YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập chuyên đề chất oxi hóa, chất khử - sự oxi hóa, sự khử môn Hóa học 10 năm 2021

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Lý thuyết và bài tập chuyên đề chất oxi hóa, chất khử - sự oxi hóa, sự khử môn Hóa học 10 năm 2021, được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em tự luyện tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

1. LÍ THUYẾT

1.1. Khái niệm

- Chất khử là chất nhường electron

- Chất oxi hóa là chất nhận electron

- Sự khử là quá trình nhận electron

- Sự oxi hóa là sự nhường electron.

→ Chất và sự ngược nhau

1.2. Cách xác định chất oxi hóa chất khử

- Cần nhớ: Khử cho tăng, O nhận giảm

Nghĩa là chất khử cho electron số oxi hóa tăng, chất oxi hóa nhận electron số oxi hóa giảm.

- Để xác định được chất oxi hóa chất khử đúng ta dựa vào một số kinh nghiệm sau:

* Chất vừa có tính oxi hóa khử là những chất:

- có nguyên tố có số oxi hóa trung gian như FeO, SO2, Cl2

- có đồng thời nguyên tố có soh thấp và nguyên tố có soh cao ( thường gặp các hợp chất của halogen, NO3-) như: HCl, NaCl, FeCl3, HNO3, NaNO3….

* Chất chỉ có tính khử: là những chất chỉ có nguyên tố có số oxi hóa thấp thể hiện tính chất như H2S, NH3

* Chất chỉ có tính oxi hóa là nhưng chất chỉ có nguyên tố có số oxi hóa cao thể hiện tính chất như F2, O2, O3….

2. LUYỆN TẬP

Câu 1. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.                 

B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.                

D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Câu 2. Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là

A. chất xúc tác.          

B. chất oxi hoá.          

C. môi trường.                       

D. chất khử.

Câu 3. Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại

A. Ba.                         

B. K.                          

C. Fe.                         

D. Na.

Câu 4. SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với

A. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.                        

B. dung dịch KOH, CaO, nước Br2.

C. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.                       

D. H2S, O2, nước Br2.

Câu 5. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư

A. kim loại Cu.           

B. kim loại Ba.           

C. kim loại Ag.          

D. kim loại Mg.

Câu 6. Cho các phản ứng sau:

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.          

2HCl + Fe → FeCl2 + H2.

14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.         

6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là

A. 3.                           

B. 4.                           

C. 2.                           

D. 1.

Câu 7. Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là

A. 6.                           

B. 5.                           

C. 7.                           

D. 4.

Câu 8. Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2-, Cl-. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là

A. 5.                           

B. 6.                           

C. 4.                           

D. 3.

Câu 9. Cho các phản ứng sau:

(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O.                

(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.

(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O.            

(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A. 2.                           

B. 3.                           

C. 1.                           

D. 4.

Câu 10. Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là

A. 2.                           

B. 4.                           

C. 3.                           

D. 5.

Câu 11. Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín: 1 Fe + S (r), 2 Fe2O3 + CO (k), 3 Au + O2 (k), 4 Cu + Cu(NO3)2 (r), 5 Cu + KNO3 (r), 6 Al + NaCl (r). Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là:

A. 1, 4, 5.                   

B. 2, 3, 4.                   

C. 1, 3, 6.                   

D. 2, 5, 6.

Câu 12. Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?

A. S + 2Na → Na2S                               

B. S + 3F2 → SF6

C. S + 6HNO3 đặc  → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O  

D. 4S + 6NaOH đặc  → 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O

Câu 13. Cho dãy các chất và ion: Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, Na+, Fe2+, Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử là

A. 4.                           

B. 6.                           

C. 8.                           

D. 5.

Câu 14. Cho các phản ứng:

(a) Sn + HCl loãng →                        

(b) FeS + H2SO4 loãng →

(c) MnO2 + HCl đặc →                      

(d) Cu + H2SO4 đặc →

(e) Al + H2SO4 loãng →                    

(g) FeSO4 + KmnO4 + H2SO4

Số phản ứng mà H+ đóng vai trò chất oxi hóa là

A. 3.                           

B. 5.                           

C. 6.                           

D. 2.

Câu 15. Cho dãy gồm các phân tử và ion: Zn, S, FeO, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

A. 5.                           

B. 6.                           

C. 7.                           

D. 4.

Câu 16. Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau:

(a) 2C + Ca → CaC2              

(b) C + 2H2 → CH4

(c) C + CO2 → 2CO             

(d) 3C + 4Al→ Al4C3

Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng

A. (a).             

B. (c).             

C. (d).            

D. (b).

Câu 17. Cho phương trình hóa học của phản ứng: 2Cr + 3Sn2+  → 2Cr3+ + 3Sn.

Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?

A. Sn2+ là chất khử, Cr3+ là chất oxi hóa.    

B. Cr là chất oxi hóa, Sn2+ là chất khử.

C. Cr là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa.        

D. Cr3+ là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa.

Câu 18. Cho các phương trình phản ứng sau:

(a) Fe + 2HCl →  FeCl2 + H2.

(b) Fe3O4 + 4H2SO4  →  Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O.

(c) 2KMnO4 + 16HCl →  2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

(d) FeS + H2SO4  →  FeSO4 + H2S.

(e) 2Al + 3H2SO4  →  Al2(SO4)3 + 3H2.

Trong các phản ứng trên, số phản ứng mà ion H+ đóng vai trò chất oxi hóa là

A. 1.                           

B. 3.                           

C. 2.                           

D. 4.

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Lý thuyết và bài tập chuyên đề chất oxi hóa, chất khử - sự oxi hóa, sự khử môn Hóa học 10 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF