Học247 xin giới thiệu Nội dung chi tiết Lời giải và Gợi ý làm bài môn Hóa học thi THPT Quốc Gia 2018- mã đề 209 nhằm giúp các em thuận lợi trong việc tra cứu và đánh giá kết quả làm bài. Học 247 sẽ liên tục cập nhật đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia, chúc các em có một kỳ thi thành công và một kết thúc hoàn hảo trong kì thi này nhé.
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THPTQG 2018
MÔN HÓA HỌC- MÃ ĐỀ 209
41D |
42C |
43C |
44A |
45D |
46D |
47B |
48D |
49A |
50C |
51A |
52D |
53A |
54B |
55B |
56D |
57B |
58C |
59C |
60B |
61D |
62B |
63B |
64C |
65D |
66C |
67C |
68D |
69D |
70C |
71D |
72D |
73C |
74D |
75B |
76B |
77C |
78D |
79B |
80B |
Câu 41. Công thức phân tử của etanol là:
A. C2H4O2 B. C2H4O C. C2H6 D. C2H6O
Câu 42. Dung dịch chất nào sau đây có thể hòa tan được CaCO3?
A. NaCl B. KCl C. HCl D. KNO3
HD:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
Câu 43. Trùng hợp propilen thu được polime có tên gọi là
A. Polietilen B. Polistiren
C. Polipropilen D. Poli(vinyl clorua)
Câu 44. Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozơ là
A. C6H12O6 B. C2H4O2
C. C12H22O11 D. (C6H10O5)n
Câu 45. Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Ag B. Fe C. Cu D. Al
HD:
\(Al{\rm{ }} + {\rm{ }}NaOH{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O\,\, \to \,\,NaAl{O_2}\, + \,\frac{3}{2}{H_2}\)
Câu 46. Chất nào sau đây là muối axit?
A. NaNO3 B. CuSO4 C. Na2CO3 D. NaH2PO4
Câu 47. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Na B. Hg C. Li D. K
Câu 48. Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
A. Màu hồng B. Màu vàng C. Màu đỏ D. Màu xanh
HD:
dung dịch NH3 có tính bazơ ⇒ làm xanh quỳ tím
Câu 49. Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch
A. NaNO3 B. HCl C. AgNO3 D. CuSO4
Câu 50. Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. NaOH B. CrCl3 C. Cr(OH)3 D. KOH
Câu 51. Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí X là
A. CO B. N2 C. H2 D. He
Câu 52. Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A. Etilen B. Metan C. Benzen D. Propin
Câu 53. Cho 0,9 gam glucozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 1,08 B. 1,62 C. 0,54 D. 2,16
HD:
\({n_{Ag}} = 2{n_{glu}} = 0,01\,mol\, \Rightarrow \,{m_{Ag}}\, = \,1,08\,gam\)
Câu 54. Cho 15 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,75M thu được dung dịch chứa 23,76 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 329 B. 320 C. 480 D. 720
HD:
Bảo toàn khối lượng có:
mHCl = mmuối – mamin = 8,76 gam ⇒ nHCl = 0,24 mol ⇒ V = 320ml
Câu 55. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên.
Hiện tượng xảy ra trong bình chứa dung dịch Br2 là
A. Có kết tủa đen B. Dung dịch Br2 bị nhạt màu
C. Có kết tủa trắng D. Có kết tủa vàng
HD:
\(\begin{array}{l}
Ca{C_2} + 2{H_2}O \to \,Ca{(OH)_2} + {C_2}{H_2}\\
{C_2}{H_2} + 2B{r_2} \to {C_2}{H_2}B{r_4}
\end{array}\)
Câu 56. Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 7,2 gam bột FeO nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Các phản ứng đều hoàn toàn, giá trị của m là
A. 5,0. B. 15,0. C. 7,2. D. 10,0.
HD:
\({n_{CaC{O_3}}} = {n_{C{O_2}}} = {n_{FeO}} = 0,1\,mol\, \Rightarrow \,{m_{CaC{O_3}}}\, = \,10\,gam\)
Câu 57. Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH và NH2-CH2-COOH. Số dung dịch làm đổi màu phenolphatlein là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4
HD:
CH3NH2, NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH
Câu 58. Thủy phân este X trong dung dịch axit thu được CH3COOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOC2H5. B. HCOOC2H5.
C. CH3COOCH3. D. C2H5COOCH3.
HD:
\(C{H_3}COOC{H_3} + \,{H_2}O\, \leftrightarrow C{H_3}COOH\, + \,C{H_3}OH\)
Câu 59. Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2. Khối lượng Al2O3 trong X là
A. 5,4 gam. B. 5,1 gam. C. 10,2 gam. D. 2,7 gam.
HD:
\({n_{Al}} = \frac{{{n_{{H_2}}}}}{{1,5}} = 0,2\,mol\, \Rightarrow {m_{Al}} = 5,4\,gam\, \Rightarrow {m_{A{l_2}{O_3}}} = 10,2\,gam\)
Câu 60. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch:
A. K2CO3 và HNO3. B. NaCl và Al(NO3)3.
C. NaOH và MgSO4. D. NH4Cl và KOH
HD:
\(\begin{array}{l}
{K_2}C{O_3}{\rm{ + }}\,\,2HN{O_3}\,\, \to \,2KN{O_3}\, + \,{H_2}O\, + \,C{O_2} \uparrow \\
2NaOH{\rm{ + }}MgS{O_4}\, \to \,Mg{(OH)_2} \downarrow \, + \,N{a_2}S{O_4}\\
N{H_4}Cl{\rm{ + }}KOH\, \to \,KCl\, + \,N{H_3} \uparrow \, + \,{H_2}O
\end{array}\)
Câu 61. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Ala-Gly và Gly-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
HD:
AGGV, GVAG, GAGV, AGVG
Câu 62. Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân triolein thu được etilen glicol.
(b) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.
(c) Thủy phân vinyl fomat thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Trùng ngưng ε-aminocaproic, thu được policaproamit.
(e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch alanin, lysin, axit glutamic.
(g) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
HD:
(a) Sai, Thủy phân triolein thu được glixerol
(b) Đúng.
(c) Đúng. \(HCOOCH = C{H_2}\, + \,{H_2}O \to HCOOH\, + \,C{H_3}CHO\)
(d) Đúng.
(e) Đúng. Lysin làm xanh quỳ; axit glutamic làm đỏ quỳ, alanin không đổi màu
(g) Đúng.
Câu 63. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3.
(b) Đốt cháy Fe trong khí Cl2 dư.
(c) Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
(d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.
(g) Cho bột FeO vào dung dịch KHSO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối Fe(II) là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
HD:
\((a)\,3Mg\, + \,2FeC{l_3}\, \to \,3MgC{l_2}\, + \,2Fe\)
\((b)\,2Fe\, + \,3C{l_2}\, \to 2FeC{l_3}\)
\((c)\,2F{e_3}{O_4}\, + \,10{H_2}S{O_{4\,\,(dac)}}\, \to 3F{e_2}{(S{O_4})_3}\, + \,S{O_2}\, \uparrow + \,10{H_2}O\)
\((d)\,Fe\, + \,3AgN{O_3}\, \to \,Fe{(N{O_3})_3}\, + \,3Ag \downarrow \)
\(\begin{array}{l}
(e)\,Fe\, + \,4HN{O_3}\, \to \,Fe{(N{O_3})_3}\, + \,NO\, + \,2{H_2}O\\
Fe\, + \,2Fe{(N{O_3})_3}\, \to \,3Fe{(N{O_3})_2}
\end{array}\)
\((g)\,FeO\, + \,2KHS{O_4}\, \to \,FeS{O_4}\, + \,{K_2}S{O_4}\, + \,{H_2}O\)
Câu 64. Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) và số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị bên.
Giá trị của m là
A. 10,68. B. 9,18. C. 12,18. D. 6,84.
HD:
Tại x = 0,16 mol Al(OH)3 tan hết ⇒ \({n_{A{l^{3 + }}}} = \frac{1}{4}{n_{O{H^ - }}} = \frac{1}{2}{n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,08\,mol\)
Tại y = 17,1 gam BaSO4 kết tủa hết, Al2(SO4)3 phản ứng vừa hết, AlCl3 chưa phản ứng.
Tổng khối lượng kết tủa khi đó là
\({m_{BaS{O_4}}}\, + \,{m_{Al{{(OH)}_3}}}\, = \,233.3.{n_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} + \,78.2.{n_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = \,17,1\, \Rightarrow {n_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = 0,02\)
Bảo toàn Al \( \Rightarrow {n_{AlC{l_3}}}\, = \,0,04\,mol\) ⇒ m = 12,18 gam
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Thi trắc nghiệm trực tuyến THPT QG môn Hóa học
- Mời các em cùng thực hành làm bài thi trực tuyến tại: Đề thi môn Hóa học THPT Quốc Gia 2018 - Mã đề 209
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung hướng dẫn làm bài môn môn Hóa THPT QG năm 2018- Mã đề 210. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi THPT QG .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Lời giải chi tiết đề thi THPT quốc gia 2018 môn Hóa - Mã đề 214
-
Xem video: 40 câu trắc nghiệm Dao động cơ Vật lý 12 có video lời giải
-
Thi Online: Thi thử THPT QG môn Vật Lý lần 6 năm 2018
Chúc các em học tập tốt !