Tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 65 được biên soạn theo chuẩn kiến thức và kĩ năng do HOC247 cập nhật hy vọng sẽ mang đến nguồn tư liệu tham khảo quý giá cho các em. Tài liệu giúp hỗ trợ các em ôn tập và luyện thi hiệu quả để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào kì thi quan trọng.
ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 65
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.
…Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…”
(Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã )
Câu 1. Nội dung chính của đoạn văn được in đậm là gì? (0.5 điểm)
Câu 2. Theo anh/chị, vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”? (0.5 điểm)
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó? (1.0 điểm)
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trình bày suy nghĩ của mình về câu nói“Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”
Câu 2 (5 điểm)
Hãy phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương trong những đoạn văn sau và nhận xét về những phát hiện độc đáo của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường .
“Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một nhánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Paris, sông Đanuýp của Buđapet, sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông.Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố phường với những cây đa, cây dừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thật chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”.
“Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau vùng ngoại ô Vỹ Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông - tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ. Đối với Huế, nơi đây chính là chỗ chia tay dõi xa ngoài mười dặm trường đình.Riêng với sông Hương, vốn đang xuôi chảy giữa cánh đồng phù sa êm ái của nó, khúc quanh này thực bất ngờ biết bao. Có một cái gì rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây; và để nhân cách hóa nó lên, tôi gọi đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ sông này, sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả: “Còn non - còn nước - còn dài. Còn về - còn nhớ....”. Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian; ấy là tấm lòng người dân nơi Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.”
(Trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng Phủ Ngọc Tường, SGK Ngữ văn 12 Tập 1)
............HẾT..............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1: Thất bại, vấp ngã là điều tất yếu trong cuộc sống và con người có những ứng xử khác nhau.
Câu 2: Vì vấp ngã giúp con người nhận thức được bản thân, có được những kinh nghiệm quý báu, nhận ra được những giá trị của cuộc sống.
Câu 3:
- Biện pháp điệp cấu trúc cú pháp.
- Hiệu quả: Tạo nhịp điệu hài hòa, cân đối, làm nổi bật thông điệp động viên, thúc giục con người hãy vượt qua cảm xúc đau buồn khi vấp ngã để đón nhận những điều tốt đẹp từ thế giới xung quanh.
Câu 4:
HS chọn một thông điệp có ý nghĩa trong đoạn trích và lý giải hợp lý, thuyết phục.
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thất bại, vấp ngã sẽ đem lại cho con người những bài học đáng quý.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải thể hiện rõ suy nghĩ về những bài học quý giá mà thất bại, vấp ngã đem lại cho con người. Từ đó đưa ra một thông điệp có ý nghĩa cho bản thân và cho giới trẻ.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
e. Sáng tạo
Thể hiện những suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2 (5 điểm)
Yêu cầu chung
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học
- Bài viết có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả…
- Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
2. Yêu cầu cụ thể
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận)
Xác định vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong hai đoạn văn và những phát hiện mới mẻ của tác giả.
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, cụ thể:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tác giả, tác phẩm, vấn đê nghị luận
Giải quyết vấn đề
- Phân tích vẻ đẹp sông Hương khi về thành phố Huế (đoạn 1)và khi rời xa thành phố(đoạn 2)
- Sông Hương khi về đến thành phố Huế
Phân tích:
- Sông Hương là dòng sông thuộc về thành phố Huế. Hành trình sông về với Huế được ví như “cuộc tìm kiếm người tình trong mộng”. Khi chảy vào thành phố, dòng sông “uốn một cánh cung rất nhẹ”, dòng sông mềm mại “như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”. Sông Hương đến với Huế bằng vẻ đẹp duyên dáng và nỗi lòng e thẹn, ngập ngừng, ý vị, kín đáo của cô gái đang yêu.
- Với cái nhìn hướng ngoại, nhà văn đã mở rộng tầm nhìn tới những dòng sông đẹp của thế giới và chợt nhận ra sông Hương đoạn qua thành phố Huế mang vẻ đẹp không chỉ dáng vẻ mà còn đẹp ở tâm hồn tha thiết với Huế.
- Từ góc nhìn tình yêu, nhà văn nhìn thấy giữa lòng thành phố, sông Hương tỏa thành nhiều nhánh sông đào như những cánh tay mềm mại, ôm ấp lấy người tình thủy chung và vẫn lưu giữ ngàn năm vẻ trầm mặc muôn đời.
- Với ngòi bút tài hoa, tinh tế in đậm trong những phép so sánh mới lạ, độc đáo, trong những câu văn đậm chất hội hoạ và giọng văn trữ tình da diết, nhà văn đã phát hiện và khắc hoạ thi vị dáng vẻ lững lờ, thơ mộng chứa đựng chiều sâu tâm hồn rạo rực yêu đương của sông Hương.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 65 . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---