YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An

Tải về
 
NONE

Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 có kết cấu đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, có gợi ý giải sẽ giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức đồng thời rèn luyện kỹ năng giải bài chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT QG sắp đến. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An

Câu 41: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là

A. tinh bột.

B. xenlulozơ.

C. saccarozơ.

D. glicogen.

Câu 42: Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

B. Saccarozơ làm mất màu nước brom.

C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 43: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?

A. Fe3+.                B. Mg2+.                  C. Ag+.                D. Cu2+.

Câu 44: Hiđrocacbon nào dưới đây không làm mất màu nước brom?

A. Stiren.                 B. Toluen.                 C. Axetilen.              D. Etilen.

Câu 45: Kim loại crom tan được trong dung dịch

A. HNO3 (đặc, nguội).

B. H2SO4 (đặc, nguội). 

C. HCl (nóng).

D. NaOH (loãng).

Câu 46: Sản phẩm của phản ứng este hóa giữa ancol metylic và axit propionic là

A. propyl propionat.

B. metyl propionat.

C. propyl fomat.

D. metyl axetat.

Câu 47: Natri clorua có nhiều trong nước biển, là thành phần chính của muối ăn. Công thức của natri clorua là

A. NaCl.                                  B. CaCl2.                         C. NaI.                               D. KBr.

Câu 48: Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước có nhiều phù sa. Để xử lý phù sa cho keo tụ lại thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) làm nguồn nước sinh hoạt, người ta thêm vào nước một lượng chất

A. giấm ăn.                              B. amoniac.                     C. phèn chua.                     D. muối ăn.

Câu 49: Quặng nào sau đây dùng để sản xuất nhôm?

A. Manhetit.                            B.  Pirit.                           C. Đôlomit.                        D. Boxit.

Câu 50: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH?

A. Al.                                       B.  NaHCO3.                  C. Al2O3.                          D. NaAlO2.

Câu 51: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt(II)?

A. CuSO4.                                                                       B. HNO3 đặc, nóng, dư.

C. MgSO4.                                                                      D. H2SO4 đặc, nóng, dư.

Câu 52: Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dung dịch AgNO3/NH3. Đun nóng thu được 38,88 gam Ag. Giá trị m là

A. 48,6.                 B. 32,4.            C. 64,8.            D. 16,2

Câu 53: Cho 2,74 gam Ba vào 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và CuSO4 0,3M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 2,94.             B. 1,96.            C. 5,64.         D. 4,66.

Câu 54: Triolein không có phản ứng với

A. NaOH, đun nóng.

B. Cu(OH)2.

C. H2SO4 đặc, đun nóng.

D. H2 có xúc tác Ni, to.

Câu 55: Cho sơ đồ chuyển hoá : P2O5 + KOH → X;   X + H3PO4  → Y;  Y + KOH → Z

A. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4.                                       B. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4.

C. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4.                                       D. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4.

Câu 56: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na là

A. 6.                                       B. 3.                                 C. 5.                                   D. 4.

Câu 57: Cho 17,7 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 28,65 gam muối. Công thức phân tử của X là

A. CH5N.                           B. C2H7N.                       C. C3H9N.                           D. C4H11N.

Câu 58:  Hình  vẽ  bên  mô  tả  thu  khí  X trong  phòng  thí nghiệm. Khí X và Y có thể lần lượt là những khí nào sau đây?

A. CO2 và CO.                  B. SO2 và CO2.

C. N2 và NO2.                   D. CO và N2.

Câu 59: Cho các chất sau: mononatri glutamat, phenol, glucozơ, etylamin, Gly-Ala. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch HCl loãng là

A. 2.                                       B. 3.                                 C. 5.                                   D. 4.

Câu 60: Hòa tan hoàn toàn 5,75 gam kim loại kiềm X vào dung dịch H2SO4 loãng, thoát ra 2,8 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là

A. Na.                                    B. Li.                               C. K.                                  D. Rb.

Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 tỉnh Nghệ An, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập để tải về máy. Ngoài ra, các em học sinh có thể thực hiện để thi online tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF