Với mong muốn giúp các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi, HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em 9 Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.
ĐỀ SỐ 1:
SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG BÌNH TRƯỜNG THPT LÊ TRỰC |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 MÔN GDCD 12 Thời gian 45 phút ( không kể thời gian phát đề) |
Họ và tên thí sinh...................................................................
Số báo danh............................................................................
Hãy chọn một đáp án đúng hoặc đúng duy nhất trong mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Pháp luật là
A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .
B. những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành.
D. hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo từng địa phương.
Câu 2 . Đặc trưng nào sau đây là của pháp luật?
A. Tính hiện đại.
B. Tính nhân văn.
C. Tính truyền thống.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 3. Trên đường phố, tất cả mọi người đều chấp hành luật giao thông đường bộ là thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính nhân văn.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 4. Văn bản quy phạm pháp luật phải diễn đạt chính xác, dễ hiểu, một nghĩa thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính cưỡng chế.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 5. Bạn B 17 tuổi có hành vi cướp giật tài sản. Hành vi của B vi phạm pháp luật
A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luật.
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật?
A. Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật.
B. Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lý xã hội.
C. Quản lý xã hội bằng pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ.
D. Quản lý xã hội bằng pháp luật thì sẽ có trật tự, ổn định.
Câu 7: Thực hiện pháp luật là làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi
A. hợp pháp. B. phù hợp đạo đức. C. nhân văn. D. tự nguyện.
Câu 8. Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là
A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 9. Trong các hành vi sau, hành vi nào phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Cắt trộm cáp điện.
B. Mượn tiền không trả đúng hẹn.
C. Nghỉ việc không xin phép.
D. Vượt đèn đỏ.
Câu 10. Bà H lấn chiếm vỉa hè để buôn bán. Hành vi của bà H vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hành chính. B. Kỉ luật. C. Hình sự. D. Dân sự.
ĐỀ SỐ 2:
SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN
|
KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Giáo dục công dân – Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút
|
Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .............................
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về
A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa, giáo dục. D. tự do tín ngưỡng.
Câu 2: Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
B. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.
C. Tìm mọi cách để thu lợi trong kinh doanh.
D. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
Câu 3: Việc làm nào dưới đây vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
A. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự.
B. Hàng tháng đi lễ chùa đều đặn.
C. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.
D. Tổ chức các lớp học giáo lý cho người theo đạo.
Câu 4: Hợp đồng lao động có hiệu lực khi
A. hai bên đã đặt bút ký.
B. từ ngày hai bên ký kết hợp đồng lao động.
C. người lao động đã đồng ý nhận làm việc.
D. người sử dụng lao động đã đồng ý nhận lao động.
Câu 5: H và M là nhân viên bán hàng cho công ty dược phẩm C. Cả hai cùng đạt doanh thu cao nên đều được đề nghị khen thưởng nhưng do làm mất lòng con trai giám đốc, H bị loại khỏi danh sách trên. Trong trường hợp này, Giám đốc đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Dân sự. B. Kinh doanh. C. Kinh tế. D. Lao động.
Câu 6: Vì vợ bị vô sinh, Giám đốc X đã cặp kè với cô V để mong có con nối dõi tông đường. Khi biết mình có thai, cô V ép Giám đốc phải sa thải chị M trợ lí đương nhiệm và kí quyết định cho cô vào vị trí đó. Được M kể lại, vợ giám đốc ghen tuông đã buộc chồng đuổi việc cô V. Nể vợ, ông X đành chấp nhận. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Giám đốc X và cô V. B. Vợ chồng Giám đốc X và chị M.
C. Vợ chồng Giám đốc X. D. Vợ chồng Giám đốc X và cô V.
Câu 7: Văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
B. Quyết định của UBND tỉnh A về việc phê duyệt kế hoạch năm học 2017 - 2018 của giáo dục THPT tại địa phương.
C. Quyết định của UBND tỉnh A về việc thành lập ban chỉ đạo kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 tại địa phương.
D. Quyết định của UBND tỉnh A quy định mức thu đối với các khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh.
Câu 8: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng?
A. Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau.
B. Ai muốn làm gì thì làm.
C. Người chồng làm trụ cột và quyết định mọi việc.
D. Người vợ quyết định công việc trong gia đình.
Câu 9: Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với anh A do anh A điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ tại ngã tư. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã
A. sử dụng pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật.
Câu 10: Phương châm nào sau đây không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo với đạo pháp và dân tộc?
A. Kính Chúa yêu nước. B. Buôn thần bán thánh.
C. Lợi đạo ích đời. D. Tốt đời đẹp đạo.
ĐỀ SỐ 3:
SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
|
Họ, tên :......................................................................Lớp:...........................................................
Phòng:........................................................................SBD:...................................................
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không thuộc bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bình đẳng giữa anh chị em với nhau. B. Bình đẳng giữa ông bà, cô dì, chú bác. |
C. Bình đẳng giữa ông bà và các cháu. D. Bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con. |
Câu 2: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng
A. phải chịu trách nhiệm hình sự. B. bị xử lí theo quy định của pháp luật. |
C. bị truy tố và xét xử trước Tòa án. D. có thể chịu trách nhiện pháp lí khác nhau. |
Câu 3: Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật thừa nhận ở
A. kết quả lao động. |
B. văn bản pháp luật. |
C. hợp đồng lao động. |
D. cam kết lao động. |
Câu 4: Mọi công dân đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật. Khẳng định này là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. Quyền bình đẳng của công dân.
Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân?
A. Chồng là trụ cột gia đình nên có quyền quyết định nơi cư trú.
B. Vợ chồng trẻ phải có sự đồng ý của cha mẹ mới được quyết định nơi cư trú.
C. Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong gia đình nên cùng quyết định nơi cư trú.
D. Vợ quán xuyến mọi việc trong nhà nên có quyền quyết định nơi cư trú.
Câu 6: Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật nào dưới đây?
A. Có thể là không hành động. B. Không hành động.
C. Có thể là hành động D. Hành động.
Câu 7: Về bản chất, thực hiện pháp luật là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các hành vi
A. chính đáng. B. đúng đắn. C. hợp pháp. D. phù hợp.
Câu 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo. B. dân tộc, độ tuổi, giới tính. |
C. giới tính, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội D. thu nhập, tuổi tác, địa vị. |
Câu 9: Mọi người đều có quyền lựa chọn
A. vị trí làm việc theo sở thích riêng của mình.
B. điều kiện làm việc theo mong muốn của mình.
C. thời gian làm việc theo điều kiện của mình.
D. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
Câu 10: Nghĩa vụ mà công dân phải chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là
A. trách nhiệm pháp lý. B. nghĩa vụ pháp lý.
C. thực hiện pháp luật. D. vi phạm pháp luật.
Câu 11: Một trong những nội dung của công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là
A. được tự do sử dụng sức lao động để làm bất cứ việc gì.
B. được tự do làm việc bất cứ đâu mình muốn.
C. được tự do giao kết hợp đồng lao động.
D. được tự do sử dụng sức lao động của mình để tìm kiếm, lựa chọn việc làm.
Câu 12: Theo quy định của pháp luật, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản và vẫn được bảo đảm cho làm việc sau khi hết thời gian thai sản điều này thể hiện
A. bình đẳng giữa lao động nam và nữ. B. bất bình đẳng đối với lao động nam.
C. ưu tiên đối với lao động nữ. D. bất bình đẳng giới.
Câu 13: Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật là biểu hiện nội dung nào dưới đây của trách nhiệm pháp lý?
A. Mục đích. B. Đặc trưng. C. Chức năng. D. Vai trò.
Câu 14: Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì
A. pháp luật mang tính cưỡng chế, trấn áp. C. pháp luật chỉ phục vụ giai cấp cầm quyền. |
B. pháp luật được áp dụng đối với tất cả mọi người. D. pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện. |
Câu 15: Các dân tộc thực hiện quyền bình đẳng trong chính trị bằng hình thức
A. dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. B. dân chủ nghị trường và dân chủ đại diện. |
C. dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. D. dân chủ nghị trường và dân chủ gián tiếp. |
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần 9 Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018, để xem đầy đủ nội dung đề thi và đáp án chi tiết các em vui lòng đăng nhập website hoc247.net chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!