YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập Ảnh hưởng các tác động địa hình đến độ ẩm không khí Địa lí 10

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Ảnh hưởng các tác động địa hình đến độ ẩm không khí Địa lí 10 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về những ảnh hưởng của địa hình đến độ ẩm không khí trong chương trình Địa lí 10. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TÁC ĐỘNG CỦA ĐỊA HÌNH ĐẾN ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ

A. Lý thuyết trọng tâm

- Độ cao cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ ẩm không khí.

- Càng lên cao độ ẩm tuyệt đối càng giảm. Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước được tính bằng gam có trong 1m3 không khí. Không khí ở sát mặt đất thường chứa rất nhiều hơi nước, do kết quả của hiện tượng bốc hơi từ mặt đất và mặt nước lên nhưng càng lên cao hơi nưóc càng ít.

- Càng lên cao, độ ẩm bão hòa càng giảm. Độ ẩm bão hòa là lượng hơi nước tối đa mà 1m3 không khí có thể chứa được. Độ ẩm bão hòa thay đổi theo nhiệt độ của không khí. Nhiệt độ càng cao thì không khí chứa được càng nhiều hơi nước, nghĩa là độ ẩm bão hòa càng cao. Càng lên cao, nhiệt độ trung bình của không khí giảm dần, tương ứng độ ẩm bão hòa cũng giảm dần. 

- Thông thường thì từ mặt đất lên đến một kilômet độ ẩm tương đối tăng ít nhiều theo chiều cao, rồi sau đó thì giảm dần.

- Độ ẩm tương đối là tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm bão hoà của không khí ở cùng nhiệt độ. Độ ẩm tương đối phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là nhiệt độ không khí. Độ ẩm tương đối tỉ lệ nghịch với nhiệt độ không khí.

- Càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm thì độ ẩm bão hoà càng giảm nên độ ẩm tương đối càng tăng lên. Tuy nhiên độ ẩm tương đối chỉ tăng đến một độ cao nhất định vì ¾ lượng hơi nước tập trung ở độ cao dưới 4km trở xuống, lên cao nữa không khí khô vì ít hơi nước.

Sườn khuất gió thường có độ ẩm tương đối thấp vì không khí ở sườn khuất gió khi xuống núi nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn của không khí khô xuống núi (trung bình cứ hạ thấp 100m thì tăng 10C) nên độ ẩm bão hoà tăng; độ ẩm tương đối giảm. 

B. Bài tập vận dụng

Câu 1. Khu vực thống trị của các khu khí áp cao ở vùng cận chí tuyến thường là nơi

A. các hoang mạc lớn trên thế giới.

B. tập trung nhiều núi lửa, động đất.

C. nhiều thiên tai thiên nhiên.

D. lớp phủ thực vật rất phát triển.

Đáp án A.

Giải thích: Ở khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến -> nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Do vậy, dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn. Một số hoang mạc tiêu biểu như Xahara, Gô-bi,…

Câu 2. Gió Tây ôn đới và gió mùa sẽ gây ảnh hưởng nào dưới đây cho vùng chúng thổi đến?

A. Gây ra hiện tượng phơn.

B. Gây nên khô hạn, nền nhiệt cao.

C. Gây mưa lớn, nhiều.

D. Gây tình trạng nồm, khô.

Đáp án C.

Giải thích:

- Miền có gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, tây Bắc Mĩ).

- Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa).

=> Các loại gió mang mưa nhiều cho vùng chúng thổi đế là gió Tây ôn đới và gió mùa.

Câu 3. Nhận định nào dưới đây chính xác nhất?

A. Chỉ có frông nóng gây mưa còn frông lạnh không gây mưa.

B. Khi xuất hiện frông, không khí lạnh bị bốc lên cao hình thành mây, gây mưa.

C. Khi xuất hiện frông, không khí nóng luôn nằm trên khối không khí lạnh.

D. Khi xuất hiện frông, không khí sẽ không có sự nhiễu động nào.

Đáp án C.

Giải thích:

- Dọc các frông nóng và lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa. Như vậy:

+ Cả frông nóng và lạnh đều gây mưa => Nhận xét A không đúng.

+ Khi xuất hiện frông, không khí nóng bị bốc lên cao hình thành mây, mưa => nhận xét B không đúng.

+ Khi xuất hiện frông, không khí nóng luôn nằm trên khối không khí lạnh => nhận xét C đúng.

- Dọc các frông là nơi tranh chấp giữa khối không khí nóng và lạnh dẫn đến nhiễu loạn không khí => Nhận xét D không đúng.

Câu 4: Các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do:

A. Đây là khu vực nhận được nguồn bức xạ từ Mặt Trời lớn.

B. Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

C. Đây là khu vực thống trị của các khu khí áp cao.

D. Có lớp phủ thực vật thưa thớt.

Đáp án C.

Giải thích: Ở khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Do vậy, dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn

Câu 5. Trên những sườn núi cao đón gió, càng lên cao lượng mưa trong năm càng lớn, nhưng đến một độ cao nhất định độ ẩm giảm nên

A. lượng mưa trong năm lại ít.

B. lượng mưa trong năm tăng mạnh.

C. có nhiệt độ thấp, khí áp cao và ít mưa.

D. không có hiện tượng mưa nữa.

Đáp án A.

Giải thích: Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, gây mưa lớn (đặc biệt ở sườn núi đón gió), đến một độ cao nhất định độ ẩm giảm (do gió gây mưa nhiều ở sườn núi, lên đến đỉnh độ ẩm giảm đi nhiều) nên lượng mưa giảm. Do vậy, ở đỉnh núi cao thường có mưa ít.

{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-8 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Ảnh hưởng các tác động địa hình đến độ ẩm không khí Địa lí 10​. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF