YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập chủ đề Quan hệ giữa khí hậu-địa hình-đất-sinh vật Địa lí 10

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về các tác động qua lại giữa khí hậu, địa hình, đất và sinh vật trong chương trình Địa lí 10 đã học qua nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập chủ đề Quan hệ giữa khí hậu-địa hình-đất-sinh vật Địa lí 10. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN: KHÍ HẬU – ĐỊA HÌNH – ĐẤT – SINH VẬT

A. Lý thuyết trọng tâm

Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí tồn tại và phát triển theo những quy luật riêng của nó. Tuy nhiên, không một thành phần nào lại tồn tại và phát triển một cách cô lập, nghĩa là không chịu ảnh hưởng của các thành phần khác và ngược lại không phát huy tác dụng ảnh hưởng của mình tới các thành phần khác. Sự trao đổi không ngừng vật chất và năng lượng giữa các thành phần bộ phận cấu tạo đã qui định tính hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Sự phối hợp hoạt động của tất cả các thành phần biến chúng thành một hệ thống thống nhất, trong đó thành phần này phụ thuộc và tác động đến thành phần kia.

1. Tác động của khí hậu, sinh vật, đất đến địa hình.

Địa hình là tập hợp các dạng lồi lõm trên bề mặt Trái Đất. Địa hình bề mặt thạch quyển là kết quả tác động tương hỗ giữa các quá trình nội sinh và ngoại sinh được thể hiện trên bề mặt Trái Đất Địa hình bề mặt Trái Đất rất đa dạng. Trên các lục địa hay ở đáy đại dương cũng có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, nơi gồ ghề. Nơi cao nhất trên thế giới lên đến gân 9000m, còn nơi sâu nhất ở đáy đại dương cũng xuống tới hơn 11000m. Nguyên nhân của sự khác biệt đó là do tác động của hai lực đối nghịch nhau: nội lực và ngoại lực. Tác động của nội lực thường làm cho địa hình bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình. Dựa vào quá trình hình thành, có thể chia địa hình bề mặt Trái Đất thành: địa hình kiến tạo (quá trình nội lực đóng vai trò chủ yếu) và địa hình bóc mòn – bồi tụ (quá trình ngoại lực đóng vai trò chủ yếu.)

Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nép, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất ... 

Ngoại lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực. Các quá trình ngoại lực bao gồm: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời. Tác nhân ngoại lực là các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa...), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển…), sinh vật (động, thực vật), con người.

2. Tác động của địa hình, sinh vật, đất đến khí hậu.

Thời tiết là trạng thái của khí quyển ở khu vực hay địa điểm nào đó vào một thời điểm cụ thể ; nó được đặc trưng bởi các trị số về nhiệt độ, mây, mưa, độ ẩm tương đối, gió, vv… của thời điểm đó, được gọi là các yếu tố khí tượng hay các yếu tố thời tiết. Thời tiết có tính chất không ổn định, hay thay đổi bất thường.

Khí hậu là trạng thái của khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mua, lượng nước bốc hơi, lượng mây, gió, ... đó là các yếu tố khí hậu. Như vậy khí hậu là trị số trung bình nhiều năm của thời tiết. Khí hậu có tính chất ổn định, ít thay đổi.

Khí hậu trên Trái Đất rất khác nhau giữa các khu vực, giữa các địa phương, ... Sự khác nhau đó được tạo ra bởi các nhân tố địa lí của khí hậu là: vĩ độ, địa hình, lớp phủ thực vật, lục địa đại dương, ... Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề tác giả xin tập trung vào tác động của nhân tố địa hình và sinh vật.

B. Bài tập vận dụng

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân chủ yếu xảy ra phong hóa lí học?

A. Tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm.

B. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.

C. Sự đóng băng của nước.

D. Tác động con người.

Câu 2: Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do

A. Tác dụng của gió, nước mưa

B. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động con người.

C. Nguốn nhiệt độ cao từ dung nhan trong lòng đất

D. Tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.

Câu 3: Quá trình làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó được gọi là

A. quá trình phá hủy.

B. quá trình tích tụ.

C. qua trình bóc mòn.

D. quá trình vận chuyển.

Câu 4: Sự tích tụ các vật liệu phá huỷ cón được gọi là

A. bồi tụ.        B. nén ép.        C. vận chuyển.                        D. bóc mòn.

Câu 5: Bồi tụ được hiểu là quá trình

A. Tích tụ các vật liệu phá huỷ.

B. Nén ép các vật liệu dưới tác dụng của hiện tượng uốn nếp.

C. Tích tụ các vật liệu trong lòng đất.

D. Tạo ra các mỏ khoáng sản.

{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập chủ đề Quan hệ giữa khí hậu-địa hình-đất-sinh vật Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON