YOMEDIA

Hướng dẫn tìm hiểu về địa lý địa phương môn Địa Lý 9 năm 2021

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Hướng dẫn tìm hiểu về địa lý địa phương môn Địa Lý 9 năm 2021, gồm phần lý thuyết hướng dẫn và bài tập tham khảo nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức, góp phần chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Mời các em cùng theo dõi!

ADSENSE

HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VỀ ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG

 

A. LÝ THUYẾT

I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính 

1. Vị trí và lãnh thổ

- Phạm vi lãnh thổ. Diện tích.

- Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội.

2. Sự phân chia hành chính

- Quá trình hình thành tình (thành phố ).

- Các đơn vị hành chính.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1. Địa hình

- Những đặc điểm chính của địa hình.

- Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư và phát triển kinh tế - xã hội.

2. Khí hậu

- Các nét đặc trưng về khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, sự khác biệt giữa các mùa,...).

- Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.

3. Thuỷ văn

- Mạng lưới sông ngòi.

Đặc điểm chính của sông ngòi (hướng dòng chảy, chế độ nước,...).

Vai trò của sông ngòi với đời sống và sản xuất.

- Hồ : Các hồ lớn. Vai trò của hồ.

- Nước ngầm : Nguồn nước ngầm. Khả năng khai thác. Chất lượng nước đối với đời sống và sản xuất.

4. Thổ nhưỡng

- Các loại thổ nhưỡng. Đặc điểm của thổ nhưỡng. Phân bố thổ nhưỡng.

- Ý nghĩa của thổ nhưỡng đối với sản xuất.

- Hiện trạng sử dụng đất.

5. Tài nguyên sinh vật

- Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên (đặc biệt chú ý tới độ che phủ rừng).

- Các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng.

- Các vườn quốc gia.

6. Khoáng sản

- Các loại khoáng sản chính và sự phân bố.

- Ý nghĩa của khoáng sản đối với phát triển các ngành kinh tế.

Kết luận : nhận xét chung về đặc điểm tự nhiên và ý nghĩa của hoàn cảnh tự nhiên tới đời sống, kinh tế - xã hội.

III. Dân cư và lao động (tùy từng địa phương, HS làm theo dàn ý dưới đây)

1. Gia tăng dân số của địa phương

- Số dân.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm.

- Gia tăng cơ giới.

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động dân số.

- Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất.

2. Kết câu dân số địa phương

- Đặc điểm kết cấu dân số : kết cấu dân số theo giới tính, kết cấu dân số theo độ tuổi, kết cấu dân số theo lao động, kết cấu dân tộc.

- Ảnh hưởng của kết cấu dân số tới phát triển kinh tế - xã hội.

3. Phân bố dân cư

- Mật độ dân số

- Phân bố dân cư. Những biến động trong phân bố dân cư.

- Các loại hình cư trú chính.

4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế

- Các loại hình văn hoá dân gian. Các hoạt động văn hoá truyền thống,...

- Tình hình phát triển giáo dục : số trường, lớp, học sinh,... qua các năm; chất lượng giáo dục,..

- Tình hình phát triển y tế : số bệnh viện, bệnh xá, cán bộ y tế,... qua các năm; hoạt động y tế của tỉnh (thành phố),...

IV. Kinh tế

1. Đặc điểm chung

- Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì Đổi mới.

- Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế (nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ)

- Thế mạnh kinh tế của tỉnh (thành phố).

- Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh (thành phố) so với cả nước.

2. Các ngành kinh tế (tùy từng địa phương, HS làm theo dàn ý dưới đây)

a) Công nghiệp (kể cả tiểu, thủ công nghiệp)

- Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh (thành phố).

- Cơ cấu ngành công nghiệp :

+ Cơ cấu theo hình thức sở hữu.

+ Cơ cấu theo ngành (chú ý tới các ngành công nghiệp then chốt).

- Phân bố công nghiệp (chú ý tới các khu công nghiệp tập trung).

- Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu.

- Phương hướng phát triển công nghiệp.

b) Nông nghiệp (gồm lâm nghiệp và ngư nghiệp)

- Vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh (thành phố).

- Cơ cấu ngành nông nghiệp.

+ Ngành trồng trọt

Tỉ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Phát triển và phân bố của các loại cây trồng chính.

+ Ngành chăn nuôi

Phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi.

+ Ngành thuỷ sản

Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản (sản phẩm, phân bố,...).

+ Ngành lâm nghiệp

Khai thác lâm sản.

Bảo vệ rừng và trồng rừng.

- Phương hướng phát triển nông nghiệp.

c) Dịch vụ

- Vị trí của dịch vụ trong nền kinh tế của tỉnh (thành phố).

- Giao thông vận tải: Các loại hình vận tải. Các tuyến đường giao thông chính. Phát triển giao thông vận tải.

- Bưu chính viễn thông.

- Thương mại: Nội thương. Hoạt động xuất - nhập khẩu.

- Du lịch : Các trung tâm du lịch. Sự phát triển của ngành du lịch.

- Hoạt động đầu tư của nước ngoài.

3. Sự phân hoá kinh tế theo lãnh thổ

V. Bảo vệ tài nguyên và môi trường

a) Những dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường của tỉnh (thành phố)

b) Biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường.

B. BÀI TẬP THAM KHẢO

Bài 1: Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh (thành phố).

Gợi ý:

Ý nghĩa của vị trí địa lí:

- Quy định đặc điểm thời tiết khí hậu ổn định hay thất thường ⟶ có tác động thuận lợi hoặc khó khăn đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh (thành phố).

- Nằm gần hay xa nguồn nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ.

- Nằm trong khu vực giao thông phát triển, giáp biển dễ dàng giao lưu với các khu vực xung quanh và nước ngoài, hoặc có thể là cầu nối, cửa ngõ kinh tế của các tỉnh tiếp giáp. Ngược lại vị trí nằm ở nơi xa xôi, đồi núi hiểm trở, không giáp biển khó khăn trong giao lưu kinh tế - xã hội.

- Tiếp giáp biển: thuận lợi trong phát triển kinh tế mở, các ngành kinh tế biển (giao thông, du lịch, thủy sản, khai thác khoáng sản biển).

Bài 2: Theo em thành phần tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (thành phố)?

Gợi ý

Điều kiện tự nhiên là cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (thành phố). Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi thành phần đều có vai trò và tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở những khía cạnh khác nhau.

Bài 3: Nêu nhận xét về hiện trạng sử dụng đất. Ví dụ về dân số Hà Nội

Gợi ý

Nhận xét:

Cơ cấu sử dụng đất có sự khác biệt lớn:

- Diện tích đất được sử dụng nhiều nhất cho hoạt động phi nông nghiệp (50,7%).

- Tiếp theo là đất phi nông nghiệp (48,9%).

- Diện tích đất chưa sử dụng chỉ chiếm 1,4%.

⟹ Cho thấy Hà Nội là TTKT phát triển mạnh, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp lớn mạnh, thành phố đã và đang khai thác có hiệu quả diện tích đất cho phát triển kinh tế (đất chưa sử dụng chỉ chiếm 1,4%).

Bài 4: Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của tỉnh (thành phố). Gia tăng dân số có ảnh hưởng gì tới đời sống kinh tế - xã hội?

Gợi ý

Dàn bài gợi ý: Thành phố Hà Nội

* Gia tăng dân số Hà Nội:

- Số dân thành phố Hà Nội năm 2017 là 7.654,8 nghìn người. Trong đó, dân số thành thị là 3.764,1 nghìn người, chiếm 49,2% và tăng 1,7% so năm 2016; dân số nông thôn là 3.890,7 nghìn người, chiếm 50,8% và tăng 1,8%.

- Gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm, từ 2,1% (năm 2015)xuống 1,9% (năm 2017).

- Mật độ dân số trung bình là 2.279 người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại 12 quận nội thành, trong đó cao nhất là quận Đống Đa 42.171 người/km2, thấp nhất là quận Long Biên 4.840 người/km2).

* Ảnh hưởng của gia tăng dân số ở Hà Nội:

- Tích cực:

+ Đem lại nguồn lao động dồi dào cho phát triển các ngành kinh tế.

+ Lao động nhập cư có trình độ cao, năng động (chủ yếu là sinh viên, cử nhân, kĩ sư...)

+ Thị trường tiêu thụ lớn.

- Tích cực:

+ Gây sức ép lên các vấn đề nhà ở, việc làm, giáo dục...

+ Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

+ Tệ nạn xã hội, tai nạn và ùn tắc giao thông...

Bài 5: Nêu nhận xét khái quát về đặc điểm kinh tế của tỉnh (thành phố).

Gợi ý

Nhận xét:

- Trong cơ cấu kinh tế của Hà Nội:

+ Chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành dịch vụ (60,67%).

+ Tiếp đến là công nghiệp –xây dựng (41,1%).

+ Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất.

⟹ Cơ cấu kinh tế trên phản ánh trình độ phát triển kinh tế khá cao của Hà Nội hiện nay, thể hiện vai trò của một TTKT lớn thứ 2 cả nước (sau TP.Hồ Chí Minh), là đầu tàu kinh tế của khu vực phía Bắc.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Hướng dẫn tìm hiểu về địa lý địa phương môn Địa Lý 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF