YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập Tác động của địa hình đến Gió phơn Địa lí 10

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Tác động của địa hình đến Gió phơn Địa lí 10 để giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về sự hình thành và ảnh hưởng của gió phơn trong chương trình Địa lí 10.

ADSENSE

GIÓ PHƠN

A. Lý thuyết trọng tâm

- Những đợt gió khô nóng thổi từ trên núi xuống gọi là gió fơn. Trong các đợt gió fơn mạnh, nhiệt độ có khi lên rất cao độ ẩm tương đối giảm mạnh, có khi đạt đến giá trị rất thấp. Thời gian của những đợt gió fơn có thể từ vài giờ đến vài ba ngày. Gió fơn thấy ở nhiều nơi trên thế giới như ở tây Capcadơ, ở Trung Á, châu Mĩ và trong nhiều hệ thống núi khác. Ở Việt Nam có gió tây khô nóng (gió Lào).

- Gió fơn có thể xuất hiện ở hệ thống núi dài, cao bất kì nơi nào, khi hai bên dãy núi có sự chênh lệch lớn về áp suất, các dòng không khí phải vượt qua sống núi di chuyển từ nơi áp cao đến nơi áp thấp; khi đến sườn đón gió chúng không thể rẽ ngang được, bắt buộc phải vượt qua sống núi. Ở sườn đón gió, không khí chuyển động đi lên, nhiệt độ giảm theo tiêu chuẩn của khí ẩm (trung bình cứ lên cao 100m thì giảm 0,60C), không khí bị lạnh đi, nhiệt độ xuống dưới điểm sương, sự ngưng kết hơi nước được diễn ra, mây hình thành và mưa rơi xuống từ các đám mây bên sườn đón gió. Khi các dòng không khí vượt qua sống núi sang sườn khuất gió, hơi nước đã giảm nhiều, bắt đầu chuyển động đi xuống và nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô xuống núi (trung bình cứ hạ thấp 100m thì tăng 10C) nên độ ẩm tương đối hạ xuống. Vì vậy mà ở sườn khuất gió có gió nóng và khô, đó chính là gió fơn.

- Lưu ý: rằng gió phơn có nơi nóng, nhưng có nơi gió phơn không nóng. Nếu nhiệt độ của gió ở sườn đón gió tương đối cao thì sang sườn khuất gió nhiệt độ tăng cao, gió rất khô nóng (ví dụ gió phơn tây nam ở Bắc Trung Bộ nước ta). Nếu nhiệt độ của sườn đón gió thấp, tuy đã tăng khi vượt núi hạ xuống bên kia sườn khuất gió, nhưng nhiệt độ văn không cao (ví dụ: gió Ô Quy Hồ ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai nước ta). 

Gió phơn.

B. Bài tập vận dụng

Câu 1: Ở vùng Nam Á, Đông Nam Á vào mùa hè có gió mùa thổi theo hướng:

A. Đông Bắc.

B. Đông Nam.

C.Tây Bắc.

D. Tây Nam.

Đáp án D.

Câu 2: Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chắn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Sau khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở sườn phía đông?

A. tiếp tục gây mưa lớn và kéo dài.

B. hiệu ứng phơn khô nóng.

C. thời tiết lạnh, khô.

D. thời tiết mát mẻ, ôn hòa.

Đáp án B.

Giải thích: Vào đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chắn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (đặc biệt là ven biển Bắc Trung Bộ) khối khí này bị biến tính trở nên khô nóng (do lượng ẩm đã mất đi nhiều khi gây mưa ở sườn tây kết hợp với nhiệt độ tăng lên khi đi từ đỉnh núi xuống vùng đồng bằng thấp phía dưới) => Hình thành gió phơn khô nóng.

Câu 3: Gió phơn ảnh hưởng mạnh nhất đến vùng nào ở nước ta?

A. Đông Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Bắc.

D. Tây Nguyên.

Đáp án B.

Giải thích: Vào đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chắn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (đặc biệt là ven biển Bắc Trung Bộ) khối khí này bị biến tính trở nên khô nóng (do lượng ẩm đã mất đi nhiều khi gây mưa ở sườn tây kết hợp với nhiệt độ tăng lên khi đi từ đỉnh núi xuống vùng đồng bằng thấp phía dưới). Như vây, gió phơn ảnh hưởng nhiều nhất đến vùng Bắc Trung Bộ ở nước ta.

Câu 4: Tại sao khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi?

A. Gió mùa.

B. Gió Mậu dịch.

C. Gió đất, gió biển.

D. Gió Tây ôn đới.

Đáp án A.

Giải thích: Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là do nước ta là một trong các nước ở châu Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa (mùa đông có gió mùa Đông Bắc, mùa hạ có gió mùa Tây Nam (Đông Nam ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ)).

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Tác động của địa hình đến Gió phơn Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF