YOMEDIA

Đề thi thử THPT Quốc gia Ngữ văn năm 2017 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu với các em đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn của Sở GD&ĐT Bắc Ninh có đáp án. Tài liệu này sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc dạng đề và luyện tập thực hành cách làm bài thi THPT Quốc gia 2017.

ATNETWORK
YOMEDIA

Sở GD&ĐT Bắc Ninh
Phòng Khảo thí và Kiểm định

 

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

 

Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

[1] ...”Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó trong một hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào đó như thế nào?”

[2] “Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế”.

(Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016-2017,

 Marcel van Miert, chủ tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt - Úc)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào?

Câu 3: Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn [2] của văn bản và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

Câu 4: Quan điểm của anh chị về ý kiến: "Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới".

Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.”

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất nước trong đoạn trích “Đất Nước” - Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ văn 12, Tập một).

 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
MÔN: NGỮ VĂN

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0.5

2

  • Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong những hoàn cảnh: 
    • Khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca
    • Khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước
    • Chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình.
0.5

3

  • Biện pháp tu từ:
    • Lặp cấu trúc cú pháp: "Tự hào dân tộc không phải... mà là..."
  • Hiệu quả:
    • Nhấn mạnh và khẳng định quan điểm của người viết về niềm tự hào dân tộc.
1.0

4

  • Khẳng định đây là một ý kiến đúng đắn, xác đáng bởi lẽ: 
    • Bản sắc dân tộc là những nét riêng ưu việt nhất của dân tộc đó cần được thể hiện và giữ gìn trong thời kì hội nhập.
    • Cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về văn hoá dân tộc, tích cực quảng bá những nét độc đáo của văn hoá quê hương, những hình ảnh đẹp trên khắp mọi miền đất nước, luôn gìn giữ, phát huy những vẻ đẹp truyền thống
1.0

II

 

LÀM VĂN

7.0

1

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.

2.0

 A. Yêu cầu về hình thức: 

  • Viết đúng yêu cầu một đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 200 chữ. Yêu cầu trình bày rõ ràng mạch lạc, không mắc lỗi chính tả dùng từ đặt câu...

B. Yêu cầu về nội dung: 

  • Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:
    • Giải thích ngắn gọn khái niệm tự hào dân tộc: Đó là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng, sự tự tôn trước những vẻ đẹp trong bản sắc văn hoá dân tộc.
    • Tự hào dân tộc là biểu hiện của tình yêu đất nước, ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước... 

Bàn luận

  • Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn bởi lẽ:
    • Tự hào dân tộc không phải là sự tự tôn mù quáng đề cao văn hoá dân tộc mình mà hạ thấp văn hoá các dân tộc khác.
    • Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần hoà nhập để thể hiện bản sắc văn hoá nhưng không hoà tan và luôn có ý thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam.
    • Cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ về văn hoá dân tộc, những nét đẹp và cả những điểm hạn chế, phát huy nét đẹp và loại trừ những hủ tục lạc hậu, thói quen xấu...
    • Phê phán những người quay lưng lại với văn hoá dân tộc, bài xích, xem thường văn hoá cha ông, chạy theo lối sống lai căng, học đòi, sùng ngoại...
  • Bài học nhận thức hành động: Mỗi cá nhân cần có những hành động thiết thực, trực tiếp để thể hiện niềm tự hào dân tộc. 

0.25

 

 

 

 

1.5

 

 

 

 

 

0.25

Trên đây chỉ trích dẫn một phần bộ câu hỏi kèm đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn của Sở GD&ĐT Bắc Ninh công bố. Để xem tài liệu đầy đủ các em vui lòng tải về máy. Hy vọng tài liệu này hỗ trợ các em tổng ôn lại kiến thức và kĩ năng  chương trình Ngữ văn THPT để đạt kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới. Bên cạnh đó, đây cũng là tài liệu tham khảo chuẩn cho các thầy cô giáo sử dụng để ôn luyện cho các em học sinh.

--MOD Ngữ văn HỌC247 (tổng hợp)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON