YOMEDIA

Kiến thức trọng tâm vê Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ Địa lí 10

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về ngành dịch vụ thông qua nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm vê Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ Địa lí 10 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

CƠ CẤU VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

I. Lý thuyết

*Khái niệm dịch vụ: Là hoạt động kinh tế – xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp; công nghiệp – xây dựng cơ bản, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
1. Cơ cấu
– Dịch vụ kinh doanh (sản xuất): giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp,…
– Dịch vụ tiêu dùng: Thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ cá nhân (y tế,giáo dục, thể thao), cộng đồng.
– Dịch vụ công: Khoa học công nghệ, quản lí nhà nước, hoạt động đoàn thể (bảo hiểm bắt buộc).

2. Vai trò
– Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác,giao lưu quốc tế.
– Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
– Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm.
– Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.

3. Đặc điểm và xu hướng phát triển
Trên thế giới hiện nay, số lao động trong ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng
– Các nước phát triển: Khoảng 80% (50 – 79%) Hoa Kì 80%; Tây Âu 50 – 79%.
– Các nước đang phát triển khoảng 30%: Việt Nam: 23,2% (năm 2003); 24,5% (năm 2005).

II. Bài tập minh họa

Câu 1: Thế nào là ngành dịch vụ? Nêu sự phân loại và ý nghĩa của các ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống xã hội.
*Khái niệm dịch vụ: Là hoạt động kinh tế – xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp; công nghiệp – xây dựng cơ bản, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
* Phân loại ngành dịch vụ:
+ Dịch vụ kinh doanh: vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp,…
+ Dịch vụ tiêu dùng: các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể dục thể thao),…
+ Dịch vụ công: dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,…
* Ý nghĩa của các ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống:
+ Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân.
+ Cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di tích văn hóa, lịch sử, cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người.

Câu 2: Dịch vụ tiêu dùng bao gồm:

A. giao thông vận tải, thông tin liên lạc

B. các dịch vụ hành chính công

C. tài chính, bảo hiểm

D. bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục, thể thao

Lời giải:

Dịch vụ tiêu dùng gồm: thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể thao), cộng đồng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Ngành dịch vụ nào dưới đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh:

A. Giao thông vận tải

B. Tài chính

C. Bảo hiểm

D. Các hoạt động đoàn thể

Lời giải:

Dịch vụ kinh doanh bao gồm các ngành: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp,...

⇒ Hoạt động đoàn thể không thuộc nhóm dịch vụ kinh doanh mà thuộc nhóm dịch vụ công.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Ý nào sau đây đúng với ngành dịch vụ:

A. Phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

B. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.

C. Tham gia vào khâu cuối cùng của các ngành sản xuất.

D. Không tác động đến tài nguyên môi trường.

Lời giải:

- Khái niệm dịch vụ: là hoạt động kinh tế - xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng cơ bản, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Đáp án A đúng

- Công nghiệp và nông nghiệp trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng dịch vụ không trực tiếp tạo ra của cải vật chất → Loại B

- Dịch vụ vận tải có vai trò chuyên chở nguyên nhiên liệu từ nơi khai thác đến nhà máy sản xuất và phân phối sản phẩm đến thị trường tiêu dùng → như vậy nó tham gia vào cả khâu đầu tiên và cuối cùng của các ngành sản xuất vật chất ⇒ loại đáp án C

- Hoạt động du lịch sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên (bãi biển, hang động, sông suối…) → Nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm và tàn phá các tài nguyên này (ví dụ: sau các mùa lễ hội → nhiều bãi biển bị ô nhiễm nặng do rác thải con người) ⇒ Loại đáp án D

⇒ Phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt  là vai trò của dịch vụ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Ý nào dưới đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ?

A. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất.

B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm.

C.Tạo ra một khối lượng của cải lớn cho xã hội.

D. Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hóa ,lịch sử ,các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại.

Lời giải:

Các ngành nông nghiệp và công nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội: nông nghiệp tạo ra lương thực thực phẩm; công nghiệp tạo ra máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng. Dịch vụ không phải là ngành trực tiếp tạo ra của cải vật chất và nó không thuộc ngành nông nghiệp, công nghiệp.

⇒ Đây cũng là điểm phân biệt giữa dịch vụ với công nghiệp và nông nghiệp

⇒ Như vậy: Tạo ra một khối lượng của cải lớn cho xã hội không phải là vai trò của ngành dịch vụ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường chia các ngành dịch vụ ra thành mấy nhóm ?

A. 2 nhóm.   B. 3 nhóm.   C. 4 nhóm.   D. 5 nhóm.

Đáp án: B

Câu 7: Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành.

A. Dịch vụ công.     B. Dịch vụ tiêu dùng.

C. Dịch vụ kinh doanh.     D. Dịch vụ cá nhân.

Đáp án: C

Câu 8: Dịch vụ tiêu dùng bao gồm:

A. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc.

B. Các dịch vụ hành chinh công.

C. Tài chinh, bảo hiểm.

D. Bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế, giáo dục, thể thao.

Đáp án: D

Câu 9: Ý nào dưới đây không thuộc vai trò của các ngành dịch vụ?

A. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất vật chất.

B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm.

C. Tạo ra một khối lượng của cải lớn cho xã hội.

D. Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hóa ,lịch sử ,các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại.

Đáp án: C

Câu 10. Ngành du lịch là ngành dịch vụ được ví là

A. ngành công nghiệp không khói.

B. ngành chỉ phát triển ở nước phát triển.

C. ngành thu lại ngoại tệ lớn nhất cho 1 quốc gia.

D. ngành hái ra tiền không cần đầu tư.

Đáp án A.

Giải thích:

- “Công nghiệp không khói” là ngành công nghiệp trong quá trình phát triển không xả thải ra môi trường các khí thải độc hại, gây ô nhiễm không khí. Du lịch phát triển chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên tự nhiên (danh lam thắng cảnh: sông hồ, biển, rừng, hang động…) và các di tích văn hóa lịch sử (chùa, đền, công trình kiến trúc…), hoạt động du lịch không cần phải xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất vì vậy nó không thải ra môi trường các chất thải độc hại của công nghiệp.

- Mặt khác, du lịch cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội – môi trường: Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn -> mang lại giá trị kinh tế vô cùng lớn, tạo nhiều việc làm, phối hợp và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, bảo vệ các giá trị văn hóa, môi trường tự nhiên.

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ngành du lịch có thể gây ô nhiễm môi trường nếu chúng ta chỉ tập trung khai thác mà không chú trọng đến việc bảo vệ, tu bổ. Ví dụ như việc xả rác bừa bãi gây ô nhiễm các bãi biển sau mỗi mùa du lịch.

=> Với đặc điểm phát triển và vai trò to lớn trên, ngành du lịch đã được ví là “ngành công nghiệp không khói”.

Câu 11. Nhận định nào sau đây là vai trò của ngành dịch vụ?

A. Hạn chế sự phát triển các ngành sản xuất vật chất trong nước.

B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo việc làm cho người dân.

C. Cho phép khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, ưu đãi tự nihên.

D. Sử dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người.

Đáp án C.

Giải thích:

- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế.

- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

- Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm.

- Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm vê Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON