YOMEDIA

Bộ 5 đề thi học kì 1 lmôn Địa Lý 12 của các trường THPT

Tải về
 
NONE

Hoc247 giới thiệu đến các em học sinh Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Địa lý của các trường THPT​​. Giúp các em tham khảo và rèn luyện đánh giá kiến thức của mình. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em trong quá trình học tập. 

ATNETWORK
YOMEDIA

Đề tham khảo số 1: 

SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG

TRƯỜNG THPT THUỴ HƯƠNG Số 1

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM 2017

MÔN: ĐỊA LÝ  

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

Mã đề: 101

Chọn đáp án đúng:

Câu 1. Nước ta tiến hành công cuộc đổi mới với điểm xuất phát thấp từ nền kinh tế chủ yếu là:

A. Công – nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Nông – công nghiệp.

D. Nông nghiệp.

Câu 2. Đường biên giới trên đất liền chung với các nước

A. Thái Lan, Lào, Campuchia

B. Lào, Campuchia, Trung Quốc.

C. Lào, Trung Quốc, Thái Lan.

D. Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc.

Câu 3. Địa hình cao nhất nước ta thường được phân bố ở khu vực

A. Đông Bắc                                                                          C. Tây Bắc.

B. Trường Sơn Bắc.                                                             D. Tây Nguyên.

Câu 4. Năm 2015 dân số nước ta là 91.713,3 nghìn người, diện tích của nước ta là 331212 km2. Mật độ dân số nước ta là:

A. 277 người/km2                                                               C. 288 người/km2.

B. 267 người/km2.                                                           D. 299 người/km2.

Câu 5. Tính chất nhiệt đới của nước ta được quyết đinh bởi:

A. nằm trong vùng nội chí tuyến.

B. ảnh hưởng của biển Đông.

C. hoạt động của hoàn lưu gió mùa.

D. sự phân hóa của địa hình.

Câu 6. Nhận định nào chưa chính xác về vùng đồng bằng ở nước ta?

A. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn nhất

B. Tất cả các đồng bằng ở nước ta đều là các đồng bằng châu thổ

C. Nước ta có 2 đồng bằng châu thổ rộng lớn được bồi đắp bởi phù sa của các hệ thống sông lớn trên các vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng

D. Các đồng bằng duyên hải miền Trung có tính chất chân núi ven biển, trong lòng có nhiều đồi sót, cồn cát, đụn cát, đầm phá.    

Câu 7. Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc phân hóa ở độ cao

A.600 – 700m.                                                          C. 650 – 1000m.

B.900 – 1000m.                                                        D. 600 – 800m.

Câu 8. Số lượng các con sông có chiều dài trên 10km là

A. 2379 sông.                                                            C. 2360 sông.

B. 2630 sông.                                                            D. 3620 sông.

Câu 9. Nguyên nhân dẫn đến tài nguyên rừng nước ta bị giảm sút nghiêm trọng

A. do đốt nương làm rẫy của đồng bào các dân tộc vùng cao.

B. do cháy rừng.

C. do hậu quả chiến tranh.

D. do khai thác bừa bãi, không theo một chiến lược nhất định.

Câu 10. Đặc điểm của vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới là:

A. nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa.

B. nằm trên vành đai sinh khoáng TBD.

C. nằm trên đường hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc tế.

D. khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động nhất trên thế giới.

Câu 11. Sự phân hóa khí hậu theo mùa giúp cho:

A. ngành công nghiệp chế biến nông sản có nguyên liệu dồi dào, quanh năm.

B. ngành xây dựng và công nghiệp khai khoáng làm việc thuận lợi.

C. nguồn nông sản đa dạng, phong phú thuận lợi cho các ngành công nghiệp chế biến.

D. công nghiệp chế biến kim loại phát triển thuận lợi.

Câu 12. Đồng bằng Duyên hải miền Trung bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ nguyên nhân do:

A. chịu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa.

B. sự chia cắt của những sông lớn.

C. do tác động của con người.

D. địa hình hẹp ngang, nhiều dãy núi chạy ăn lan ra sát biển.

Câu 13. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ:

A. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

B. nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.

C. nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.

D. nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.

Câu 14. Nguyên nhân nào tạo nên sự thay đổi thiên nhiên theo độ cao?

A. Chịu tác động mạnh của gió mùa đông bắc.

B. Địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiệt độ thay đổi theo độ cao.

C. Giáp biển Đông.

D. Do vị trí địa lí.

Câu 15. Sử dụng Atlat (tr 7) cho biết ngọn núi Khoan La San cao 1853m nơi “Khi gà cất tiếng gáy trên đỉnh núi thì cả 3 nước đều nghe thấy”  thuộc tỉnh

A. Lai Châu.

B. Điện Biên.

C. Kom Tum.

D. Lào Cai.

Câu 16. Nội thủy là vùng:

A. vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

B. Có chiều rộng 12 hải lí.

C. Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí.

D. Nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí.

Câu 17. Dựa vào atlat trang 25, đi dọc bờ biển từ bắc vào nam sẽ gặp những bãi biển

A. Sầm Sơn, Mỹ Khê, Nha Trang, Vũng Tàu.

B. Nha Trang, Sầm Sơn, Vũng Tàu, Mỹ Khê.

C. Mỹ Khê, Nha Trang, Sầm Sơn, Vũng Tàu.

D. Sầm Sơn,  Nha Trang, Mỹ Khê, Vũng Tàu.

Câu 18. Dựa vào atlat trang 9, cho biết gió phơn Tây Nam ở nước ta hoạt động chủ yếu ở khu vực nào

A. Bắc Bộ.                                                                  C. Bắc Trung Bộ.

B. Tây Nguyên.                                                         D. Đông Nam Bộ.

Câu 19. Hiện nay mặc dù tỉ lệ tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh là do:

A. đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện.

B. tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng với tốc độ cao.

C. quy mô dân số hiện nay lớn hơn trước đây và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao.

D. hiệu quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình chưa cao.

Câu 20. Dựa vào Atlat trang  25 thứ tự từ Bắc xuống Nam là các vườn quốc gia:

A. Ba Bể, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên.

B. Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên, Ba Bể.

C. Bạch Mã, Cát Tiên, Cúc Phương, Ba Bể.

D. Cát Tiên, Cúc Phương, Ba Bể, Bạch Mã.

Đề tham khảo số 2: 

SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN

(Đề thi gồm 06 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN ĐỊA LÝ-KHỐI 12

NĂM HỌC 2016-2017

(Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề)

Họ, tên thí sinh:..................................................................................................................

Số báo danh:.......................................................................................................................

Lưu ý: Đối với câu trắc nghiệm học sinh tô tròn bằng viết chì vào phiếu trả lời. Thí sinh nhớ ghi lại số báo danh và mã đề thi vào bài thi.                   

Mã đề: 254

 Lưu ý: Đối với câu trắc nghiệm học sinh tô tròn bằng viết chì vào phiếu trả lời. Thí sinh nhớ ghi lại số báo danh và mã đề thi vào bài thi.

 

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cho bảng số liệu "Mật độ dân số một số vùng nước ta năm 2014" (đơn vị: người/km2), hãy lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp nhất thể hiện sự phân bố mật độ dân số không đều trong cả nước:

Vùng

Mật độ

Vùng

Mật độ

Đông Bắc

155

Duyên hải Nam Trung Bộ

205

Tây Bắc

79

Tây Nguyên

101

Đồng bằng sông Hồng

1304

Đông Nam Bộ

669

Bắc Trung Bộ

202

Đồng bằng sông Cửu Long

432

A. Biểu đồ cột kép          B. Biểu đồ cột đứng  C. Biểu đồ cột ngang     D. Biểu đồ cột chồng

Câu 2. Nếu trên đỉnh núi Phanxipăng (3143m) có nhiệt độ là 2,0oC, thì theo quy luật đai cao (xuống thấp 1000m nhiệt độ tăng 6oC), nhiệt độ ở chân núi này sẽ là

A. 15,9oC.                         B. 2,0oC.                      C. 25,9oC.                         D. 20,9oC.

Câu 3. Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa cần

A. ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sông thành thị.

B. tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa.

C. giảm bớt tốc độ đô thị hóa.

D. hạn chế dòng di dân từ nông thôn ra thành thị.

Câu 4. Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư không hợp lý tại Hải Phòng theo em là:

A. Khó khăn cho việc khai thác tài nguyên.            B. Ô nhiễm môi trường.

C. Gây lãng phí nguồn lao động.                       D. Giải quyết vấn đề việc làm.

Câu 5. Sự phân mùa của khí hậu nước ta  chủ yếu là do

A. ảnh hưởng của khối không khí lạnh (NPc) và khối không khí xích đạo (Em).

B. ảnh hưởng của khối không khí từ vịnh Bengan (TBg) và tín phong nửa cầu Bắc (Tm).

C. ảnh hưởng của khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất.

D. ảnh hưởng của tín phong nửa cầu Bắc (Tm) và khối không khí xích đạo (Em).

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào dưới đây có quy mô dân số (năm 2007) dưới 500 nghìn người?

A. Cần Thơ.                     B. Đà Nẵng.                C. Biên Hòa.                    D. Hạ Long.

Câu 7. Thảm thực vật rừng ở Việt Nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì

A. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.

B. vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.

C. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa phức tạp.

D. sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.

Câu 8. Dân số nước ta tăng trung bình mỗi năm khoảng

A. 1,8 triệu người.         B. 2,5 triệu người.    C. 1,0 triệu người.         D. 0,5 triệu người.

Câu 9. Dựa vào bảng số liệu sau:            

Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng I (oC)

Nhiệt độ trung bình tháng VII (oC)

Nhiệt độ trung bình năm (oC)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

26,9

Nhận xét nào sau đây đúng với biên độ nhiệt năm ở nước ta từ Bắc vào Nam?

A. biện độ nhiệt năm ở miền Bắc thấp hơn miền Nam.                       

B. biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam.

C. biên độ nhiệt năm tăng dần từ Bắc vào Nam.                                   

D. biên độ nhiệt năm cả hai miền Nam, Bắc đều thấp.

Câu 10. Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn "Cơ cấu dân số vàng", điều đó có nghĩa là

A. số người ở độ tuổi 15 - 59 chiếm hơn 2/3 dân số.

B. số người ở độ tuổi 0 - 14 chiếm hơn 2/3 dân số.

C. số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.

D. số người ở độ tuổi 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số.

Câu 11. Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do

A. được sự điều tiết của các hồ nước.           

B. nguồn nước ngầm phong phú.

C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.                     

D. có hiện tựơng mưa phùn vào cuối mùa đông.

Câu 12. Cho bảng số liệu:

Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm nước ta.   (Đơn vị: mm)

Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Bốc hơi (mm)

Hà Nội

1676

989

Huế

2868

1000

TP. HCM

1931

1686

Cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh lần lượt là:

A. (+)687; (+)1868; (+)245.                             B. (-)678; (-)1868; (-)245

C. (+)2665; (+)3868; (+)3671                          D. (-)2665; (-)3868; (-)3671

Câu 13. Để giảm tình trạng di dân tự do vào đô thị Hải Phòng, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

A. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị để tăng sức chứa dân cư.

B. phát triển mạng lưới đô thị hợp lí, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.

C. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.

D. hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên cả ở nông thôn và thành thị.

Câu 14. Căn cứ vào bản đồ Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta là

A. ven biển Bắc Bộ.                                             B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.                                                  D. ven biển cực Nam Trung Bộ.

Trên đây chỉ là một phần của Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Địa lý của các trường THPT. Để xem đầy đủ và dễ dàng đề thi này các em vui lòng xem online hoặc tải về máy của mình tại trang web Hoc247.net. Hi vọng đây sẽ là tài liệu ôn thi tốt hỗ trợ các em trong năm học này. Chúc các em thi tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON