HOC247 xin gửi đến các em nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm ôn tập kiến thức Nguyên phân Sinh học 10 để giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về quá trình nguyên phân trong chương trình Sinh học 10 bao gồm các kiến thức lý thuyết và bài tập tự luyện. Mời các em cùng tham khảo.
NGUYÊN PHÂN
A. Lý thuyết
1. Các giai đoạn của chu kỳ tế bào
Kì trung gian: Gồm 3 pha là
- Pha : Tế bào tổng hợp các chất cho sự sinh trưởng
- Pha S: Nhân đôi ADN, NST ở trạng thái kép
- Pha : Tổng hợp nốt các chất cần thiết để chuẩn bị cho quá trình nguyên phân diễn ra.
Chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặc chẽ. Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của cùng một cơ thể động vật, thực vật là rất khác nhau và được điều khiển nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
STUDY TIP Trong chu kì tế bào, kì trung gian chiếm phần lớn thời gian diễn ra chu kì tế bào |
2. Nguyên phân
- Nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và vùng sinh sản của tế bào sinh dục.
- Trao đổi chéo có thể xảy ra ở nguyên phân nhưng rất rất hiếm.
- Gồm kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
Quá trình nguyên phân diễn ra như sau:
- Kì đầu: NST đần co xoắn, màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện. NST ở trạng thái kép (2n).
- Kì giữa: NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. NST ở trạng thái kép (2n).
- Kì sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau về hai cực của tế bào. NST ở trạng thái đơn (4n).
- Kì cuối: NST dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện. NST ở trạng thái đơn (2n).
LƯU Ý Các NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn. |
Ý nghĩa của nguyên phân:
+ Đối với sinh vật đơn bào: nguyên phân là cơ chế sinh sản.
+ Đối với sinh vật đa bào: nguyên phân giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, tái sinh mô và các bộ phận bị tổn thương.
Kết quả: Qua quá trình nguyên phân, từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với bộ NST của tế bào mẹ.
STUDY TIP Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn về dạng sợi mảnh (như trên hình) giúp thực hiện việc nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và protein, chuẩn bị cho chu kì sau. |
B. Luyện tập
Câu 1: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân
C. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau
Câu 2: Có các phát biểu sau về kì trung gian:
(1) Có 3 pha: G1, S và G2
(2) Ở pha G1, thực vật tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng
(3) Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép
(4) Ở pha S, tế bào tổng hợp những gì còn lại cần cho phân bào
Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. (1), (2)
B. (3), (4)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
Câu 3: Loại tế bào nào sau đây không thực hiện quá trình nguyên phân?
A. Tế bào vi khuẩn
B. Tế bào thực vật
C. Tế bào động vật
D. Tế bào nấm
Câu 4: Bệnh ung thư là 1 ví dụ về
A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể
B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể
C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định
D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi
Câu 5: Trật tự hai giai đoạn chính của nguyên phân là
A. tế bào phân chia → nhân phân chia
B. nhân phân chia → tế bào chất phân chia
C. nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc
D. chỉ có nhân phân chia, còn tế bào chất thì không phân chia
{-- Để xem nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !