HOC247 xin giới thiệu đến các em Đề thi HSG môn Sinh học 9 năm 2020 có đáp án Trường THCS Lê Qúy Đôn được biên tập và tổng hợp đầy đủ, đề thi có đáp án, gợi ý giải giúp các em rèn luyện, ôn tập chuẩn bị trước kì thi lên đội tuyển sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
|
ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 150 phút |
Câu 1 (2 điểm)
a. Em hãy vẽ sơ đồ truyền máu, nêu các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi truyền máu cho bệnh nhân.
b. Ở người bình thường khỏe mạnh nếu đem cho một lượng máu nhất định thì có hại đến sức khỏe không? Vì sao?
Câu 2: ( 2 điểm)
Em hãy nêu đặc điểm của bạch cầu, tiểu cầu thích nghi với chức năng của nó đảm nhận
Câu 3( 4 điểm):
So sánh truờng hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn: Trong hai trường hợp trên thì trường hợp nào phổ biến hơn? Vì sao?
Câu 4: ( 4 điểm):
So sánh NST thường và nhiễm sắc thể giới tính về cấu tạo và chức năng?
Câu 5: (4 điểm):
Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 6: (2 điểm )
Em hãy chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau.
1. ở gà 2n=78. Em hãy kẻ bảng duới đây vào bài làm và dùng kiến thức đã học trong quá trình nguyên phân điền vào bảng.
Các kì nguyên phân |
Số lượng NST |
Số tâm động |
Số crômatit |
Trạng thái NST |
Đầu kì trung gian |
|
|
|
|
Kì trung gian |
|
|
|
|
Kì giữa |
|
|
|
|
Kì sau |
|
|
|
|
Kì cuối |
|
|
|
|
Câu 7:(2 điểm):
Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn ( B), chín sớm (b), hạt dài (D), hạt tròn (d). Các gen phân li độc lập
Cho 3 thứ lúa dị hợp về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai ( hoặc lập bảng pennet) hãy xác định.
a. Số loại và tỉ lệ phân li về kiểu gen ở F1.
b. Số loại và tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1.
ĐÁP ÁN
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
||||||||||
Câu 1 ( 2 điểm) |
a *Vẽ sơ đồ truyền máu: (hs vẽ đúng như SGK sinh học 8) * - Phải đảm bảo nguyên tắc truyền máu xem hồng cầu của người cho có bị huyết tương của người nhận gây ngưng máu không. - Phải xét nghiệm máu của người nhận và người cho trước khi truyền máu để xác định nhóm máu rồi từ đó lựa chọn nhóm máu thích hợp tránh hiện tượng ngưng máu gây tử vong. - Phải xét nghiệm máu để kiểm tra máu người cho xem có nhiễm HIV/AISD hoặc có chứa mầm bệnh nguy hiểm không. b .Cho máu không có hại đến sức khỏe. Vì: Hoạt động của quá trình trao đổi chất trong máu rất dồi dào , tuổi thọ bình quân của hồng cầu là 120 ngày , của bạch cầu 13 ngày hoặc vài tuần. Còn tiểu cầu khoảng từ 6 đến 9 ngày sẽ bị yếu dần, mất đi sức sống rồi bị phá vỡ , do đó các tiểu cầu mới luôn bổ sung thay thế. Cho nên trong cơ thể con người bình thường hàng ngày đều có một lượng tế bào máu chết đi và lại có một lượng tế bào máu được sản sinh ra . Một người khỏe mạnh , trong một lần lượng máu lấy đi nếu không vượt quá 10% tổng lượng máu cơ thể thì không có gì ảnh hưởng đến sức khoẻ . Bởi ngay sau đó lượng máu mất đi sẽ được bù bằng lượng máu tuần hoàn. Do vậy một người khoẻ mạnh một lần cho máu từ 200- 300 ml không hề có hại gì cho sức khoẻ. |
1
1
|
||||||||||
Câu 2 ( 2 điểm) |
Về chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh của vi khuẩn, vi rút . Để thích ứng với chức năng này , bạch cầu có những đặc điểm sau đây:
+ Bạch cầu có thể tự tạo ra các chân giả : để bao lấy các vi khuẩn , vi rút rồi đưa vào trong tế bào chất . Sau đó tiết ra chất phá huỷ vi khuẩn virut ta gọi đây là khả năng thực bào của bạch cầu . + Bạch cầu còn có khả năng sản xuất ra kháng thể để vô hiệu hoá kháng nguyên do vi khuẩn và virut tạo ra. *Đặc điểm của tiểu cầu thích nghi với chức năng của nó Chức năng của tiểu cầu là tham gia vào quá trình tạo đông máu giúp cho cơ thể tránh mất máu khi bị đứt mạch để thích nghi với chức năng này tiểu cầu có các đặc điểm như:
|
1
1 |
||||||||||
Câu 3 ( 4 điểm) |
Giống nhau: P thuần chủng + P đồng hợp về kiểu gen. F1 đồng tính và có kiểu gen dị hợp. F2 có sự phân tính F2 đều tạo ra 3 kiểu gen 1AA:2Aa:1aa. Khác nhau:
Trường hợp trội không hoàn toàn là phổ biến hơn vì:
|
1
2
1 |
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
...
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung Đề thi HSG môn Sinh học 9 năm 2020 có đáp án Trường THCS Lê Qúy Đôn. Để xem phần còn lại của tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: