YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập Tác động của thạch quyển đến địa hình Địa lí 10

Tải về
 
NONE

Để giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về sự tác động của thạch quyển đến địa hình trong chương trình Địa lí 10 HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Tác động của thạch quyển đến địa hình Địa lí 10. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TÁC ĐỘNG CỦA (BỀ MẶT) ĐẤT ĐẾN ĐỊA HÌNH

A. Lý thuyết trọng tâm

- Bề mặt thạch quyển của Trái đất được cấu tạo bởi nhiều loại khoáng vật và đá khác nhau. Tốc độ phá huỷ đá, khoáng vật trong quá trình phong hóa ngoài phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu, sinh vật ... còn phụ thuộc vào đặc điểm của đá, khoáng vật như thành phần khoáng vật, cấu trúc tinh thể, độ rắn, tính phân lớp, độ bền vững ...

- Đá chứa nhiều loại khoáng kém bền vững như thạch cao, canxit, đôlômit, ôlêvin ... thì dễ bị phá huỷ. Những nơi đá dễ thấm nước và dễ hoà tan như đá vôi, thạch cao, do tác động của nước trên mặt, nước ngầm và khí cacbonic đã xuất hiện các dạng địa hình đặc biệt như địa hình cacxtơ. Các khoáng vật silicat càng chứa nhiều cation, hoặc hàm lượng Si02 càng thấp, thì độ bền phong hóa càng thấp. 

- Những loại đá chứa nhiều khoáng vật sẽ có nhiều hệ số dãn nở khác nhau, do đó bị phá huỷ dễ dàng hơn những loại đá chứa ít khoáng vật. Đá có màu thẫm sẽ hấp thụ nhiệt mạnh hơn, vì vậy dễ bị phá huỷ hơn đá sáng màu ... 

- Các sản phẩm của quá trình phong hoá một phần bị nước hoặc gió cuốn đi, phần còn lại phủ trên bề mặt đá gốc tạo thành lớp vỏ phong hoá, tạo ra vật liệu cho quá trình vận chuyển và bồi tụ.

B. Bài tập vận dụng

Câu 1: Thạch quyển bao gồm

A. Bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.

B. Tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit.

C. Phần trên của lớp manti và lớp vỏ trái đất.

D. Lớp vỏ trái đất.

Câu 2: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có

A. độ dài lớn hơn, không có tầng granit.

B. độ dài nhỏ hơn, có tầng granit.

C. độ dài lớn hơn, có tầng granit.

D. độ dài nhỏ hơn, không có tầng granit.

Câu 3: Dựa vào hình 7.3 - Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển và hình 10 - Các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa Lí 10, có thể thấy động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.

B. nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.

C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.

D. nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.

Câu 4: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a ở Châu Á hình thành là do

A. Sự đụng độ giữa mảng Thái Bình Dương với mảng Âu – Á.

B. Sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ - Australia với mảng Âu – Á.

C. Sự đụng độ giữ mảng Phi với mảng Âu – Á.

D. Sự đụng độ giữa mẩng Bắc Mĩ với mảng Âu – Á.

Câu 5: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mĩ được hình thành là do

A. Mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

B. Mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Na – zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

D. Mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-9 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Tác động của thạch quyển đến địa hình Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON