YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 42

Tải về
 
NONE

Tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Ngữ Văn  - Đề số 42 được biên soạn theo chuẩn kiến thức và kĩ năng do HOC247 tổng hợp hy vọng sẽ mang đến nguồn tư liệu tham khảo quý giá cho các em. Tài liệu giúp hỗ trợ các em ôn tập và luyện thi hiệu quả để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào kì thi THPT quan trọng.

ADSENSE
YOMEDIA

                          ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 42

 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

   Đọc đoạn trích :

              Đất Nước

có thể đó là một chú dế mèn

gọi mùa thu về chập chờn ngoài cửa lớp

là trái bồ kết để em gội tóc

thơm hoài trong hơi thở buổi tự tình

[…]Đất Nước là cây cỏ không tên

những Vô Danh đối đầu cùng giông bão

chân lấm tay bùn làm ra hạt gạo

là đêm trăng bên cái giếng đầu làng

em khua gầu làm vỡ ánh trăng tan

[…]Đất Nước là hình ảnh con trâu

đi trước cái cày, trước cha, trước mẹ

là bài đồng dao con chim se sẻ

nó đẻ mái tranh, tôi ném hòn sành

là con Rồng cháu Tiên, là gương vỡ lại lành

là thần thoại nhổ tre mà đuổi giặc

[...]Đất Nước là tình chồng, nghĩa vợ

muối mặn gừng cay, tối lửa tắt đèn

là Tháp Mười đẹp nhất hoa sen

là sông, là suối, là rừng, là phố

là tất cả những gì tôi đang có

từ Nam Quan đến mũi Cà Mau

Đất Nước còn tồn tại đến ngàn sau...

 (Trích Định nghĩa về Đất Nước, Lê Minh Quốc, Theo Tôi vẽ mặt tôi, NXB Văn hóa thông tin, 1994)

Thực hiện các yêu cầu sau :

Câu 1. Theo tác giả, Đất Nước là gì?

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về ý thơ sau:

Đất Nước là cây cỏ không tên

những Vô Danh đối đầu cùng giông bão

chân lấm tay bùn làm ra hạt gạo

Câu 3. Theo anh/ chị, thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn thơ là gì?

Câu 4. Trong điều kiện xã hội phát triển như hiện nay, anh/chị có đồng tình với việc vất bỏ quan điểm: Đất Nước là hình ảnh con trâu đi trước cái cày, trước cha, trước mẹ không? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc - hiểu, anh/chị sẽ làm gì để Đất Nước còn tồn tại đến ngàn sau? (Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ)

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài viết:

“Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”

và:

“Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói. Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất”

Phân tích nhân vật Mị trong hai đoạn trích trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của nhân vật.

..............HẾT.............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU( 3,0 điểm)

Câu 1:

 Đất nước:  là một chú dế mèn, là trái bồ kết để em gội tóc, là cây cỏ không tên, ..., là đêm trăng bên cái giếng đầu làng, là hình ảnh con trâu, là bài đồng dao, là con Rồng cháu Tiên, là thần thoại,  là tình chồng, nghĩa vợ,...

Câu 2:

Dáng hình Đất Nước không chỉ là sự hóa thân của những người có tên mà còn là của những cây cỏ, những con người vô danh, những con người bình dị đã âm thầm lặng lẽ hiến mình làm nên.

Câu 3:

Thông điệp:

  •  Đất Nước là những gì gần gũi, thân thuộc
  •  Đất Nước là sự cống hiến thầm lặng của những con người có tên và không tên
  • Niềm tự hào về Đất Nước trong quá khứ và hiện tại
  • Niềm tin vào một Đất Nước vẫn trường tồn và tươi đẹp hơn trong tương lai

Câu 4:

HS có thể bày tỏ quan điểm đồng tình/không đồng tình, chỉ cần lí giải hợp lý, có sức thuyết phục.

  • Đồng tình: Trong điều kiện xã hội phát triển như hiện nay, nếu Đất Nước mãi là hình ảnh con trâu đi trước cái cày, trước cha, trước mẹ thì sẽ trì trệ, không phát triển. Những hình ảnh đó phải nhường chỗ cho máy móc hiện đại ra đời để đem lại năng suất và hiệu quả lao động cao hơn.
  • Không đồng tình: Mặc dầu xã hội phát triển, máy móc thay thế cho hình ảnh con trâu đi trước cái cày, trước cha, trước mẹ, nhưng đâu đó vẫn còn những hình ảnh mộc mạc của làng quê... có thể thay đổi trước cái mới nhưng không hoàn toàn làm mất nét đẹp hồn quê vốn có.

 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1

Yêu cầu về hình thức: Viết đúng thể thức một đoạn văn.

Yêu cầu về nội dung: HS có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần thể hiện được những nội dung chính sau:

Giải thích ý thơ: Đất Nước còn tồn tại đến ngàn sau nghĩa là gì? Nghĩa là:

  • Giữ gìn vẻ đẹp của đất nước trong quá khứ và hiện tại
  • Xây dựng đất nước phát triển tươi đẹp hơn trong tương lai

Vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với Đất Nước

  • Lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc từ những việc làm cụ thể: trân trọng tiếng mẹ đẻ, hướng về cội nguồn, trân trọng những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên.
  • Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài "hòa nhập những không hòa tan"
  • Không ngừng học tập, lao động, sáng tạo, phát huy hết sức trẻ của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

Phê phán những thanh niên có lối sống quên truyền thống, đánh mất cội nguồn và những thanh niên có lối sống mờ nhạt... không góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

Câu 2 :

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

1. Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị trước khi về nhà thống lý

Cô gái trẻ, đẹp, yêu đời, có tài, khát khao hạnh phúc. Vì nghèo nên bị cướp làm dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra.

2. Phân tích nhân vật Mị trong hai đoạn trích

Mị trong đoạn trích thứ nhất

  • Câm lặng, chai sạn: Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa
  • Mị như một tù nhân, mất ý niệm về thời gian: Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay.  Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng.
  • Mị cam chịu, buông xuôi: Ngồi trong lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 42. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF