YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Lịch Sử THPT Đồng Đậu

Tải về
 
NONE

HỌC247 giới thiệu đến các em tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi THPT QG tới với một số đề thi thử THPT QG Lịch Sử trường THPT Đồng Đậu tỉnh Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó các em còn có thể thi thực hành trắc nghiệm trực tuyến theo một số đường link gợi ý bên dưới.

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

KỲ THI KSCL TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA

LẦN 1 NĂM HỌC 2017 – 2018

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

Nhận biết: NB; Thông hiểu: TH; Vận dụng: VD; Vận dụng cao: VDC.

Câu 1: (NB) Giai đoạn 1950-1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặc khác

     A. đa dạng hóa, đa phương hóa hơn nữa quan hệ đối ngoại.

     B. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.

     C. tập trung phát triển quan hệ hợp tác với các nước Mĩ Latinh.

     D. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á.

Câu 2: (TH) Nhân tố hàng đầu dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952-1973 là

     A. chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP).

     B. tận dụng triệt để các yếu tố thuận lợi từ bên ngoài để phát triển.

     C. con người được coi là vốn quý nhất, là chìa khóa của sự phát triển.

     D. áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật để nâng cao năng suất.

Câu 3: (NB) Giai đoạn phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản là

     A. từ năm 1952 đến năm 1960.                          B. từ năm 1945 đến năm 1952.

     C. từ năm 1960 đến năm 1973.                          D. từ năm 1973 đến năm 1991.

Câu 4: (VDC) Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

     A. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.

     B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.

     C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.

     D. ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Câu 5: (VD) Nhận xét nào dưới đây về 2 xu huớng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 là KHÔNG đúng?

     A. Cả hai xu hướng đều dựa trên sự tiếp thu tư tưởng tư sản.

     B. Hai xu hướng luôn đối lập nhau, không thể cùng tồn tại.

     C. Mục tiêu đấu tranh của hai xu hướng là giải phóng dân tộc.

     D. Cả hai xu hướng đều có chung động cơ là yêu nước.

Câu 6: (NB) Sự ra đời khối quân sự NATO và Tổ chức Vác-sa-va tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

     A. Tạo nên sự đối lập Đông Âu và Tây Âu.

     B. Đặt nhân loại truớc nguy cơ chiến tranh thế giới

     C. Xác lập cục diện hai cực, hai phe.

     D. Đánh dấu chiến tranh lạnh bùng nổ

Câu 7: (VDC) Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng đuợc xem là phong trào giải phóng dân tộc bởi vì

     A. chế độ phân biệt chủng tộc câu kết với bọn phát xít.

     B. chế độ phân biệt chủng tộc không coi trọng nguời da trắng

     C. chế độ phân biệt chủng tộc đã phản bội nhân dân.

     D. chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.

Câu 8: (TH) Một trong những nguyên nhân khiến Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong quá trình xâm lược nuớc ta?

     A. chiếm Đà Nẵng, tiến tới lập triều đình phong kiến tay sai.

     B. chiếm vựa lúa của nước ta để thực hiện “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”

     C. bảo vệ lực luợng giáo sĩ người Pháp đang bị triều Nguyễn dồn đuổi.

     D. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, buộc triều Nguyễn đầu hàng.

Câu 9: (TH) Một trong ba mục tiêu chủ yếu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ là

     A. thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.

     B. đàn áp phong trào hiếu chiến của các phần tử phản động, khủng bố.

     C. ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

     D. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Câu 10: (VD) Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga và Mĩ sau chiến tranh lạnh là

     A. cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới hai cực.

     B. đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng

     C. trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.

     D. người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN.

Câu 11: (TH) Tình trạng chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc sau sự kiện lịch sử nào dưới đây?

     A. Tháng 12-1991, Liên bang Xô viết tan rã, trật tự 2 cực không còn.

     B. Năm 1972, Liên Xô bà Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.

     C. Tháng 12-1989, Liên Xô và Tổng thống Mĩ cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

     D. Tháng 6-1947, Mĩ đề ra kế hoạch Macsan giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế.

Câu 12: (TH) Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1- 10-1949) là

     A. cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.

     B. làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống trên thế giới.

     C. tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.

     D. làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.

Câu 13: (TH) Thành tựu quan trọng nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 đến đầu thập kỉ 70 là

     A. trở thành cuờng quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)

     B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên

     C. mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người

     D. chế tạo thành công bom nguyên tử

Câu 14: (NB) Từ năm 1946 đến năm 1949, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa

     A.  Đảng dân chủ và Đảng Cộng hòa.               B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng hòa

     C. Đảng dân chủ và Quốc dân Đảng                 D. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.

Câu 15: (VDC) Một trong những nguyên nhân đua tới sự thất bại của phong trào yêu nuớc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1914 là do

     A. tư sản, tiểu tư sản còn non yếu.                     B. dùng phương pháp đấu tranh ôn hòa.

     C. sử dụng phương pháp đấu tranh bạo động.   D. các sĩ phu chưa được giác ngộ về chính trị.

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về --}

Ngoài ra, các em có thể tham gia thực hành trắc nghiệm trực tuyến với nội dung đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Lịch Sử THPT Đồng Đậu - Vĩnh Phúc.

Trên đây là trích dẫn nội dung đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Lịch Sử THPT Đồng Đậu tỉnh Vĩnh Phúc. Để xem được đầy đủ nội dung và đáp án gợi ý các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF