YOMEDIA

Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Trần Hưng Đạo

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi, HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017 trường THPT Trần Hưng Đạo. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

 

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH

        TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

                        ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018
           
         MÔN THI : GIÁO DỤC CÔNG DÂN - KHỐI 12

        Thời gian làm bài : 50'
        Ngày thi : 13/12/2017

I. TRẮC NGHIỆM.

PHẦN CHUNG

Câu 1: Nghĩa vụ mà công dân phải chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là

   A. Trách nhiệm pháp lí.

B. Thực hiện pháp luật.

C. Vi phạm pháp luật.

D. Nghĩa vụ pháp lí.

Câu 2: Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Khẳng định này đề cập đến nội dung của khái niệm nào dưới đây?

   A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Quyền bình đẳng giữa các công dân.

   C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Quyền bình đẳng giữa các giai cấp.

Câu 3: Nhận xét nào dưới đây phù hợp về tình hình tôn giáo ở nước ta?

   A. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo.

   B. Việt Nam là quốc gia chỉ có một tôn giáo tồn tại.

   C. Ở Việt Nam chỉ có Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.

   D. Ở Việt Nam mọi người đều theo tôn giáo.

Câu 4: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự được áp dụng cho

   A. tất cả mọi người trong xã hội.

B. một số người trong xã hội.

   C. tất cả các giai cấp trong xã hội.

D. một số giai cấp trong xã hội.

Câu 5: Nguyên tắc nào dưới đây được các bên tuân thủ trong giao kết hợp đồng lao động?

   A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

B. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.

   C. Tiến bộ, công bằng, dân chủ.

D. Tích cực, chủ động, tự quyết.

Câu 6: “ Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước” khẳng định về

   A. khái niệm pháp luật.

B. đặc trưng của pháp luật.

   C. vai trò của pháp luật

D. chức năng của pháp luật.

Câu 7: Pháp luật là phương tiện để

   A. quản lí xã hội.

B. quản lí công dân.

C. quản lí nhà nước.

D. quản lí kinh tế.

Câu 8: Hành vi trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là

   A. Vi phạm pháp luật.

B. Thực hiện pháp luật.

   C. Tuân thủ pháp luật.

D. Trách nhiệm pháp lí.

Câu 9: Điền vào chỗ trống: “Công dân ...............có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.”

   A.  Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

   B.  Được hưởng quyền và nghĩa vụ

   C. Có quyền bình đẳng và tự do về quyền và nghĩa vụ

   D. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

Câu 10: Dân tộc trong khái niệm Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là

   A. Các dân tộc trong cùng một khu vực.

B. Các dân tộc trong cùng một nền văn hóa

   C. Các dân tộc ở các quốc gia khác nhau.

D. Một bộ phận dân cư của quốc gia.

Câu 11: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

   A. Giữa cha mẹ và con trên nguyên tắc không phân biệt đối xử

   B. Giữa anh chị em dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau

   C. Giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản và nhân dân

   D. Giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình

Câu 12: Mọi công dân khi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Khẳng định này là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

   A. Công dân bình đẳng về trách nhiệm dân sự

   B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm hành chính

   C.  Công dân bình đẳng về trách nhiệm hình sự

   D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

Câu 13: Những giá trị cơ bản mà pháp luật và đạo đức cùng hướng tới là

   A. công bằng, hòa bình, tôn trọng, tự do.

B. công minh, lẽ phải, bác ái, bình đẳng

   C. công minh, trung thực, bình đẳng, bác ái.

D. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.

Câu 14: Mọi người đều có quyền lựa chọn

   A. Điều kiện làm việc theo mong muốn của mình.

   B. Thời gian làm việc theo điều kiện của mình.

   C. Vị trí làm việc theo sở thích riêng của mình.

   D. Việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

Câu 15: Theo quy định của pháp luật hình sự, người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải đạt độ tuổi

   A. Từ 18 tuổi trở lên.

B. Đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ 16 tuổi trở lên.

D. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

 

PHẦN RIÊNG


Câu 16: Các quy phạm pháp luật được hình thành dựa trên

   A. chuẩn mực đạo đức xã hội.

B. các quan hệ kinh tế.

   C. ý chí của giai cấp cầm quyền.

D. thực tiễn đời sống xã hội .

Câu 17: Trường hợp nào dưới đây vi phạm bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ?

   A.  Đều được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức vụ của cơ quan khi đủ điều kiện.

   B.  Đều có cơ hội tiếp cận việc làm, được tuyển dụng, đào tạo nghề.

   C.  Đều được nâng bậc lương và hưởng các điều kiện làm việc khác.

   D.  Cùng làm việc như nhau, nam được trả tiền công lao động cao hơn nữ.

Câu 18: Khẳng định nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

   A. Các tôn giáo được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

   B. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

   C. Các tôn giáo được pháp luật bảo hộ nơi thờ tự.

   D. Các tôn giáo lớn có nhiều quyền hơn các tôn giáo nhỏ.

Câu 19: Từ ngày 15-12-2007, theo nghị quyết 32/CP/2007 mọi người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện

   A. Vai trò của pháp luật.

B. Đặc trưng của pháp luật.

   C. Bản chất của pháp luật.

D. Nội dung của pháp luật.

Câu 20: Khẳng định “ Mọi người điều bình đẳng trước pháp luật” được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?

   A. Luật tố tụng dân sự.

B. Hiến pháp

C. Luật xử phạt vi phạm hành chính

D. Bộ luật dân sự

Câu 21: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là

   A. Bình đẳng trong quan hệ riêng tư

B. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân

   C. Bình đẳng trong quan hệ dân sự.

D. Bình đẳng trong quan hệ tài sản.

Câu 22: Mọi người đều có quyền đầu tư, kinh doanh và đóng thuế theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về

   A. Quyền và nghĩa vụ trong lao động

B. Quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh

   C. Trách nhiệm trong lao động

D.  Trách nhiệm trong kinh doanh

Câu 23: Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải……….. hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

   A. bị trừng phạt

B. gánh chịu

C. đền bù

D. nộp phạt

Câu 24: Hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác là loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?

   A. kỉ luật

B. Hình sự.

C. Dân sự.

D. Hành chính.

Câu 25: Khẳng định nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

   A. Các tôn giáo được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

   B. Các tôn giáo được pháp luật bảo hộ nơi thờ tự.

   C. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

   D. Các tôn giáo lớn có nhiều quyền hơn các tôn giáo nhỏ.

Câu 26: Tôn giáo nào sau đây ra đời ở Việt Nam?

   A. Đạo phật.

B. Đạo thiên chúa

C. Đạo tin lành

D. Đạo cao đài.

Câu 27: Tình trạng sức khỏe - tâm lí là căn cứ để xác định

   A. Lỗi cố ý và lỗi vô ý.

B. Mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

   C. Các loại vi phạm pháp luật.

D. Năng lực trách nhiệm pháp lí.

Câu 28: Trong cùng một hoàn cảnh, người có chức vụ và người lao động vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ vi phạm như nhau thì người có chức vụ phải chịu trách nhiệm pháp lí

   A. Nhẹ hơn người lao động

B. Có thể khác nhau

   C.  Nặng hơn người lao động

D. Như người lao động

Câu 29: Cơ sở nào sau đây là cơ sở pháp lý bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?

   A. Điều lệ Đoàn.

B. Điều lệ Đảng

C. Nội quy của cơ quan.

D. Hiến pháp, Luật, Bộ luật.

Câu 30: Nội dung nào dưới đây không bị coi là bất bình đẳng trong lao động?

   A. Không sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.

   B. Chỉ dành cơ hội tiếp cận việc làm cho lao động nam.

   C. Trả tiền công cao hơn cho lao động nam trong cùng một công việc.

   D. Ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn cao.

Câu 31: Bức tường nhà chị H bị hư hỏng nặng do anh Đ ( hàng xóm ) xây nhà mới, sau khi được trao đổi quy định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh Đ đã cho xây mới lại bức tường nhà chị H. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?

   A. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực.

   B. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.

   C. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

   D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Câu 32: Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi (Có đội mũ bảo hiểm), bị coi là:

   A. Không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

   B. Không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định.

   C. Không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại.

   D. Vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.

Câu 33: Anh B đề nghị bổ sung vào bản hợp đồng lao động giữa anh và công ti X nội dung: Công việc, thời gian, địa điểm làm việc. Giám đốc trả lời : “anh chỉ cần quan tâm đến mức lương, còn việc anh làm gì, ở đâu là tùy thuộc vào sự phân công của chúng tôi”. Câu trả lời của giám đốc công ti đã vi phạm nội dung nào dưới đây ?

   A.  Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

   B.  Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

   C.  Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

   D.  Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm.

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Trần Hưng Đạo, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF