YOMEDIA

Giải Hóa 10 SGK nâng cao Chương 5 Bài 37 Luyện tập Chương

 
NONE

Dưới đây là Hướng dẫn giải Hóa 10 SGK nâng cao Chương 5 Bài 37 Luyện tập chương được hoc247 biên soạn và tổng hợp, nội dung bám sát theo chương trình SGK Hóa học 10 nâng cao giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn tập kiến thức hiệu quả hơn. 

ATNETWORK

Bài 1 trang 149 SGK Hóa 10 nâng cao

Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, và NaI thì thấy hiện tượng gì xảy ra?

A. Cả 4 dung dịch đều tạo ra kết tủa.

B. Có 3 dung dịch tạo ra kết tủa và 1 dung dịch không tạo kết tủa.

C. Có 2 dung dịch tạo ra kết tủa và 2 dung dịch không tạo kết tủa.

D. Có 1 dung dịch tạo ra kết tủa và 3 dung dịch không tạo kết tủa.

Tìm phương án đúng.

Hướng dẫn giải:

Chọn B

AgF là muối tan nên chỉ có 3 dung dịch xảy ra phản ứng tạo kết tủa

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3

AgNO3 + NaI → AgI↓ + NaNO3


Bài 2 trang 149 SGK Hóa 10 nâng cao

Có ba bình không ghi nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr và NaI. Chỉ dùng hai thuốc thử (không dùng AgNO3), làm thế nào để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình? Viết phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử và cho một ít hồ tinh bột vào 3 mẫu thử trên, tiếp tục cho nước clo lần lượt vào 3 mẫu thử.

- Mẫu thử chuyển sang vàng là mẫu NaBr.

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

- Mẫu thử có xùất hiện màu xanh là mẫu NaI. Do I2sinh ra làm xanh hồ tinh bột

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

- Mẫu không có hiện tượng là NaCl.


Bài 3 trang 149 SGK Hóa 10 nâng cao

Hãy cho biết tên của các chất A, B, C biết rằng chúng tham gia các phản ứng được ghi bằng các sơ đồ sau. Biết A là chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

A + H2 → B;

A + H2O + SO2 → B + …

A + H2O ⇌ B + C;

C → B + …

Hãy viết phương trình hóa học đầy đủ của các phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng:

Cl2 + H2 → 2HCl  (đk: ánh sáng)

 (A)                 (B)

Cl2 + 2H2O + SO→  2HCl + H2SO4

 (A)                                 (B)

Cl2 + H2O →  HCl + HClO

 (A)                   (B)       (C)

2HClO →  2HCl + O2

 (C)              (B)


Bài 4 trang 149 SGK Hóa 10 nâng cao

Chia một dung dịch nước brom có màu vàng thành hai phần. Dẫn khí A không màu đi qua phần một thì dung dịch mất màu. Dẫn khí B không màu đi qua phần hai thì dung dịch sẫm màu hơn.

Hãy cho biết khí A, khí B có thể là những chất gì? Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

Khí A: SO2; Khí B : HI

Phần 1: SO2 + Br2+ 2H2O → 2HBr + H2SO4

Phần 2: Br2 + 2HI → 2HBr + I2


Bài 5 trang 150 SGK Hóa 10 nâng cao

Brom có lẫn ít tạp chất là clo. Làm thế nào để thu được brom tinh khiết. Viết phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

Cho một ít NaBr vào hỗn hợp để loại khí Cl2

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Chưng cất hỗn hợp để lấy Br2 tinh khiết.


Bài 6 trang 150 SGK Hóa 10 nâng cao

Bằng thí nghiệm nào có thể kiểm tra được khí nitơ có lẫn tạp chất sau đây hay không?

a) Clo.

b) Hiđro clorua.

Hãy viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

Câu a:

Cho hỗn hợp khí qua dung dịch KI, nếu thấy dung dịch chuyển sang màu nâu thì hỗn hợp có lẫn Cl2:

Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

Câu b:

Cho hỗn hợp qua dung dịch AgNO3 nếu có kết tủa trắng là hỗn hợp có HCl:

HCl + AgNO → AgCl↓ + HNO3.


Bài 7 trang 150 SGK Hóa 10 nâng cao

Cho các chất: brom, clo, hiđro clorua, iot, bạc bromua, natri clorua. Hãy chọn trong số các chất trên.

a) Một chất lỏng ở nhiệt độ phòng.

b) Một chất có trong nước biển nhưng không có trong nước nguyên chất.

c) Một chất khí màu vàng lục.

d) Một chất bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời.

e) Một chất khí không màu tạo “khói” trong không khí ẩm.

f) Một hợp chất được dùng để bảo quản thực phẩm.

Hướng dẫn giải:

a) Brom.

b) Natri clorua.

c) Clo.

d) Bạc bromua.

e) Hiđro clorua.

f) Natri clorua.

g) Clo.

h) iot.

i) Clo.


Bài 8 trang 150 SGK Hóa 10 nâng cao

Khi bị nung nóng, kali clorat đồng thời phân hủy theo hai cách:

a) Tạo ra oxi và kali clorua;

b) Tạo ra kali peclorat và kali clorua.

- Viết các phương trình hóa học.

- Tính xem có bao nhiêu phần trăm về khối lượng kali clorat đã phân hủy theo phản ứng (a) và phản ứng (b), biết rằng khi phân hủy 73,5gam kali clorat, thu được 33,5gam kali clorua.

Hướng dẫn giải:

Phản ứng hóa học xảy ra:

Phương trình hóa học:

2KClO3    →    2KCl    +    3O2          (a)

  x        →           x

4KClO3    →    3KClO4    +    KCl          (b)

  y           →                            0,25y

Phần trăm khối lượng KClO3 đã bị phân hủy.

Theo pt: nKCl (a) = nKClO3 = x mol

nKCl (b) = 1/4. nKClO3 = 0,25.y mol

Theo đề bài, ta có:

 (x + y).122,5 = 73,5 và (x + 0,25y).74,5 = 33,5

Suy ra x + y = 0,6 và x + 0,25y = 0,45

Giải được x = 0,4; y = 0,2.

Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (a): [(0,4 x 122,5)/73,5]. 100% = 66,67%

Phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (b): [(0,2 x 122,5)/73,5]. 100% = 33,33%


Bài 9 trang 150 SGK Hóa 10 nâng cao

Thêm 78ml dung dịch bạc nitrat 10% (khối lượng riêng 1,09 g/ml) vào một dung dịch có chứa 3,88g hỗn hợp kali bromua và natri iotua. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dung dịch axit clohiđric nồng độ 1,5 mol/1. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp muối ban đầu và tính thể tích hiđro clorua ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng để tạo ra lượng axit clohiđric đã dùng.

Hướng dẫn giải:

Số mol AgNO3 = (78.1,09.10)/(100.170) = 0,05 (mol);

Số mol HCl = 0,0133.1,5 = 0,02 (mol)

Đặt số mol của KBr và NaI lần lượt là x mol và y mol.

AgNO3    +    KBr    →    AgBr↓    +    KNO3 (1)

x    ←             x               x

AgNO3    +    NaI    →     AgI↓    +     NaNO3 (2)

y    ←               y              y

AgNO3    +    HCl    →    AgCl↓    +    HNO3 (3)

0,02    ←      0,02              0,02

Gọi số mol của KBr và NaI lần lượt là x mol và y mol

Theo pt: nAgNO3 = x + y + 0,02 = 0,05 mol

Theo đề bài, ta có hệ phương trình:

Vậy %mKBr = [(0,02.119)/3,88]. 100% = 61,34%

%mNaI = 100% - 61,34% = 38,66%

Thể tích hidro clorua cần dùng:

0,02.22,4 = 0,448 (lít).


Bài 10 trang 150 SGK Hóa 10 nâng cao

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp khí gồm hiđro clorua và hiđro bromua vào nước, ta thu được dung dịch chứa hai axit với nồng độ phần trăm bằng nhau. Hãy tính thành phần phần trăm theo thể tích của từng chất trong hỗn hợp khí ban đầu.

Hướng dẫn giải:

Đặt số mol của HCl và HBr lần lượt là x mol và y mol. Thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp về mặt toán học không phụ thuộc vào số mol hỗn hợp. Nên trong trường hợp này ta xét số mol hỗn hợp là 1 mol.

⇒ x + y = 1 (*)

Dung dịch chứa 2 axit có nồng độ phần trăm bằng nhau có nghĩa là khối lượng 2 axit bằng nhau.

⇒ 36,5x = 81 y (**) .

Giải hệ (*) và (**) ta được x = 0,69 và y = 0,31 Thành phần phần trăm thể tích của từng chất khí trong hỗn hợp

%VHCl = %nHCl = 69%

%VHBr = %nHBr = 31%

 

Trên đây là nội dung chi tiết Giải bài tập nâng cao Hóa 10 Chương 5 Bài 37, với hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng, trình bày khoa học. Hoc247 hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh lớp 10 học tập thật tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON