Học247 xin giới thiệu với các em học sinh lớp 12 đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa năm 2017 của Trường THPT Yên Lạc kèm đáp án và lời giải chi tiết. Tài liệu này giúp các em làm quen cấu trúc, cách ra đề thi THPT năm nay và giúp các em ôn lại kiến thức đã học, nắm vững các kĩ năng khi làm bài để chuẩn bị thật tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu luyện thi không chỉ giúp cho các em học sinh ôn thi mà còn cho cả quý thầy cô dùng để ôn luyện cho học sinh của mình.
SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC (Đề thi có 04 trang)
|
ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 – LỚP 12 NĂM HỌC 2016 - 2017 BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề |
|
Họ, tên thí sinh:........................................................ Mã sinh viên: ............................. |
Mã đề thi 132 |
Câu 1: Từ vĩ tuyến 160B trở vào Nam, gió gió mùa mùa đông về bản chất là:
A. Gió mùa Tây Nam. B. Gió mùa Đông Bắc.
C. Gió tín phong Bắc bán cầu. D. Gió Đông Nam đã biến tính.
Câu 2: Đặc trưng tiêu biểu của khí hậu miền Bắc là:
A. Không có mùa đông rõ rệt.
B. Có mùa đông lạnh, với 2-3 tháng nhiệt độ <180C.
C. Nhiệt độ trung bình năm luôn trên 200C.
D. Càng về phía Nam, gió mùa Đông Bắc càng yếu.
Câu 3: Các chỉ số nhiệt độ trung bình năm lần lượt 2102, 2701, 2502, 2608 là của:
A. Lạng Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Quy Nhơn.
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Quy Nhơn, Lạng Sơn.
C. Lạng Sơn, Huế, Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh.
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Huế, Lạng Sơn.
Câu 4: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho khu vực phía Bắc vĩ tuyến 160B là:
A. Rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh. B. Rừng gió mùa cận nhiệt.
C. Rừng nhiệt đới gió mùa. D. Rừng gió mùa cận xích đạo.
Câu 5: Cao nguyên có độ cao trên 1000m thuộc vùng núi Trường Sơn Nam là:
A. Mơ Nông. B. Di Linh. C. Đăk Lăk. D. Kon Tum.
Câu 6: Một số nơi ở nước ta nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chính là do:
A. Nông nghiệp thâm canh cao, sử dụng quá nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu.
B. Hầu hết nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lý.
C. Giao thông vận tải đường thủy phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều.
D. Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển.
Câu 7: Biện pháp quan trọng hàng đầu để bảo vệ rừng đặc dụng ở nước ta hiện nay là:
A. Trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
B. Có kế hoạch, biện pháp nuôi trồng rừng hiện có.
C. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh vật ở các vườn quốc gia.
D. Đảm bảo duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng.
Câu 8: Sín Thầu là một xã có điểm:
A. Cực Bắc của nước ta. B. Cực Tây của nước ta.
C. Cực Đông của nước ta. D. Cực Nam của nước ta.
Câu 9: Trên biển Đông nước ta, thềm lục địa có đặc điểm:
A. Mở rộng ở hai đầu, thu hẹp ở giữa
B. Phía Bắc mở rộng, thu hẹp ở giữa và phía Nam.
C. Thu hẹp ở hai đầu, mở rộng ở giữa.
D. Phía Bắc và giữa Trung Bộ thu hẹp, phía Nam mở rộng.
Câu 10: Địa hình Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn có đặc điểm chung là:
A. Đều nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam rõ rệt.
B. Gồm các dãy núi và cao nguyên có địa hình mở rộng và nâng cao.
C. Có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây.
D. Có địa hình thấp ở giữa và cao ở hai đầu.
Câu 11: Cho bảng số liệu:
Biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2005
Năm |
Tổng diện tích rừng (triệu ha) |
Trong đó |
Tỷ lệ che phủ rừng (%) |
|
Rừng tự nhiên |
Rừng trồng |
|||
1943 |
14,3 |
14,3 |
0 |
43,8 |
1976 |
11,1 |
11 |
0,1 |
33,8 |
1983 |
7,2 |
6,8 |
0,4 |
22 |
1990 |
9,2 |
8,4 |
0,8 |
27,8 |
2000 |
10,9 |
9,4 |
1,5 |
33,1 |
2005 |
12,4 |
9,5 |
2,9 |
37,7 |
Nhận xét chưa chính xác là:
A. Từ năm 1943 đến năm 1983, tổng diện tích rừng giảm 7,2 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha; trồng được 0,4 triệu ha rừng; độ che phủ giảm 4%.
B. Năm 1943, rừng của nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có diện tích rừng trồng.
C. Từ năm 1983 đến năm 2005, tổng diện tích rừng tăng 5,2 triệu ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên tăng 2,5 triệu ha, diện tích rừng trồng tăng 2,1 triệu ha; độ che phủ rừng tăng 15,7%.
D. Từ năm 1943 đến năm 2005, tổng diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giảm liên tục qua các năm.
Câu 12: Địa điểm không chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng là:
A. Đồng bằng ven biển miền Trung. B. Phía Nam của Tây Bắc.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Nam bộ.
Câu 13: Vào mùa cạn, ở đồng bằng sông Cửu Long nước triều xâm nhập sâu, nhiễm mặn lớn là do:
A. Đồng bằng bị chia cắt thành các ô trũng.
B. Có địa hình thấp và khá bằng phẳng.
C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
D. Có các hệ thống đê bao ở ven sông.
Câu 14: Tính chất nhiệt đới của biển Đông được thể hiện rõ qua đặc điểm:
A. Độ mặn trung bình là 32-33%, thay đổi theo mùa.
B. Trong năm thủy triều biến động theo hai mùa lũ và cạn.
C. Nhiệt độ nước biển cao, trung bình năm trên 230C.
D. Sóng trên biển mạnh nhất vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc.
Câu 15: Đặc điểm không chính xác khi nói về đặc điểm của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung là:
A. Chủ yếu do phù sa sông tạo thành.
B. Phần nhiều hẹp ngang.
C. Đất có đặc tính nghèo, ít phù sa.
D. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
Câu 16: Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa thu đông thì ở Tây Nguyên:
A. Là mùa mưa. B. Có mưa lớn. C. Là thời kỳ chuyển tiếp. D. Là mùa khô.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2017 của THPT Yên Lạc. Để xem được đầy đủ đề thi và đáp án cũng như lời giải chi tiết của tài liệu này, các em vui lòng đăng nhập vào tài khoản HỌC247 để tải về máy. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn lại kiến thức cũng như là tập giải dạng đề thi THPT QG năm nay để đạt được kết quả thật tốt trong kì thi này. Đây cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho các thầy cô giáo dùng để tiến hành ôn thi cho các em.
Ngoài ra các em có thể tham khảo Bộ 10 đề thi thử THPT QG môn Địa lý năm 2017 và truy cập Hoc247.net để tham khảo đề thi thử THPT QG của tất cả các môn khác.
Chúc các em ôn thi thật tốt.
--MOD Địa lý Hoc247 (tổng hợp)