Sau khi sưu tầm và chọn lọc, Học247 xin giới thiệu với các em học sinh lớp 12 đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2017 của Sở GD và ĐT Hưng Yên kèm đáp án và lời giải chi tiết. Tài liệu này giúp các em làm quen cấu trúc, cách ra đề thi THPT năm nay và giúp các em ôn lại kiến thức đã học, nắm vững các kĩ năng khi làm bài để chuẩn bị thật tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu luyện thi không chỉ giúp cho các em học sinh ôn thi mà còn cho cả quý thầy cô dùng để ôn luyện cho học sinh của mình.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC |
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1: Luận điểm nào đúng?
A. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức cho các nước đang phát triển, đòi hỏi các nước phải cải cách kinh tế- xã hội.
B. Toàn cầu hóa là khó khăn và thách thức lớn cho tất cả các nước trên thế giới. Thế giới ngày càng tụt hậu.
C. Toàn cầu hóa mang lại nhiều lợi ích, kích thích sự phát triển của các nước đang phát triển.
D. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các nước trên thế giới cùng phát triển.
Câu 2: Cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, EU chiếm hơn ¼ GDP của thế giới và đã trở thành
A. Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.
B. Tổ chức chính trị - kinh tế lớn nhất châu Âu
C. Tổ chức kinh tế lớn nhất Đông Nam Á
D. Tổ chức chính trị lớn nhất châu Âu.
Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được mệnh danh là “Lục địa trỗi dậy” vì
A. Thường xuyên bị động đất
B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc
C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
D. 17 nước giành được độc lập.
Câu 4: Nét nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thợ máy xưởng Ba Son tháng 8/1925 với phong trào công nhân trước đó là:
A. Phong trào đấu tranh có tổ chức, có tinh thần quốc tế vô sản cao cả.
B. Phong trào đấu tranh mang tính tự phát
C. Phong trào đã đòi quyền lợi cho giai cấp công nhân Việt Nam.
D. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế.
Câu 5: Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX thế giới đã
A. đạt nhiều thành tựu ở trên các lĩnh vực.
B. nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống cho con người.
C. tăng năng suất sản xuất
D. diễn ra xu thế toàn cầu hóa
Câu 6: Điểm giống nhau trong mục tiêu ra đời của tổ chức ASEAN và Liên minh châu Âu (EU) là
A. Cùng nhau phát triển về kinh tế, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
B. Cùng nhau phát triển về kinh tế.
C. Cùng nhau phát triển về kinh tế và văn hóa.
D. Cùng nhau phát triển về kinh tế, chính trị.
Câu 7: Quyết định chính thức thành lập tổ chức Liên hợp quốc được thông qua ở đâu?
A. Pốtxđam(Đức) B. Xan Phanxixcô(Mĩ)
C. Ianta (Liên Xô) D. Vecxai (Pháp)
Câu 8: Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh trang bị cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam nội dung về:
A. Khuynh hướng dân chủ tư sản. B. Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.
C. Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc. D. Kiến thức văn hóa, giáo dục.
Câu 9: Nhận xét đúng về quy mô phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919- 1925
A. phong trào rộng lớn, không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài.
B. phong trào diễn ra ở Bắc Kì
C. phong trào bó hẹp ở Nam Kì
D. phong trào tập trung ở Trung Kì.
Câu 10: Thắng lợi lớn nhất của các hình thức đấu tranh ở Mĩ Latinh từ các thập kỉ 50-90 của thế kỉ XX là:
A. chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc, dân chủ được thiết lập
B. các nước Mĩ Latinh vươn lên phát triển nhanh chóng và trở thành các nước công nghiệp.
C. nhiều nước Mĩ Latinh giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.
D. các nước Mĩ Latinh bị phụ thuộc trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
Câu 11: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai là
A. Pháp B. Anh C. Mĩ D. Nhật
Câu 12: Từ năm 1946 đến năm 1950, Liên Xô đạt được thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là
A. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế.
B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất.
C. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
Câu 13: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập vào:
A. Tháng 6/1925 B. Tháng 7/1924 C. Tháng 7/1925 D. Tháng 6/1924
Câu 14: Năm 1921 tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của Angieri, Marốc, Tuyniđi…lập ra
A. Hội Hưng Nam
B. Hội Phục Việt
C. Hội Liên hiệp thuộc địa
D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
Câu 15: Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh”?
A. Áchentina B. Mêhicô C. Braxin D. Cuba
Câu 16: Mĩ là nơi khởi đầu của cách mạng khoa học- kĩ thuận lần thứ hai là do
A. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
B. Mĩ có nhiều nhân tài
C. Mĩ có chính sách thu hút các nhà khoa học đến làm việc
D. Mĩ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
Câu 17: Tháng 8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ở
A. Giacácta (Inđônêxia) B. Manila (Philipin)
C. Hà Nội (Việt Nam) D. Băng Cốc (Thái Lan)
Câu 18: Liên minh quân sự nào không phải do Mĩ lập nên?
A. NATO B. SEATO C. VACSAVA D. CENTO
Câu 19: Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam như thế nào?
A. Kinh tế xã hội chủ nghĩa.
B. Lạc hậu, nghèo nàn, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
C. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D. Sánh ngang với kinh tế Pháp.
Câu 20: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, Pháp đã đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào
A. Công nghiệp B. Giao thông vận tải C. Thương nghiệp D. Nông nghiệp
Câu 21: Mĩ phát động “Chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa vào thời gian nào?
A. Tháng 11/1945 B. Tháng 3/1946 C. Tháng 3/1947 D. Tháng 2/1947
Câu 22: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã xây dựng tổ chức cơ sở của mình ở đâu?
A. Khắp cả nước B. Bắc Kì. C. Trung Kì D. Nam Kì
Câu 23: Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào
A. Phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
B. Phát triển văn hóa để giữ gìn bản sắc dân tộc.
C. Phát triển chính trị để ổn định đất nước.
D. Phát triển giáo dục để nâng cao trình độ dân trí.
Câu 24: Bài học kinh nghiệm Việt Nam rút ra từ công cuộc cải cách- mở cửa của Trung Quốc là gì?
A. Củng cố, kiện toàn bộ máy nhà nước. B. Phát triển văn hóa giáo dục.
C. Đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật. D. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
Trên đây là chỉ là một phần đề thi thử THPT QG môn Lịch sử của Sở GD và ĐT Hưng Yên. Để xem được đầy đủ đề thi và đáp án cũng như lời giải chi tiết của tài liệu này, các em vui lòng đăng nhập vào tài khoản HỌC247 để tải về máy. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn lại kiến thức cũng như là tập giải dạng đề thi THPT QG năm nay để đạt được kết quả thật tốt trong kì thi này. Đây cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho các thầy cô giáo dùng để tiến hành ôn thi cho các em.
Ngoài ra các em có thể tham khảo Bộ 10 đề thi thử THPT QG môn Lịch sử năm 2017 và truy cập Hoc247.net để tham khảo đề thi thử THPT QG của tất cả các môn khác.
Chúc các em ôn thi thật tốt.
--MOD Lịch sử Hoc247 (tổng hợp)