YOMEDIA

Lý thuyết ôn tập Các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên Địa lý 10

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về tài nguyên thiên nhiên ở trên thế giới thông qua nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập Các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên Địa lý 10. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. Lý thuyết

*Khái niệm: Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.

*Phân loại:

– Theo thuộc tính tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.

– Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch.

– Theo khả năng có thể hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người:

+ Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản.

+ Tài nguyên khôi phục được: động thực vật, đất trồng.

+ Tài nguyên không bị hao kiệt: năng lượng mặt trời, không khí, nước.

II. Bài tập minh họa

Câu 1: Em hãy tìm ví dụ chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng?

Hướng dẫn giải

– Trong thời kì xa xưa, những tài nguyên thiên nhiên mà con người biết đến và sử dụng được rất hạn chế như: không khí để thở, nước để uống, các động, thực vật hoang dại trên cạn và dưới nước để làm thức án.

– Dần dần khi con người biết làm nông nghiệp, thì đất đai lại trở thành nguồn tài nguyên quan trọng. Đến khi có công nghiệp, nguồn tài nguyên khoáng sản mới bắt đầu được khai thác và sử dụng mạnh mẽ. Rõ ràng việc mở rộng các danh mục tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của loài người, vào sự phát triển của xã hội.

Câu 2: Em hãy chứng minh rằng sự tiến hộ của khoa học công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng bị đe dọa khan hiếm tài nguyên khoáng sản?

Hướng dẫn giải

– Con người đã sản xuất được các loại vật liệu mới thay thế một phần nào đó nguyên liệu khoáng sản. Ví dụ: sản xuất các chất độc tổng hợp thay thế các chi tiết bằng kim loại,…

– Nhờ tiến hộ khoa công nghệ, con người đã khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản.

Ví dụ: từ dầu mỏ. ngoài việc chiết xuất xăng, dầu, người ta còn có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác.

– Do sự tiến hộ khoa học công nghệ, con người ngày càng phát hiện và khai thác được nhiều loại tài nguyên mới như việc sử dụng sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời,…

Câu 3: Em hãy chỉ ra những dấu hiệu của sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật nếu bị khai thác không hợp lí?

Hướng dẫn giải

Những dấu hiệu của sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật.

– Tài nguyên đất: đất bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá,…

– Tài nguyên sinh vật: rừng bị tàn phá, diện tích đất trống, đồi trọc tăng; nhiều loài động, thực vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng,…

Câu 4: Việc phân chia tài nguyên thiên nhiên thành tài nguyên đất, nước,khí hậu, sinh vật, khoáng sản là sự phân loại dựa vào

A. Thuộc tính tự nhiên.

B. Công dụng kinh tế.

C. Khả năng hao kiệt.

D. Sự phân loại của các ngành sản xuất.

Hướng dẫn giải

Theo thuộc tính tự nhiên phân chia tài nguyên thành các loại: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Theo công dụng kinh tế người ta chia tài nguyên thành các loại như sau

A. Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.

B. Tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch,..

C. Tài nguyên không phục hồi được và tài nguyên phục hồi được.

D. Tài nguyên có thể bị hao kiệt và tài nguyên không bị hao kiệt.

Hướng dẫn giải

Theo công dụng kinh tế có thể phân chia thành: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Loại tài nguyên không khôi phục được là

A. Khoáng sản.

B. Năng lượng mặt trời, không khí, nước.

C. Đất trồng, các loài động vật và thực vật.

D. Khí hậu.

Hướng dẫn giải

Tài nguyên không khôi phục được là các loại khoáng sản. Bởi sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Tài nguyên không bị hao kiệt là

A. Khoáng sản

B. Rừng

C. Động vật

D. Năng lượng Mặt Trời

Hướng dẫn giải

Tài nguyên không bị hao kiệt bao gồm các nguồn năng lượng như mặt trời, năng lượng từ gió…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Làm thế nào để hạn chế sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển kinh tế?

A. Hạn chế khai thác các khoáng sản trong lòng đất.

B. Phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế (ví dụ: chất dẻo tổng hợp ).

C. Hạn chế sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc là khoáng sản.

D. Hạn chế khai thác các tài nguyên thiên nhiên.

Hướng dẫn giải

Khoáng sản là nguồn tài nguyên quan trọng khó có thể thay thế và được sử dụng trong hầu hết các ngành sản xuất kinh tế công nghiệp. Vì vậy, việc hạn chế khai thác hay hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản là biện pháp chưa hợp lí và không mang tính khả thi hiện nay.

⇒ Biện pháp hợp lí và hiệu quả nhất là phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế (chất dẻo tổng hợp).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Có thể nói giá trị và vai trò của mỗi loại tài nguyên thiên nhiên là khác nhau và có sự biến đổi theo thời gian, điều này phụ thuộc nhiều nhất vào:

A. Vị trí phân bố của các nguồn tài nguyên.

B. Quy mô, số lượng của mỗi loại tài nguyên.

C. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các tiến bộ về khoa học kĩ thuật.

D. Chính sách khai thác và sử dụng tài nguyên của mỗi quốc gia.

Hướng dẫn giải

- Liên hệ về sự phát triển của xã hội loài người: thời kì nguyên thủy: con người sử dụng kim loại với mục đích làm công cụ kiếm ăn. Với sự phát triển của lực lượng sản xuất và kho học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển ngành công nghiệp hiện đại ⇒  kim loại không chỉ là công cụ thô sơ trong đời sống, nó còn được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế (sản xuất ra nhiều thiết bị máy móc hiện đại, linh kiện máy tính, điện tử, máy bay…).

- Tương tự: dầu mỏ → từ công dụng phổ biến nhất là làm nhiên liệu đốt cháy, nhờ các ứng dụng khoa học kĩ thuật → phát hiện ra nhiều công dụng mới, nhờ thế dầu mỏ còn được sử dụng làm nguyên liệu chế tạo ra rất nhiều sản phẩm khác như: hóa chất (nước hoa), nhựa, chất dẻo tổng hợp, phẩm màu….

⇒ Có thể nói giá trị và vai trò của mỗi loại tài nguyên thiên nhiên là khác nhau và có sự biến đổi theo thời gian, điều này phụ thuộc nhiều nhất vào: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các tiến bộ về khoa học kĩ thuật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng:

A. Mở rộng.

B. Ngày càng cạn kiệt.

C. Ổn định không thay đổi.

D. Thu hẹp.

Hướng dẫn giải

Sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng. Khoa học kĩ thuật phát triển giúp con người chế tạo hoặc phát hiện ra nhiều nguồn tài nguyên mới, đồng thời nâng cao giá trị sử dụng các tài nguyên.

Ví dụ:

- Khoa học công nghệ tạo ra nhiều vật liệu mới thay thế (như sợi dẻo tổng hợp, polyme, vật liệu bán dẫn….).

- Bên cạnh nguồn dầu mỏ truyền thống thì với khoa học kĩ thuật hiện đại, Hoa Kỳ đã phát hiện ra nguồn tài nguyên dầu đá phiến ở dưới sâu lòng đất ⇒ bổ sung thêm nguồn năng lượng quan trọng cho thế giới hiện nay.

⇒ Như vậy, sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng.     

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Hoạt động đánh bắt quá mức đã khiến nguồn lợi thủy sản ven bờ của nước ta bị suy giảm nghiêm trọng. Biện pháp quan trọng nhất để hạn chế suy giảm nguồn lợi thủy sản ven bờ ở nước ta hiện nay là

A. Thủy sản là tài nguyên khôi phục được nên không cần đến các biện pháp can thiệp của con người, tự nó sẽ khôi phục như ban đầu.

B. Đầu tư phương tiện tàu thuyền hiện đại, khuyến khích người dân đánh bắt xa bờ.

C. Tinh giảm các nguồn thức ăn từ tôm, cá trong khẩu phần bữa ăn hằng ngày.

D. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, giảm hoạt động khai thác thủy sản.

Hướng dẫn giải

Đánh bắt thủy sản từ lâu là nguồn thu nhập chính của phần lớn ngư dân nước ta. Nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm, đòi hỏi người dân phải tìm kiếm các ngư trường khác ở ngoài khơi xa để khai thác, điều này cũng đòi hỏi việc đổi mới phương tiện tàu thuyền hiện đại với công suất lớn hơn.

⇒ Như vậy, biện pháp hợp lí nhất để hạn chế suy giảm thủy sản ven bờ đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế cho ngư dân nước ta là: đầu tư phương tiện đánh bắt hiện đại, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12. Tài nguyên khoáng sản là tài nguyên không khôi phục được là do

A. Khoáng sản có rất ít trên Trái Đất.

B. Sự hình thành phải mất hàng triệu năm.

C. Chỉ có một số nơi mới có khoáng sản.

D. Đây là nguồn tài nguyên rất ít, hiếm có.

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Giải thích: Tài nguyên khoáng sản là tài nguyên không khôi phục được là do sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm, vì vậy khi các tài nguyên này bị hao kiệt thì không phục hồi được.

Câu 13. Tài nguyên nước, không khí không bị hao kiệt do

A. Rất nhiều con người không thể sử dụng hết.

B. Có thể tái tạo, tái sử dụng được.

C. Thuộc về tự nhiên nên tự nhiên sẽ sản sinh ra.

D. Ở đâu cũng có và con người có thể tạo ra.

Hướng dẫn giải

Đáp án A.

Giải thích: Tài nguyên nước, không khí không bị hao kiệt do không khí và nước có lượng rất lớn trên Trái Đất đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên chúng phân bố không đều theo không gian và thời gian nên vẫn có những nơi thiếu hoặc đang bị ô nhiễm nghiệm trọng.

Câu 14. Danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng là do

A. Thay đổi thói quen sử dụng của con người .

B. Sự cạn kiệt của các tài nguyên khó phục hồi.

C. Nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày càng cao.

D. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật.

Hướng dẫn giải

Đáp án D.

Giải thích: Sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng. Khoa học kĩ thuật phát triển giúp con người chế tạo hoặc phát hiện ra nhiều nguồn tài nguyên mới, đồng thời nâng cao giá trị sử dụng các tài nguyên.

Ví dụ:

- Khoa học công nghệ tạo ra nhiều vật liệu mới thay thế (như sợi dẻo tổng hợp, polyme, vật liệu bán dẫn,...).

- Bên cạnh nguồn dầu mỏ truyền thống thì với khoa học kĩ thuật hiện đại, Hoa Kỳ đã phát hiện ra nguồn tài nguyên dầu đá phiến ở dưới sâu lòng đất => bổ sung thêm nguồn năng lượng quan trọng cho thế giới hiện nay.

=> Như vậy, sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho danh mục tài nguyên thiên nhiên có xu hướng mở rộng.

Câu 15. Vấn đề khai thác tài nguyên biển ở nước ta đang có xu hướng đẩy mạnh đánh bắt xa bờ là do

A. Thủy sản xa bờ có giá trị cao hơn.

B. Thủy sản xa bờ dễ tiêu thụ hơn.

C. Thủy sản ven bờ suy giảm nghiêm trọng.

D. Thủy sản ven bờ chỉ tiêu thụ trong nước.

Hướng dẫn giải

Đáp án C.

Giải thích: Đánh bắt thủy sản từ lâu là nguồn thu nhập chính của phần lớn ngư dân nước ta. Nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm, đòi hỏi người dân phải tìm kiếm các ngư trường khác ở ngoài khơi xa để khai thác, điều này cũng đòi hỏi việc đổi mới phương tiện tàu thuyền hiện đại với công suất lớn hơn => Như vậy, biện pháp hợp lí nhất để hạn chế suy giảm thủy sản ven bờ đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế cho ngư dân nước ta là: đầu tư phương tiện đánh bắt hiện đại, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.

Câu 16: Theo công dụng kinh tế người ta chia tài nguyên thành các loại như sau:

A. Tài nguyên đất, nước,khí hậu,sinh vật,khoáng sản.

B. Tài nguyên nông nghiệp,tài nguyên công nghiệp,tài nguyên du lịch,..

C. Tài nguyên không phục hồi được và tài nguyên phục hồi được.

D. Tài nguyên có thể bị hao kiệt và tài nguyên không bị hao kiệt.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 17: Loại tài nguyên khôi phục được là

A. Khoáng sản.

B. Năng lượng mặt trời,không khí,nước.

C. Đất trồng,các loài động vật và thực vật.

D. Khí hậu.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 18: Loại tài nguyên không có khả năng khôi phục được là

A. Tài nguyên nước.

B. Tài nguyên đất.

C. Tài nguyên sinh vật.

D. Tài nguyên khoáng sản.

Hướng dẫn giải n

Đáp án: D

Câu 19: Tài nguyên thiên nhiên là

A. Tất cả các thành phần tự nhiên có trên Trái Đất.

B. Các thành phần của tự nhiên có tác động đến cuộc sống của con người.

C. Các thành phần của tự nhiên được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng của con ngườ.

D. Tất cả những gì có trong tự nhiên, đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 20. Biện pháp nào sau đây góp phần bảo vệ tài nguyên khoáng sản?

A. Cấm khai thác khoáng sản dưới mọi hình thức.

B. Sử dụng tiết kiệm, sản xuất vật liệu thay thế.

C. Sử dụng hoang phí, khai thác hết để tái tạo mới.

D. Chỉ khai thác khoáng sản năng lượng và phi kim.

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Giải thích: Khoáng sản là nguồn tài nguyên quan trọng khó có thể thay thế và được sử dụng trong hầu hết các ngành sản xuất kinh tế công nghiệp. Vì vậy, việc hạn chế khai thác hay hạn chế sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản là biện pháp chưa hợp lí và không mang tính khả thi hiện nay => Biện pháp hợp lí và hiệu quả nhất là phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế (chất dẻo tổng hợp).

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tập Các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên Địa lý 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF