YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 (đề số 4)

Tải về
 
NONE

Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 có kết cấu đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, có gợi ý giải sẽ giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức đồng thời rèn luyện kỹ năng giải bài chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT QG sắp đến. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 (đề số 4)

Câu 1. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tính bazơ. B. tính axit. C. tính oxi hóa. D. tính khử.

Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây không tạo kết tủa với dung dịc BaCl2 là

 A. Na2CO3. B. Na3PO4. C. Ca(OH)2. D. NaHSO4.

Câu 3. Fomalin (còn gọi là fomon) được dùng đẻ ngâm xác động, thực vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng... Fomalin là dung dịch của chất hữu cơ nào sau đây?

A. HCHO. B. HCOOH. C. CH3CHO. D. C2H5OH.

Câu 4. Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

A. (CH3COO)3C3H5. B. (C17H35COO)2C2H4. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (C2H3COO)3C3H5.

Câu 5. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X có thể là

A. KOH. B. NaCl. C. AgNO3. D. CH3OH.

Câu 6. Trong phân tử peptit Gly-Ala-Val-Lys thì amino axit đầu N là

A. Lys. B. Ala. C. Val. D. Gly.

Câu 7. Chất nào sau đây kém bền với nhiệt?

A. Na2CO3. B. BaCl2. C. Al(OH)3. D. K2SO4.

Câu 8. Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch NaOH loãng là

A. Al. B. Cr. C. Si. D. Cr2O3.

Câu 9. Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa 3 nguyên tố C, H, N trong phân tử?

A. Polietilen. B. Poli(vinyl axetat). C. Tơ nilon-7. D. Poliacrilonitrin.

Câu 10. Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?

A. NaOH + HCl → NaCl + H2O.

B. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3.

C. CO2 + Na2O → Na2CO3.

D. CaCO3 → CaO + CO2.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Fructozơ có nhiều trong mật ong.

B. Đường saccarozơ còn gọi là đường nho.

C. Có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 phân biệt saccarozơ và glucozơ.

D. Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch Br2.

Câu 12. Cho Cu tác dụng với HNO3 đặc nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là

A. N2.       B. NO2.        C. NO.         D. N2O.

Câu 13. Dung dịch X chứa 0,06 mol H2SO4 và 0,04 mol Al2(SO4)3. Nhỏ rất từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lượng kết tủa cực đại thu được là

A. 48,18.           B. 32,62.              C. 46,12.             D. 42,92.

Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong bình kín chứa khí O2 (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 17,92 lít.               B. 4,48 lít.          C. 11,20 lít.          D. 8,96 lít.

Câu 15. Cho dãy các chất sau: (1) glucozơ, (2) metyl fomat, (3) vinyl axetat, (4) axetanđehit. Số chất trong dãy có phản ứng tráng gương là

A. 3.             B. 1.           C. 4.               D. 2.

Câu 16. Để tác dụng hết a mol triolein cần dùng tối đa 0,6 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,20.         B. 0,30.             C. 0,15.              D. 0,25.

Câu 17. Cho 17,64 gam axit glutamic vào 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là

A. 22,04.          B. 19,10.               C. 23,48.                  D. 25,64.

Câu 18. Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ.

Khí X được tạo ra từ phản ứng hoá học nào sau đây?

A. 2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

B. 3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

C. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O.

D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

Câu 19. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. HF.             B. KOH.              C. Al(OH)3.              D. Cu(OH)2.

Câu 20. Este X mạch hở, có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng a mol X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4a mol Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COOCH=CH2.

B. HCOOCH=CHCH3.

C. CH2=CHCOOCH3.

D. HCOOCH2CH=CH2.

Câu 21. Cho các thí nghiệm sau:

(1) Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch BaCl2.

(2) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch HCl.

(3) Sục khí CO2 vào dung dịch HNO3.

(4) Nhỏ dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là

A. 1.          B. 2.                C. 4.             D. 3.

Câu 22. X là este đơn chức, chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn 18,0 gam X, thu được 47,52 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Nếu đun nóng X với dung dịch NaOH dư, thu được chất hữu cơ Y thuộc dãy đồng đẳng của ancol metylic. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn là

A. 3.                B. 4.                C. 6.              D. 5.

Câu 23. Hoà tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH và NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là

A. 7.                B. 6.               C. 5.                D. 4.

Câu 24. Cho các chất sau: protein; sợi bông; amoni axetat; tơ capron; tơ nitron; tơ lapsan; tơ nilon-6,6. Số chất trong dãy có chứa liên kết -CO-NH- là

A. 4.                     B. 3.                C. 6.                D. 5.

Câu 25. Cho hỗn hợp X gồm KHCO3 và Na2CO3. Trộn đều hỗn hợp X rồi chia thành hai phần. Phần 1 có khối lượng m gam tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 0,12 mol kết tủa. Phần 2 có khối lượng 2m gam tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 3,584.             B. 1,792.                C. 2,688.            D. 5,376.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề thi thử THPT QG môn Hóa lớp 12 năm 2019 , để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập để tải về máy. Ngoài ra, các em học sinh có thể thực hiện để thi online tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF