YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh - Trường THPT Rạch Gầm lần 1 có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các bạn có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT QG sắp tới Hoc247 xin giới thiệu Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh - Trường THPT Rạch Gầm lần 1 có đáp án bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian làm bài 50 phút. Nội dung chi tiết xem tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT RẠCH GẦM

---------------------------------

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2020

MÔN SINH HỌC

Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1.  Năng suất sinh học là:

A. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

B. Tổng hợp chất khô tích lũy được mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

C. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

D. Tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi giờ trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Câu 2. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của thực vật CAM và thực vật C4 khi cố định CO2 ?

A. Tiến trình gồm 2 giai đoạn (2 chu trình).              B. Chất nhận CO2.    

C. Đều diễn ra vào ban ngày.                                  D. Sản phẩm quang hợp đầu tiên

Câu 3. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính là bao nhiêu?

A. 11nm                          B. 30nm                            C. 300nm                   D. 700nm

Câu 4. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp ngày càng giảm, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:

A. Quần thể tự phối.                                               B. Quần thể ngẫu phối.          

C. Quần thể giao phối                                             D. Quần thể giao phối ngẫu nhiên.

Câu 5. Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là

A. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.                           B. đột biến gen.

C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.                            D. biến dị cá thể.

Câu 6. Quá trình nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá ?

A. Đột biến.                          B.  Di nhập gen.                     C. Biến dị tổ hợp.       D. Giao phối

Câu 7. Tiến hoá nhỏ là quá trình

A. hình thành các đơn vị phân loại trên loài, diễn ra trên qui mô rộng, thời gian dài.

B. đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.

Câu 8. Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

A. Môi trường sống là phần không gian bao quanh sinh vật, tại đó các yếu tố cấu tạo nên môi rường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.

C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh xung quanh sinh vật.

D. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật chỉ có tác động trực tiếp lên sinh vật.

Câu 9. Giới hạn sinh thái là gì?

A. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

B. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.

C. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.    

D. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

Câu 10. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?

A. Đàn cá rô trong ao.                                                B. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.          

C. Cây trong vườn.                                                     D. Cây cỏ ven bờ hồ.

Câu 11.Trật tự nào sau đây của chuỗi thức ăn là không đúng?

A. Cây xanh -> Rắn -> Chim -> Diều hâu.                   B. Cây xanh -> Chuột -> Cú -> Diều hâu.

C.C ây xanh -> Chuột -> Mèo -> Diều hâu.                 D. Cây xanh -> Chuột -> Rắn -> Diều hâu.

Câu 12. Về quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái, thứ tự nào sau đây là đúng?

A. Sinh vật sản xuất -> Sinh vật tiêu thụ -> Sinh vật phân giải      

B. Sinh vật tiêu thụ -> Sinh vật sản xuất -> Sinh vật phân giải.

C. Sinh vật sản xuất -> Sinh vật phân giải -> Sinh vật tiêu thụ..    

D. Sinh vật phân giải ->  Sinh vật sản xuất -> Sinh vật tiêu thụ .

Câu 13.  Nhận định nào sau đây sai khi nói về khả năng hấp thụ nitơ của thực vật?

A. Cây có thể hấp thụ nitơ trong khí quyển dưới dạng NO và NO2.   

B. Thực vật không có khả năng hấp thụ nitơ phân tử.           

C. Cây không thể trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.

D. Rễ cây hấp thụ được nitơ khoáng từ đất dưới dạng NO3- và NH4+.

Câu 14. Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa AlPG thành glucôzơ.

B. Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành AlPG.

C. Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH.

D. Trong quang hợp, ô xi được tạo ra có nguồn gốc từ CO2.

Câu 15. Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản (chạc chữ Y) có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

B.Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 3’→5’.

C.Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’.

D.Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều5’→3’.

Câu 16.  Một nhiễm sắc thể (NST) có trình tự các gen như sau ABCDEFG.HI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có trình tự các gen trên NST là ABCDEH.GFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến

A. đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

B. đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.

C.chuyển đoạn trên NST làm thay đổi hình dạng nhiễm sắcthể.

D.chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạngNST.

Câu 17.  Ở ruồi giấm alen A: mắt đỏ, alen a: mắt trắng nằm trên X không có alen tương ứng trên Y. Trong quần thể có bao nhiêu kiểu gen và bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau?       

A. 5 kiểu gen, 6 kiểu giao phối                             B.3 kiểu gen, 3 kiểu giao phối                    

C.6 kiểu gen, 4 kiểu giao phối                              D.3 kiểu gen, 6 kiểu giao phối

Câu 18. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?

  1. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục
  2. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
  3. Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
  4. Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.

A. 3                                   B. 4                                 C. 1                                   D. 2

Câu 19. Xét 2 cặp gen alen: A và a, B và b; mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng. Lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen, kết quả thu được 2 kiểu hình theo tỉ lệ 1: 1. Cho rằng không có đột biến xảy ra, tính trạng không chịu ảnh hưởng bởi môi trường. Hai cặp tính trạng đang xét đã di truyền theo qui luật:

A. phân li độc lập                                     B. liên kết hoàn toàn.

C.hoán vị gen.                                         D. tương tác gen không alen.

Câu 20. Ở 1 loài động vật gen qui định râu dài trội hoàn toàn so với râu ngắn. Các nhận xét sau đây có mấy nhận xét sai?

1.Nếu gen nằm ở tế bào chất thì kết quả của phép lai thuận giống với kết quả của phép lai nghịch

2. Nếu gen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì khi ta cho lai những cá thể có cùng kiểu hình với nhau sẽ không bao giờ có sự phân li kiểu hình ở đời con.

3. Nếu gen nằm trên nhiễm sắc thể Y ở vùng không tương đồng với nhiễm sắc thể X thì râu chỉ ở một giới.

4. Nếu gen nằm trên nhiễm sắc thể X ở vùng không tương đồng với nhiễm sắc thể Y thì kết quả của phép lai thuận khác với kết quả của phép lai nghịch.

A. 1                                      B. 2                                         C. 3                                D. 4

Câu 21. Ở một loài động vật ngẫu phối, biết alen A qui định lông dài trội hoàn toàn so với alen a qui định lông ngắn. Cho một số quần thể của loài trên có cấu trúc di truyền như sau:

(1). Quần thể có 100% các cá thể có kiểu hình lông dài.

(2). Quần thể có 100% các cá thể có kiểu hình lông ngắn.

(3). Quần thể có thành phần kiểu gen: 0,49AA : 0,42Aa: 0,09aa.

(4). Quần thể có thành phần kiểu gen: 0,4AA : 0,4Aa: 0,2aa.

Trong các quần thể trên, có mấy quần thể chắc chắn đạt trạng thái cân bằng di truyền?

A. 4.                                       B. 3.                                C. 2.                                D. 1.

Câu 22. Cho các phát biểu dưới đây về ưu thế lai, số phát biểu đúng là:

(1) Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo.

(2) Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa 2 dòng thuần chủng.

(3) Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau.

(4) Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.

(5) Ở các dòng thuần chủng, quá trình tự thụ phấn không gây ra thoái hóa giống.

(6) Ở các giống động vật, quá trình giao phối cận huyết luôn gây ra thoái hóa giống.

(7) Nếu sử dụng con lai F1 làm giống thì sẽ gây ra hiện tượng thoái hóa giống vì con lai F1 có kiểu gen dị hợp.

A.1                              B. 2                            C. 3                                       D. 4

Câu 23.  Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN) theo hiện đại, kết luận nào không đúng

A. Phần lớn tất cả các alen trội có hại đều được CLTN loại bỏ, còn các alen lặn có hại vẫn có thể được giữ lại            

B. CLTN không có khả năng tạo ra kiểu gen thích nghi nhưng có khả năng tạo ra kiểu hình thích nghi

C. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình mà không tác động trực tiếp lên kiểu gen

D. Áp lực của CLTN càng mạnh thì tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi càng nhanh     

Câu  24. Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.

II.  Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.

III. Tôm, cá rô và chim bói cá thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.

IV.Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô.

A. 4.                                      B. 3.                                 C. 2.                                 D. 1.

Câu 25. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là

A. Aa × aa.                B. Aa × Aa.               C. AA × aa.               D. AA ×Aa.

{-- Nội dung đề từ câu 26-40 và đáp án của Đề thi THPT QG năm 2020 môn Sinh vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Sinh - Trường THPT Rạch Gầm lần 1 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON