Với mong muốn giúp các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi, HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD KHỐI 12 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017- 2018
Bài 1 Pháp luật và đời sống
Câu 1: Pháp luật là gì? Trình bày các đặc trưng của pháp luật? Phân tích các bản chất của pháp luật ?
* Khái niệm : Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
* Các đặc trưng của pháp luật :
- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
- Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung, vì :
+.Pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước.
+ Pháp luật là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật.
- Pháp luật có tính xác định chặc chẽ về mặt hình thức, vì hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để ai đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác.
+ Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều được quy định chặc chẽ trong Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
* Bản chất của pháp luật :
- Bản chất giai cấp của pháp luật.
+ Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
+ Nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước .
+ Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.
HCM: “ Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động...’
- Bản chất xã hội của pháp luật
Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội .
-Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ảnh những nhu cầu lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội.
-Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội . Vì các hành vi xử sự đúng với quy định của pháp luật làm cho xã hội phát triển trong vòng trật tự ổn định, quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người được tôn trọng.
Câu 2: So sánh giữa pháp luật và đạo đức?
Nội dung |
Đạo đức |
Pháp luật |
Nguồn gốc hình thành |
Các quy tắc xử sự chung trong đời sống xã hội, do nhân dân ghi nhận |
Các quy tắc xử sự chung trong đời sống xã hội được nhà nước ghi nhận |
Nội dung |
Các quy tắc xử sự(việc nên làm, việc không nên làm) |
Các quy tắc xử sự(việc được làm, việc phải làm, việc không được làm) |
Hình thức thể hiện |
Thông qua lương tâm, thái độ của con người |
Văn bản pháp luật |
Phương thức tác động |
Giáo dục bằng thái độ, lấy đức phục nhân |
Giáo dục cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước |
Bài: 2 Thực hiện pháp luật
Câu 3: Thực hiện pháp luật là gì? Các hình thức của thực hiện pháp luật? So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật ?
*Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức.
* Các hình thức thực hiện pháp luật :Có 4 hình thức sau đây:
- Sử dụng pháp luậ t: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
- Thi hành pháp luật : Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
- Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm.
- Áp dụng pháp luật : Các cơ quan, công chức có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. Trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình thông qua hình thức áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước:
+ Các quyền và nghĩa vụ của công dân không tự phát sinh hay chấm dứt nếu không có một văn bản, quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức. Căn cứ vào quyết định đó, người vi phạm pháp luật hoặc các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
* So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật
- Giống nhau :
Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống , trở thành những hành vi hợp pháp của chủ thể thực hiện.
- Khác nhau :
+ Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể PL có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được PL cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện.
+ ADPL là hình thức chỉ có sự tham gia của cơ quan và cán bộ , công chức nhà nước.
Câu 4: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính ? Ví dụ ?
- Giống nhau :
Đều là những hành vi vi phạm PL , độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí
- Khác nhau :
+ Vi phạm hình sự : Hành vi gây nguy hiểm cho Xh.
+ Vi phạm hành chính : Hành vi nguy hiểm cho XH nhưng thấp hơn , chủ yếu xâm phạm các quy tắc quản lí nàh nước.
VD.
Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
Câu 5: Em hiểu như thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí ? Cho ví dụ ?
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
- Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình :
+ Quyền: bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản, các quyền dân sự, chính trị khác....
+ Nghĩa vụ: Bảo vệ Tổ quốc, đóng thuế...
=> Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội.
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.
VD.
Câu 6 : Ý nghĩa của việc Nhà nước đảm bảo cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí ?
- Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
- Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân và của xã hội.
Câu 7: Xử lí tình huống bài tập số 4 SGK trang 31
Gợi ý :
- Thắc mắc của gia đình N là sai.
- Vì N và A không cùng độ tuổi. Trong đó, A không phải là người chủ động thực hiện mà chỉ theo sự lôi kéo của N nên mới cùng nhau bàn kế đi cướp. Việc xử lí người chưa thành niên ( từ 14 tuôi đến dưới 18 tuổi ) phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu nhằm giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm , phát triển lành mạnh và trở thành người CD có ích cho XH.
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề cương ôn tập HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!