YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập quá trình Giảm phân Sinh học 10

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về quá trình giảm phân HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập quá trình Giảm phân Sinh học 10 bao gồm các kiến thức lý thuyết và các bài tập tự luyện. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK

GIẢM PHÂN

A. Lý thuyết

Giảm phân là cơ chế hình thành các tế bào sinh dục đực và cái với số lượng NST giảm đi một nửa, tham gia vào quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử phát triển thành cơ thể mới mang bộ NST đặc trưng cho loài.

STUDY TIP

Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở vùng chín của tế bào sinh dục. Gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng chỉ có 1 lần NST nhân đôi. Từ 1 tế bào mẹ ban đầu qua giảm phân cho 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa.

1. Giảm phân 1

Trước khi đi vào giảm phân, NST nhân đôi thành NST kép

Kì đầu 1:

- NST kép bắt đôi nhau theo từng cặp tương đồng, các NST dần dần co xoắn lại.

- Các NST kép đẩy nhau ra từ phía tâm động

- Trong quá trình bắt chéo giữa các NST tương đồng có thể có trao đổi các đoạn crômatit cho nhau.

- Màng và nhân con biến mất, thoi vô sắc hình thành. NST lúc này là 2n (kép).

Kì giữa 1:

- NST tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo. Đây là kì nhìn rõ nhiễm sắc thể nhất.

- Thoi vô sắc từ hai cực tế bào đính vào một phía của mỗi NST kép.

Kì sau 1:

- Mỗi NST kép trong cặp tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc về một cực của tế bào. NST ở trạng thái kép 2n (kép).

Kì cuối 1:

- NST kép dần dần tháo xoắn.

- Màng nhân và nhân con dần được hình thành, thoi vô sắc dần tiêu biến. NST ở trạng thái kép n (kép).

STUDY TIP

Kì giữa nguyên phân và giảm phân II NST kép chỉ xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Còn kì giữa giảm phân I các NST kếp xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

2. Giảm phân 2

Kì đầu 2:

- NST đóng xoắn cực đại, màng và nhân con biến mất.

- Thoi vô sắc xuất hiện.

Kì giữa 2:

- NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Thoi vô sắc đính vào 2 phía của NST kép.

Kì sau 2:

NST tại tâm động trượt trên thoi vô sắc về 2 cực của tế bào.

Kì cuối 2

NST dãn xoắn. Màng nhân và nhân con xuất hiện, màng tế bào hình thành.

Kết quả: Từ 1 tế bào có bộ NST 2n qua phân chia giảm phân tạo ra 4 tế bào con có bộ NST là n.

STUDY TIP

Sauk hi kết thúc giảm phân 1 tế bào tiếp tục đi vào giảm phân 2 mà không nhân đôi NST. Giai đoạn chuẩn bị cho tổng hợp các chất cần thiết cho quá trình phân bào.

So sánh nguyên phân và giảm phân

Giống nhau:

- Có thoi phân bào.

- Ở kì giữa lần phần II của giảm phân NST có trạng thái giống các NST ở kì giữa nguyên phân: Các cặp NST kép xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo.

- NST đều trải qua biến đổi: nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân li về hai cực của tế bào, tháo xoắn.

- Đều là một trong những cơ chế giúp duy trì sự ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ.

Khác nhau:

Nguyên phân

Giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và vùng sinh sản của tế bào sinh dục.

- Gồm 1 lần phân bào và 1 lần 1 NST nhân đôi.

- Là quá trình nguyên nhiễm từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống với mẹ có bộ NST 2n.

- Là cơ sở hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật

- Xảy ra ở vùng chín của tế bào sinh dục.

 

- Gồm 2 lần phân bào với 2 lần NST nhân đôi.

- Là quá trình giảm nhiễm từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con với bộ NST n.

- Là cơ sở hình thức sinh sản hữu tính ở sinh vật.

B. Luyện tập

Câu 1: Giảm phân chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào sinh dưỡng

B. Tế bào giao tử

C. Tế bào sinh dục chín

D. Hợp tử

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?

A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo

B. Có sự phân chia của tế bào chất

C. Có sự phân chia nhân

D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép

Câu 3: Trong giảm phân, các NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở

A. kì giữa I và kì sau I                       B. kì giữa II và kì sau II

C. kì giữa I và kì giữa II                     D. cả A và C

Câu 4: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là

A. Các NST đều ở trạng thái đơn

B. Các NST đều ở trạng thái kép

C. Có sự dãn xoắn của các NST

D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào

Câu 5: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở chu kì nào trong giảm phân?

A. kì đầu I   B. kì giữa I

C. kì đầu II   D. kì giữa II

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân?

A. Phân li các NST đơn

B. Phân li các NST kép, không tách tâm động

C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào

D. Tách tâm động rồi mới phân li

Câu 7: Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây?

A. Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào

B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào

C. Mỗi chiếc về một cực tế bào

D. Đều nằm ở giữa tế bào

Câu 8: Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có

A. nNST đơn, dãn xoắn

B. nNST kép, dãn xoắn

C. 2n NST đơn, co xoắn

D. n NST đơn, co xoắn

Câu 9: Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là

A. Tương tự như quá trình nguyên phân

B. Thể hiện bản chất giảm phân

C. Số NST trong tế bào là n ở mỗi kì

D. Có xảy ra tiếp hợp NST

Câu 10: Trong giảm phân II, các NST có trạng thái kép ở các kì nào sau đây?

A. Kì sau II, kì cuối II và kì giữa II

B. Kì đầu II, kì cuối II và kì sau II

C. Kì đầu II, kì giữa II

D. Tất cả các kì

ĐÁP ÁN

1C

2A

3C

4D

5A

6B

7C

8B

9A

10D

{-- Để xem nội dung đề và đáp án từ câu 11-15 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập quá trình Giảm phân Sinh học 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON