YOMEDIA

Tổng ôn Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất thông qua nội dung tài liệu Tổng ôn Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

A. Lý thuyết trọng tâm

Năm 1858, nhà vật lí người Pháp Phoucault là người đầu tiên chứng minh hiện tượng tự quay của Trái Đất bằng thực nghiệp con lắc.

Đặc điểm của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất:

- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng, trục này hợp với mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời một góc 660 33’.

- Đầu kéo dài của trục đi qua cực Bắc của Trái Đất bao giờ cũng chỉ đúng hướng của ngôi sao Bắc Đẩu và không thay đổi khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất là từ Tây sang Đông, ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc.

- Thời gian hoàn thành một vòng tự quay quanh trục là một ngày đêm. Ngày đêm theo Mặt Trời là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà tâm Mặt Trời qua kinh tuyến chưa điểm quan sát (lấy trung bình là 24h). Tuy nhiên, do hướng tự quay trùng với hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời nên thời gian ngày đêm theo Mặt Trời dài hơn so với thực tế khi Trái Đất tự quay trọn một vòng quanh trục, thời gian thực đó là 23h56’04” (ngày đêm theo sao hay ngày đêm thiên văn).

- Bất cứ điểm nào trên bề mặt đất(trừ hai cực) đều quay được một góc như nhau trong cùng một đơn vị thời gian. Đó là vận tốc góc quay là Ω=15độ/h.

- Vận tốc dài tại các điểm cùng vĩ độ là giống nhau, khác vĩ độ là khác nhau. Tại xích đạo, vận tốc dài khoảng 463,58 m/s.

B. Bài tập vận dụng

Câu 1: Bề mặt Trái Đất được chia ra làm

A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.

B. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.

C. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.

D. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.

Đáp án B.

Câu 2: Nếu đi từ phía đông sang phía tây, khi đi qua kinh tuyến 1800 người ta phải

A. lùi lại 1 giờ.

B. tăng thêm 1 giờ.

C. lùi lại 1 ngày lịch.

D. tăng thêm 1 ngày lịch.

Đáp án D.

Câu 3: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách gần dần Mặt Trời ta sẽ có:

A. Hỏa Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.

B. Hỏa Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.

C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

D. Hỏa Tinh, Trái Đất, Kim Tinh, Thuỷ Tinh.

Đáp án D.

Câu 4: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có

A. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh

B. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất

C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh

D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh

Đáp án C.

Câu 5: Tính từ Mặt Trời ra, đứng thứ 3 là

A. Kim Tinh.

B. Thủy Tinh.

C. Trái Đất.

D. Hỏa Tinh.

Đáp án C.

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-9 của tài liệu ôn tập các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng ôn Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF