YOMEDIA

Đề thi HSG năm 2020 môn Ngữ Văn 9 - Phòng GD&ĐT Đô Lương

Tải về
 
NONE

Đề thi HSG năm 2020 môn Ngữ Văn 9 được HOC247 chia sẻ của Phòng GD&ĐT Đô Lương dưới đây giúp các em có thêm nguồn tư liệu hữu ích để tham khảo. Đề thi gồm hai phần lớn với các câu hỏi tương ứng, thời gian làm bài thi là 120 phút. Hy vọng rằng, với tài liệu này, các em sẽ có cơ sở để xây dựng đề cương ôn tập phù hợp nhằm ôn luyện hiệu quả, chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để sẵn sàng bước vào kì thi sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

PHÒNG GD&Đ ĐÔ LƯƠNG                                                            ĐỀ THI  HỌC SINH GIỎI

                                                                                                         NĂM HỌC: 2019- 2020

                                                                                                         MÔN HỌC: NGỮ VĂN 9

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cách yêu bản thân,chấp nhận bản thân mà tôi tán thành không phải là yêu bản thân theo cách tự phụ, chỉ biết đến mình mà thôi. Cách yêu bản thân mà tôi khuyến khích là yêu không vị kỷ. Bạn cho nhiều hơn nhận. Bạn cho mà không cần phải được yêu cầu. Bạn chia sẻ ngay cả khi bạn không có nhiều. Bạn tìm thấy hạnh phúc bằng cách làm người khác mỉm cười. Bạn yêu bản thân bởi vì bạn không chỉ sống cho bản thân mình. Bạn hạnh phúc và hài lòng với chính mình bởi vì bạn làm cho những người khác hạnh phúc để đếm gần bên bạn.

(Trích Vẻ đẹp khó thấy, Sống cho điều ý nghĩa hơn, Nick Vujicic,

NXB Tổng hợp TP Hồ chí minh, 2013,tr 27)

 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Chỉ rõ biện pháp thu thừ có trong hai câu: Bạn cho nhiều hơn nhận. Bạn cho

mà không cần phải được yêu cầu.

Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu: Bạn tìm thấy hạnh phúc bằng cách làm người khác

mỉm cười.

Câu 4: Từ đoạn trích, Trình bày 5-7 dòng về: Cách yêu bản thân của em.

PHẦN 2: LÀM VĂN (16,0 điểm)

Câu 1: (6,0 điểm)

Kết thúc năm học 2018 - 2019, thầy giáo Đỗ Đức Anh (giáo viên Ngữ văn trường THPT Bù Thị Xuân, quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh) đã giao cho các em học sinh “bài tập về nhà” rất đặc biệt. Bài tập đó gồm 6 câu với câu số 6 là: Hãy luôn là một người tử tế và hạnh phúc.

Từ bài tập trên của thầy, em hãy viết một bài văn ngắn với đề tài: Người tử tế.

Câu 2: (10 điểm)

Bàn về những vấn đề liên quan đến văn học, Mác-xen Pruxt cho rằng:

Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”.

Qua một vài tác phẩm thơ hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 - tập 1, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

..............HẾT..............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I.ĐỌC HIỂU 4,0

Câu 1.  

  • Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2.

  •  Điệp ngữ: Bạn cho

Câu 3

  • Hạnh phúc của bản thân có được khi đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác...

Câu 4 .

Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là hợp lí, nhân văn. Sau đây là một số gợi ý:

  • Trân trọng giá trị của bản thân
  • Mang đến niềm vui cho bản thân bằng cách yêu, trân trọng, chia sẻ với những người xung quanh.

II LÀM VĂN 16,0

Câu 1:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về đề tài: Người tử tế

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

  • Giải thích:
    • Người tử tế là người tốt bụng, người làm việc đúng, việc tốt; sống tốt, sống đẹp, sống có ý nghĩa; sống phải đạo, sống chân thành; biết thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ người khác; không độc ác, không tham lam, không ích kỷ; biết cho đi, cống hiến những điều tốt đep; là người trong nghĩakhinh tài, hào hiệp...
  • Chứng minh:
    • Đưa ra những biểu hiện, những tấm gương, những sự việc thể hiện đólà người tử tế trong cuộc sống từ xưa đến nay. (HS có thể nêu tên người, chuyện cụ thể thông qua sách báo,tác phẩm, chuyện đời thường, chuyên mục việc tử tế mà các em xem trên ti-vi...)
  • Nguyên nhân sâu xa:
    • Vì sao cần làm người tử tế? (Vì người tử tế là người tốt, người đem lại nhiều ý nghĩa cho cuộc sống, làm cho cuộc sống đẹp, có ý nghĩa hơn; vì xã hội đang có nhiều cuộc đời, nhiều sự việc cần làm và cần sự giúp đỡ; có thể giúp đỡ người khác vượt qua những khó khăn, hoạn nạn; vì làm người tử tế sẽ đem lại niềmvui cho chính mình hoặc cho người khác, sống thanh thản được nhiều người yêu quí, tạo sức mạnh tinh thần cho xã hội, tạo sức lan tỏa cho cộng đồng, đem lại niềm tin cho con người vào những gì tốt đẹp...
  • Bình luận:
    • HS có thể đưa ra những quan điểm tương đồng (như giáo sư Văn Như Cương cũng đã từng khuyên học trò; Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những doanh nhân tầm cỡ,những nhà lãnh đạo xuất sắc, những chính khách uyên bác... nhưng trước hết phải là người tử tế);Những biểu hiện ngược lại với người tử tế đáng phê phán như: hiện nay vẫn còn những người sống thiếu tử tế, có những người sống vô cảm, thực dụng, ích kỷ, độc ác, vụ lợi; lại có khi có người sống tử tế lại bị cho lag người dở hơi, bị cười cợt là không bình thường...
  • Bài học nhận thức và hành động:
    • Mỗi người cần thấy người tử tế là người tốt; cần phải phấn đấu để trở thành người tử tế, phải không ngừng rèn luyện,phấn đấu; sống theo cái đúng; thường xuyên làm việc tốt đẹp, có ý nghĩa; biết cống hiến, cho đi vô tư; làm việc chỉn chu, nhiệt huyết; không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, quy chế; lên án những điều chưa đúng; noi gương người tốt việc tốt...

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc chính tả, đúng từ, đặt câu.

     ------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-------

 

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi HSG năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Phòng GD&ĐT Đô Lương. Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề  cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

                                                                                              ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF