YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2018-2019

Tải về
 
NONE

HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2018-2019. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP 12 HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2018-2019

 

*** PHẦN TỰ LUẬN***

Câu 1: Em hiểu thế nào là bình đẳng trước pháp luật? Phân tích nội dung của quyền bình đẳng trước pháp luật.

Câu 2: Thế nào là quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào đối với phụ nữ trong giai đoạn hiện nay?

Câu 3: Em hiểu thế nào là bình đẳng trong lao động? Phân tích nội dung quyền bình đẳng trong lao động? Việc Nhà nước ưu đãi đối với người lao động  có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và  quy định không sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại có trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động không? Vì sao?

Câu 4. Pháp luật thừa nhận bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào đối với người kinh doanh và xã hội? Em hãy kể tên về những tấm gương doanh  nhân thành đạt mà em biết.

Câu 5: Thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo? Việc thực hiện quyền bình đẳng  giữa các dân tộc và tôn giáo có ý nghĩa như  thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc? Bằng thực tế hãy chứng minh Nhà nước ta luôn đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo? Việc Nhà nước quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp có vi phạm nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc không?

 

*** PHẦN TRẮC NGHIỆM***

BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

Câu 1. Việc bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế là trách nhiệm của chủ thể nào dưới đây?

A. Công dân.

B. Tổ chức.

C. Nhà nước.

D. Xã hội.

Câu 2. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự được áp dụng cho.

A. một số giai cấp trong xã hội.

B. một số người trong xã hội.

C. tất cả các giai cấp trong xã hội.

D. tất cả mọi người trong xã hội.

Câu 3. Đặc trưng của Pháp luật thể hiện ở tính

A. giai cấp.

B. quy phạm phổ biến.

C. xã hội.

D. quản lý xã hội.

Câu 4.  Nội dung nào dưới đây không phải  là đặc trưng của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính thuyết phục, nêu gương.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 5. “Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp”, khẳng định này đề cập đến

A. tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. tính khuôn mẫu, ràng buộc.

C. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. tính quy phạm phổ biến.

Câu 6. Đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật là

A. tính chính xác, một nghĩa trong diễn đạt văn bản.

B. tính quy phạm phổ biến.

C. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. tính ràng buộc chặt chẽ.

Câu 7.  Pháp luật là phương tiện để

A. quản lí nhà nước.

B. quản lí kinh tế.

C. quản lí xã hội.

D. quản lí văn hóa.

Câu 8. Đặc trưng nào dưới đây ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

 D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 9 Pháp luật là phương tiện để Nhà nước thực hiện vai trò

A. bảo vệ xã hội.

B. Bảo vệ công dân.

C. quản lí xã hội.

D. quản lí công dân.

Câu 10. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. quyền và lợi ích kinh tế của mình.

B. các quyền và nghĩa vụ của mình.

C. các quyền và lợi ích cơ bản của mình.

D. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 11. Pháp luật là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của

A. các giai cấp.

B. giai cấp cách mạng.

C. giai cấp cầm quyền.

D. Nhà nước.

Câu 12. Văn bản có hiệu lực pháp lí thấp hơn không được trái với văn bản pháp lí cao hơn là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

Câu 13. Văn bản luật có pháp lí cao nhất khẳng định quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội là

A. Hiến pháp.

B. Luật Lao động.

C. Luật Dân sự.

D. Luật Doanh nghiệp.

Câu 14. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền thể hiện bản chất

A. chính trị của pháp luật.

B. kinh tế của pháp luật.

C. xã hội của pháp luật.

D. giai cấp của pháp luật.

Câu 15. Nhà nước đưa các quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển xã hội vào trong các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ

A. các quyền của công dân.

B. các giá trị đạo đức.

C. tính phổ biến của pháp luật.

D. tính quyền lực của pháp luật.

Câu 16. “Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước” là khẳng định về

A. vai trò của pháp luật.

B. đặc trưng của pháp luật.

C. khái niệm pháp luật.

D. chức năng của pháp luật.

Câu 17. Điểm giống nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức là

A. đều điều chỉnh hành vi để hướng tới các giá trị xã hội.

B. đều là những quy tắc bắt buộc mọi người phải tuân theo.

C. đều điều chỉnh hành vi dựa trên sức ép của dư luận xã hội.

D. đều điều chỉnh hành vi dựa trên tính tự giác của công dân.

Câu 18. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với

A. nguyện vọng của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

B. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

C. ý chí của giai cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

D. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

Câu 19. Các quy phạm pháp luật được hình thành dựa trên

A. ý chí của giai cấp cầm quyền.

B. các quan hệ kinh tế.

C. chuẩn mực đạo đức xã hội.

D. thực tiễn đời sống xã hội.

Câu 20. Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì

A. pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.

B. pháp luật chỉ phục vụ giai cấp cầm quyền.

C. pháp luật mang tính cưỡng chế, chấn áp.

D. pháp luật được áp dụng đối với tất cả mọi người.

Câu 21. Khẳng định nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật?

A. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.

C. Pháp luật đảm bảo sự phát triển của xã hội.

D. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền.

Câu 22. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ

A. xã hội.

B. chính trị.

C. kinh tế.

D. đạo đức.

Câu 23. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của

A. giai cấp công nhân.

B. giai cấp nông dân.

C. tầng lớp trí thức.

D. giai cấp cầm quyền.

Câu 24. Chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm bảo đảm thực hiện pháp luật bằng quyền lực của mình?

A. Nhân dân.

B. Nhà nước.

C. Công dân.

D. Giai cấp.

Câu 25. Nội dung: Pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện phản ánh

A. Tính quyền lực của pháp luật.

B. Bản chất giai cấp của pháp luật.

C. bản chất xã hội của pháp luật.

D. tính bắt buộc của pháp luật.

Câu 26. Để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức, pháp luật là một phương tiện

A. quan trọng.

B. quyết định.

C. đặc thù.

D. chủ yếu.

Câu 27.  Những giá trị cơ bản mà pháp luật và đạo đức cùng hướng tới là

 A. công minh, trung thực, bình đẳng, bác ái.

B. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.

C. công bằng, hòa bình, tôn trọng, tự do.

D. công minh, lẽ phải, bác ái, bình đẳng.

Câu 28. Nội dung nào dưới đây không thể hiện  pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội bẳng pháp luật?

A. Nhà nước sử dụng pháp luật để phát huy quyền lực của mình.

B. Nhà nước sử dụng pháp luật để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong cả nước.

C. Nhà nước khuyến khích nhân dân timg hiểu pháp luật.

D. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ và công bằng.

Câu 29. “Nhờ có pháp luật nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình”. Nhận định này muốn đề cập đến

A. Chức năng của pháp luật.

B. Vai trò của pháp luật.

C. đặc trưng của pháp luật.

D. nhiệm vụ của pháp luật.

Câu 30. pháp luật quy định rõ cách thức để công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình là biểu hiện cụ thể về

A. Vai trò của pháp luật.

B. Bản chất của pháp luật.

C. đặc trưng của pháp luật

D. chức năng của pháp luật.

 

{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2018-2019, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF