tự mầm bệnh nhưng đã được làm giảm độc lực hay hoạt tính là:

A. Kháng thể

B. Thuốc kháng sinh

C. Hoocmôn.

D. Vacxin

Hướng dẫn giải

Vacxin là chế phẩm sinh học có chứa mầm bệnh hay những thành phần tương tự mầm bệnh đã được làm giảm độc lực hay hoạt tính.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Vì sao tiêm vacxin sẽ giúp phòng tránh bệnh lây nhiễm:

A. Vacxin giúp làm tăng cường hệ miễn dịch bẩm sinh của cơ thể

B. Vacxin giúp giúp cơ thể làm quen mầm bệnh, hình thành trí nhớ miễn dịch.

C. Vacxin bổ sung thêm lượng kháng thể cho cơ thể.

D. Vacxin bổ sung thêm lượng tế bào lympho B cho hệ miễn dịch.

Hướng dẫn giải

Khi đưa vào cơ thể, vacxin kích hoạt các phản ứng miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể, giúp cơ thể làm quen mầm bệnh, hình thành trí nhớ miễn dịch. Trong lần xâm nhập tiếp theo của tác nhân gây bệnh, miễn dịch đặc hiệu của cơ thể sẽ được hình thành nhanh hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Vacxin có đặc điểm gì giúp cơ thể phòng tránh bệnh truyền nhiễm ?

A. Vacxin giúp cơ thể làm quen mầm bệnh, hình thành trí nhớ miễn dịch

B. Vacxin kích hoạt các phản ứng miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể.

C. Trong lần xâm nhập tiếp theo của tác nhân gây bệnh, miễn dịch đặc hiệu của cơ thể sẽ được hình thành nhanh hơn và hoạt động hiệu quả hơn

D. Cả A, B và C.

Hướng dẫn giải

Khi đưa vào cơ thể, vacxin kích hoạt các phản ứng miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể, giúp cơ thể làm quen mầm bệnh, hình thành trí nhớ miễn dịch. Trong lần xâm nhập tiếp theo của tác nhân gây bệnh, miễn dịch đặc hiệu của cơ thể sẽ được hình thành nhanh hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Chỉ tiêm phòng vacxin khi:

A. Đang bị kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.

B. Cơ thể đã mắc bệnh 1 lần.

C. Biết bệnh đó có thực sự nguy hiểm hay không.

D. Cơ thể khỏe mạnh.

Hướng dẫn giải

Chỉ tiêm phòng vacxin khi cơ thể khỏe mạnh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Không tiêm phòng vacxin khi nào:

A. Đang bị kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.

B. Cơ thể đang mắc bệnh.

C. Cơ thể đang khỏe mạnh.

D. Cả A, B.

Hướng dẫn giải

Chỉ tiêm phòng vacxin khi cơ thể khỏe mạnh.

Không tiêm phòng vacxin khi cơ thể đang mắc bệnh, đang bị kháng nguyên xâm nhập.

Đáp án cần chọn là: D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập trọng tâm về Các loại miễn dịch Sinh học 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON