Học247 xin giới thiệu với các em học sinh lớp 12 đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa năm 2017 của Trường THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu kèm đáp án và lời giải chi tiết. Tài liệu này giúp các em làm quen cấu trúc, cách ra đề thi THPT năm nay và giúp các em ôn lại kiến thức đã học, nắm vững các kĩ năng khi làm bài để chuẩn bị thật tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu luyện thi không chỉ giúp cho các em học sinh ôn thi mà còn cho cả quý thầy cô dùng để ôn luyện cho học sinh của mình.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
|
ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2017 Môn: ĐỊA LÍ 12 Thời gian làm bài: 50 phút;
|
|
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp:........................... |
Câu 1. Mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ rất sâu sắc do
A. Ảnh hưởng của gió Mậu dịch bán cầu Bắc.
B. Ảnh hưởng của gió Mậu dịch bán cầu Nam.
C. Ảnh hưởng của gió Tây Nam thổi từ Bắc Ấn Độ Dương.
D. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 2. Tính nhiệt đới của khí hậu nước ta vẫn được bảo toàn do
A. Đồi núi chạy dài suốt lãnh thổ.
B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.
C. Đồi núi nước ta có địa hình hiểm trở.
D. Đồi núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
Câu 3. Khí hậu vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở đặc điểm nào?
A. Mùa đông bớt lạnh, nhưng khô hơn.
B. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió tây.
C. Mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn hơn
D. Khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
Câu 4. Nội thuỷ là vùng nước
A. tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.
B. tiếp giáp với đất liền nằm bên trong đường cơ sở.
C. rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở.
D. là ranh giới quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí.
Câu 5. Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh năm.
B. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao.
C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van nhiệt đới.
D. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa trên đất feralit.
Câu 6. Vùng nào chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão ở nước ta?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng Sông Hồng
C. Bắc Trung Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 7. Hệ sinh thái rừng ngập mặn của nước ta tập trung chủ yếu ở
A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ.
Câu 8. Trong các vùng sau, vùng nào có mật độ dân số thấp nhất?
A. Tây Nguyên. B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 9. Tỉ lệ dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là do
A. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
B. Phân bố lại dân cư giữa các vùng.
C. Ngành nông - lâm - thủy sản phát triển.
D.Đời sống nhân dân thành thị nâng cao.
Câu 10. Lợi thế lớn nhất của nguồn lao động nước ta đối với sản xuất nông nghiệp lúa nước là
A. Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
B. Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm thâm canh.
C. Lao động trẻ, năng động, sáng tạo.
D. Nguồn lao động tăng nhanh, phân bố đồng đều.
Câu 11. Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nước ta chủ yếu là do
A. Sự phân hóa sông ngòi. B. Sự phân hóa đất đai.
C. Sự phân hóa khí hậu. D. Sự phân hóa địa hình.
Câu 12. Vùng có diện tích chè lớn nhất nước ta là
A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Nguyên.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 13. Vì sao việc đẩy mạnh sản xuất lương thực ở nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng?
A. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
B. Là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ
D. Nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
Câu 14. Vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước là
A. Đồng bằng Sông Hồng và phụ cận B. Bắc Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng Sông Cửu Long
Câu 15. Cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thành 3 phân ngành dựa vào
A. Công dụng của sản phẩm
B. Đặc điểm sản xuất.
C. Nguồn nguyên liệu.
D. Phân bố sản xuất.
Câu 16. Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác?
A. Công nghiệp điện tử.
B. Công nghiệp hoá chất.
C. Công nghiệp thực phẩm.
D. Công nghiệp điện lực.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của quốc lộ 1A?
A. Nối hầu hết các vùng kinh tế, các trung tâm kinh tế.
B. Chuyên chở gần 2/3 số lượng khách và hàng hóa.
C. Tạo nên một trục giao thông quan trọng từ Bắc vào Nam.
D. Chạy dọc Bắc - Nam có chiều dài 3143 km.
Câu 18. Hạn chế lớn nhất đối với các sản phẩm xuất khẩu thuộc nhóm hàng dệt - may là
A. Thị trường ngày càng bị thu hẹp.
B. Tỉ trọng hàng gia công còn lớn.
C. Giá thành sản phẩm quá cao.
D. Khó xâm nhập vào các thị trường khó tính.
Câu 19. Về phương diện du lịch, nước ta chia làm mấy vùng?
A. 2 vùng.
B. 3 vùng.
C. 4 vùng.
D. 5 vùng.
Câu 20. Đặc điểm nào không đúng với ngành nội thương nước ta ?
A. Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ.
B. Hoạt động nội thương diễn ra không đồng đều theo các vùng lãnh thổ.
C.Trong cả nước đã hình thành thị trường thống nhất.
D. Hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Câu 21. Sản phẩm nổi bật trong ngành chăn nuôi gia súc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Trâu. B. Bò.
C. Lợn. D. Ngựa.
Câu 22. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Thiên tai, bão, lũ lụt thường xuyên.
B. Rét đậm, rét hại, sương muối vào mùa đông.
C. Dất đai kém bạc màu, thoái hóa.
D. Mùa hạ gió phơn tây nam hoạt động mạnh.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2017 của Trường Chuyên Nguyễn Đình Chiểu. Để xem được đầy đủ đề thi và đáp án cũng như lời giải chi tiết của tài liệu này, các em vui lòng đăng nhập vào tài khoản HỌC247 để tải về máy. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn lại kiến thức cũng như là tập giải dạng đề thi THPT QG năm nay để đạt được kết quả thật tốt trong kì thi này. Đây cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho các thầy cô giáo dùng để tiến hành ôn thi cho các em.
Ngoài ra, các em có thể truy cập Hoc247.net để có thể tham khảo:
Hi vọng đây sẽ là những tài liệu giúp các em ôn thi hiệu quả. Chúc các em vượt qua kì thi thật tốt.
--MOD Địa lý HOC247 (tổng hợp)