YOMEDIA

Đề thi HSG môn Sinh học 9 năm 2020 phòng GD & ĐT Huyện Thái Bình có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Đề thi HSG môn Sinh học 9 năm 2020 phòng GD & ĐT Huyện Thái Bình có đáp án được biên tập và tổng hợp đầy đủ, đề thi có đáp án, gợi ý giải giúp các em rèn luyện, ôn tập chuẩn bị trước kì thi lên đội tuyển sắp tới. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA

PHÒNG GD&ĐT THÁI BÌNH

 

ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 150 phút

 

ĐỀ BÀI

Câu 1. (2,5 điểm)

1. Nguyên tắc tổng hợp ADN và ARN khác nhau như thế nào?

2. Một tế bào lưỡng bội giảm phân bình thường, NST ở kì đầu của giảm phân I và kì đầu của giảm phân II có những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản nào?

3. Ở thực vật, phương pháp chủ yếu nào được sử dụng để tạo ưu thế lai? Nêu các bước cơ bản của phương pháp đó?

Câu 2. (3,0 điểm)

1. Phân biệt thường biến và đột biến?

2. Quan sát một tế bào lưỡng bội ở một loài động vật đang phân bào bình thường thấy có 40 NST đơn đang phân ly về hai cực của tế bào.

a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài động vật trên.

b) Khi kết thúc phân bào, các tế bào con sinh ra còn có thể tiếp tục phân bào được nữa hay không? Vì sao?

Câu 3. (3,5 điểm)

1. Giả sử 1 mạch đơn của phân tử ADN có tỉ lệ \(\frac{{A + G}}{{T + X}}\) = 0,8 thì tỉ lệ này trên mạch bổ sung và trên cả phân tử ADN là bao nhiêu?

2. Hãy nêu các khâu cần tiến hành để tạo ra chủng vi khuẩn E. coli (vi khuẩn đường ruột) sản xuất hoocmôn insulin ở người dùng làm thuốc chữa bệnh đái tháo đường. Tại sao trong sản xuất hoocmôn insulin, tế bào nhận được dùng phổ biến là vi khuẩn E. coli?

3. Cho bố, mẹ đều không thuần chủng. Hãy viết hai sơ đồ lai khác nhau phù hợp với hai quy luật di truyền sao cho F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau?

Câu 4. (2,0 điểm)

Ở người, bệnh máu khó đông do gen đột biến lặn (kí hiệu h) nằm trên nhiễm sắc thể X gây ra, người có gen trội (kí hiệu H) không bị bệnh này. Gen quy định bệnh máu khó đông không có alen trên nhiễm sắc thể Y.

1. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng trong giảm phân ở bố và ở mẹ không xảy ra đột biến. Hãy cho biết:

a) Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Vì sao?

b) Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới tính nào? Vì sao?

2. Nếu hai người đồng sinh có cùng giới tính và cùng bị bệnh máu khó đông thì có thể khẳng định được chắc chắn họ là đồng sinh cùng trứng hay không? Vì sao?

Câu 5. (2,0 điểm)

Trong một tế bào sinh dưỡng bình thường, thấy xuất hiện một cấu trúc tạm thời có 2 mạch như sau:

Mạch 1    ... X - T - A - G - T - A - X ...

Mạch 2    ... G - A - U - X - A - U - G ...

1. Thành phần đơn phân cấu trúc nên mạch 1 và mạch 2 có gì khác nhau?

2. Từ sự khác nhau của 2 mạch, có thể kết luận cấu trúc tạm thời trên xuất hiện trong quá trình sinh học nào? Xảy ra ở đâu trong tế bào?

3. Khi quá trình sinh học trên hoàn thành sẽ tạo ra những loại sản phẩm có tên gọi như thế nào?

4. Khi mạch 2 bị thay đổi cấu trúc thì mạch 1 có bị thay đổi theo không? Vì sao?

Câu 6. (2,0 điểm)

Ở một loài thực vật hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Khi lai các cây thuần chủng hoa đỏ với hoa trắng thu được F1. Trong số 10000 cây F1 thì thấy xuất hiện một cây hoa trắng. Hãy đưa ra các giả thuyết để giải thích sự xuất hiện của cây hoa trắng ở F1?

Câu 7. (2,5 điểm)

1. Ở một loài động vật, có 2 tế bào sinh trứng có kiểu gen AabbDd tiến hành giảm phân bình thường tạo giao tử. Số loại trứng thực tế có thể có là bao nhiêu? Hãy viết kiểu gen tương ứng với số loại trứng thực tế nói trên?

2. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?

Câu 8. (2,5 điểm)

Ở một loài thực vật, cho 2 dòng thuần chủng cây thân cao, hoa vàng lai với cây thân thấp, hoa đỏ thu được F­1. Cho cây F1 lai với cây khác (cây X) thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây thân cao, hoa vàng : 2 cây thân cao, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa đỏ. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.

1. Hãy xác định kiểu gen có thể có của cây F1 và cây X.

2. Cho cây X lai phân tích thì thu được kết quả như thế nào?

ĐÁP ÁN

CÂU

NỘI DUNG

Câu 1

(2,5 điểm)

1. Nguyên tắc tổng hợp ADN và ARN khác nhau như thế nào?

2. Một tế bào lưỡng bội giảm phân bình thường, NST ở kì đầu của giảm phân I và kì đầu của giảm phân II có những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản nào?

3. Ở thực vật, phương pháp chủ yếu nào được sử dụng để tạo ưu thế lai? Nêu các bước cơ bản của phương pháp đó?

1

Nguyên tắc tổng hợp ADN

Nguyên tắc tổng hợp ARN

- Nguyên tắc khuôn mẫu: Cả hai mạch của ADN đều sử dụng làm mạch khuôn để tổng hợp ADN.

- Nguyên tắc bổ sung: Ak – Tmt; Tk – Amt; Gk – Xmt; Xk – Gmt.

- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Có

- Nguyên tắc khuôn mẫu: Chỉ có một mạch của gen sử dụng làm mạch khuôn để tổng hợp ARN.

- Nguyên tắc bổ sung: Ak – Umt; Tk – Amt; Gk – Xmt; Xk – Gmt.

- Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Không.

 

2

- Điểm giống nhau:

+ Các NST đều ở trạng thái bắt đầu đóng xoắn và co ngắn.

+ Mỗi NST đều ở trạng thái NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử chị em đính với nhau ở tâm động, tâm động của NST đính vào thoi vô sắc.

- Điểm khác:

NST ở kì đầu giảm phân I

NST ở kì đầu giảm phân II

- Bộ NST là 2n kép.

- NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, có 2 nguồn gốc (một nguồn gốc từ bố và một nguồn gốc từ mẹ).

- Các NST kép tương đồng tiếp hợp và có thể xảy ra trao đổi đoạn tương đồng.

- Bộ NST là n kép

- NST không tồn tại thành từng cặp tương đồng, mỗi cặp chỉ gồm 1 NST, có 1 nguồn gốc (có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ).

- Không xảy ra sự tiếp hợp, trao đổi đoạn tương đồng.

 

3

- Phương pháp đó là lai khác dòng.

- Các bước cơ bản:

+ Tạo 2 dòng thuần chủng khác nhau bằng cách cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ (tạo 2 dòng tự thụ phấn)

+ Cho lai giữa 2 dòng thuần chủng khác nhau (Cho chúng giao phấn với nhau).

* Chú ý: Học sinh phải làm đủ 2 bước cơ bản mới có điểm.

Câu 2

(3,0 điểm)

1. Phân biệt thường biến và đột biến?

2. Quan sát một tế bào lưỡng bội ở một loài động vật đang phân bào bình thường thấy có 40 NST đơn đang phân ly về hai cực của tế bào.

a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài động vật trên.

b) Khi kết thúc phân bào, các tế bào con sinh ra còn có thể tiếp tục phân bào được nữa hay không? Vì sao?

1

Thường biến

Đột biến

- Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi trong vật chất di truyền.

- Diễn ra đồng loạt, có định hướng.

 

- Không di truyền được.

- Có lợi, đảm bảo cho sự thích nghi của sinh vật

- Là những biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST).

- Biến đổi riêng lẻ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.

- Di truyền được.

- Đa số có hại, một số có lợi hoặc trung tính; là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống

 

2

a. NST ở trạng thái đơn, đang phân li về hai cực của tế bào => Tế bào đó đang ở kì sau của nguyên phân hoặc kì sau của giảm phân II.

+ Trường hợp 1: Tế bào đang ở kì sau của nguyên phân thì mỗi tế bào mang bộ NST là 4n đơn => 4n = 40 => 2n = 20.

+ Trường hợp 2: Tế bào đang ở kì sau của giảm phân II thì mỗi tế bào mang bộ NST là 2n đơn => 2n = 40.

b. + Trường hợp 1: Là trường hợp nguyên phân nên tế bào sinh ra là các tế bào lưỡng bội 2n => chúng vẫn có thể tiếp tục phân bào (nguyên phân hoặc giảm phân).

+ Trường hợp 2: Là trường hợp giảm phân II nên tế bào sinh ra là các tế bào giao tử đơn bội n => chúng không thể tiếp tục phân bào.

 

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

...

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung Đề thi HSG môn Sinh học 9 năm 2020 phòng GD & ĐT Huyện Thái Bình có đáp án. Để xem phần còn lại của tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON