Nội dung tài liệu Lý thuyết Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ Địa lý 10 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về nganh dịch vụ. Mời các em cùng tham khảo!
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
I. Lý thuyết
- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội: Đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ.
Ví dụ: Kinh tế phát triển,nhiều máy móc(máy cày) người nông dân làm việc ít(nông nghiệp ít lao động), phát triển ngành dịch vụ.
- Quy mô,cơ cấu dân số: Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
Ví dụ: Việt Nam dân số đông, cơ cấu trẻ, tuổi đi học cao thì dịch vụ giáo dục ưu tiên phát triển.
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Mạng lưới dịch vụ
Ví dụ: Dân cư đông, mạng lưới dịch vụ dày, dân cư phân tán, khó khăn cho ngành dịch vụ.
Cụ thể dễ dàng quyết định thành lập một trường cấp I cho một làng 4 đến 5 nghìn dân, khó lập một trường cho một bản có 4 đến 5 trăm dân.
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán: Hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ.
Ví dụ: Việt Nam có tập quán thăm hỏi lẫn nhau vào các ngày lễ tết, thì dịch vụ giao thông vận tải, mua bán tăng cường.
- Mức sống và thu nhập thực tế: Sức mua và nhu cầu dịch vụ. Ví dụ mức sống cao thì sức mua tăng…
- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch: Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.
Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế,… => ngành dịch vụ du lịch phát triển và các ngành dịch vụ khác cũng phát triển.
II. Bài tập minh họa
Câu 1: Dựa vào sơ đồ trên (trang 135 SGK Địa lý 10), em hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ?
Hướng dẫn giải
– Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ảnh các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao, thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. Bởi vậy, quá trình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải luôn luôn cân đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cần đối với các ngành sản xuất vật chất.
– Số dân, kết cấu tuổi, giới tính, tỉ lệ gia tăng dân số và sức mua của dân cư đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng với cơ cấu các ngành dịch vụ. Ví dụ, như nước ta, dân đông, tỉ lệ trẻ em ở tuổi đi học cao, thì các ngành giáo dục, y tế, xây dựng nhà ở,… phải được ưu tiên phát triển, Sự phân bố mạng lưới các điểm dịch vụ cũng phụ thuộc vào sự phân bố dân cư.
+ Sự tập trung dân cư ở các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn đã ra những yêu cầu gay gắt đối với các ngành dịch vụ. Môi trường thành phố là môi trường nhân tạo, phần lớn các nhu cầu của dân cư được đáp ứng do các nguồn từ bên ngoài vào (lương thực, thực phẩm, năng lượng, nước sinh hoạt, ..). Dân cư thành thị nói chung có mức sống cao, có “lối sống thành thị”. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ rất đa dạng, và hoạt động dịch vụ cũng, cực kì phức tạp Bên cạnh đó, các thành phố, thị xã còn là các trung tâm dịch vụ đối với các vùng lân cận, thậm chí còn mang ý nghĩa vùng.
+ Trong một khu dân cư, các điểm dịch vụ phục vụ nhu cầu hằng ngày của nhân dân (ví dụ các điểm thương nghiệp bán lẻ, ăn uống công cộng, trường cấp 1, trường mẫu giáo, trạm xá) cần được phân bố sao cho bán kính phục vụ hẹp hơn so với mạng lưới các điểm dịch vụ văn hóa, nghệ thuật, các điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trường cấp 3, bệnh viện chuyên khoa,…
+ Dân cư ở phân tán thành những làng nhỏ, thưa thớt gây khó khăn cho việc đặt các điểm dịch vụ và khai thác chúng, đặc biệt là các vùng núi, giao thông vận tải khó khăn (ví dụ: có thể rõ ràng quyết định lập một trường cấp cho một làng có 4 – 5 nghìn dân, nhưng thật khó khăn nếu phải lập một trường cấp 1 cho một bản chỉ vài ha trăm dân).
– Truyền thống văn hóa, phong tục lập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lớn chức dịch vụ.
– Mức sống, và thu nhập thực tế của nhân dân quyết định sức mua, nhu cầu dịch vụ, và do vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
– Đối với sự hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân hố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Câu 2: Nhân tố nào dưới đây là điều kiện tiền đề để phát triển ở du lịch Việt Nam ?
A. Lực lượng lao động dồi dào.
B. Nhu cầu du lịch lớn.
C. Di sản văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên.
D. Cơ sở hạ tầng du lịch.
Hướng dẫn giải
Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, nhân văn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch. Đây là điều kiện cơ sở để phát triển các ngành du lịch.
Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, các di tích văn hóa lịch sử được UNESCO công nhận ⇒ ngành dịch vụ du lịch phát triển mạnh, đây là hai trung tâm du lịch lớn ở nước ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến
A. Cơ cấu ngành dịch vụ.
B. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.
C. Hình thành các điểm du lịch.
D. Mạng lưới ngành dịch vụ.
Hướng dẫn giải
Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng lưới dịch vụ.
Ví dụ: Dân cư đông, mạng lưới dịch vụ dày, dân cư phân tán, khó khăn cho ngành dịch vụ.
Cụ thể dễ dàng quyết định thành lập một trường cấp I cho một làng 4 đến 5 nghìn dân, khó lập một trường cho một bản có 4 đến 5 trăm dân.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4. Sự phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm nào dưới đây?
A. Vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
B. Môi trường và sự an toàn giao thông.
C. Giao thông vận tải đường bộ và đường sắt.
D. Cường độ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải.
Hướng dẫn giải
Đáp án A.
Giải thích: Sự phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn ảnh hưởng sâu sắc đến vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
Câu 5. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bố mật thiết với đặc điểm nào dưới đây?
A. Các trung tâm công nghiệp.
B. Các ngành kinh tế mũi nhọn.
C. Sự phân bố dân cư.
D. Các vùng kinh tế trọng điểm.
Hướng dẫn giải
Đáp án C.
Giải thích: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bố mật thiết với dân cư và sự phân bố dân cư.
Câu 6. Sự phân bố dân cư gắn bó mật thiết với ngành dịch vụ nào dưới đây?
A. Dịch vụ công.
B. Dịch vụ tiêu dùng.
C. Dịch vụ kinh doanh.
D. Dịch vụ tư.
Hướng dẫn giải
Đáp án B.
Giải thích: Dịch vụ tiêu dùng bao gồm các ngành như: bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể dục thể thao,…) => Đây là những ngành phục vụ nhu cầu sử dụng của con người -> vì vậy sự phân bố của dịch vụ tiêu dùng gắn bó chặt chẽ với sự phân bố của dân cư.
Câu 7. Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến đặc điểm nào dưới đây?
A. Cơ cấu ngành dịch vụ.
B. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.
C. Hình thành các điểm du lịch.
D. Mạng lưới ngành dịch vụ.
Hướng dẫn giải
Đáp án D.
Giải thích: Mạng lưới ngành dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư. Điều đó được thể hiện rất rõ ở các thành phố lớn và rất lớn ở trên thế giới.
Câu 8: Nhân tố nào dưới đây là nhân tố quyết định sự phát triển của du lịch Việt Nam ?
A. Lực lượng lao động dồi dào.
B. Nhu cầu du lịch lớn.
C. Di sản văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên.
D. Cơ sở hạ tầng du lịch.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích: Nước ta là một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch, từ dụ lịch nhân văn, các di tích văn hóa – lịch sử đến du lịch thiên nhiên hết sức phong phú và đa dạng (tăm biển, nghỉ mát, leo núi, khám phá,…). Tài nguyên du lịch phong phú đa dạng chính là yếu tố quyết định sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch nước ta hiện nay.
Câu 9: Nhân tố ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu dịch vụ là
A. Quy mô, cơ cấu dân số.
B. Mức sống và thu nhập thực tế.
C. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
D. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 10: Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đế
A. Sự phân bố các mạng lưới dịch vụ.
B. Nhịp điệu phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
C. Đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
D. Sức mua và nhu cầu dịch vụ.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Câu 11: Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến
A. Cơ cấu ngành dịch vụ.
B. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.
C. Hình thành các điểm du lịch.
D. Mạng lưới ngành dịch vụ.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 12: Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ ?
A. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
B. Di tích lịch sử văn hóa.
C. Quy mô, cơ cấu dân số.
D. Mức sống và thu nhập của người dân.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ Địa lý 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Tổng ôn Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10
- Lý thuyết ôn tập Hệ quả địa lí của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10
Chúc các em học tập tốt !