HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu Đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Quốc Tế Á Châu. Tài liệu bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm hoàn thành trong 45 phút. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HCM TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019 – 2020 |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là quá trình hóa học diễn ra trong hang động hàng triệu năm. Phản ứng hóa học diễn tả quá trình đó là
A. CaO + CO2 → CaCO3 B. MgCO3 + CO2 + H2O → Mg(HCO3)2
C. Ca(OH)2 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
Câu 2: Phản ứng nào sau đây không đúng?
A. 2Cr + N2 → 2CrN B. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3
C. Cr + S → CrS. D. 2Cr + 3F2 → 2CrF3
Câu 3: Khi đốt cháy hỗn hợp Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí thu được chất rắn X. Biết X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều thu được khí H2 (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Vậy hỗn hợp X gồm các chất nào sau đây
1. Al
2. Al2O3
3. Fe3O4
4. FeO
5. Fe2O3
6. Fe
A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 6 C. 1, 2, 3, 5 D. 2, 3, 5, 6
Câu 4: Khi cho FeO tác dụng với chất H2, HCl, H2SO4 đặc, HNO3 thì phản ứng nào chứng tỏ FeO là oxit bazơ.
A. FeO + HNO3 B. FeO + HCl C. FeO + H2SO4 đặc D. FeO + H2
Câu 5: Chỉ ra đâu là phản ứng nhiệt nhôm:
A. 4Al + 3O2 → 2Al2O3
B. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
C. Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
D. 2Al + Fe2O3 → 2Fe + Al2O3
Câu 6: Để trung hoà dung dịch hỗn hợp X chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 cần bao nhiêu lít dung dịch hỗn hợp Y chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,05M?
A. 1 lít B. 2 lít . C. 3 lít D. 4 lít
Câu 7: Cho 0,15 mol hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dd HCl. Khí thoát ra được dẫn vào dd Ca(OH)2 dư thu được b gam kết tủa. Giá trị của b là
A. 15g B. 5g C. 35g D. 25g
Câu 8: Chất nào sau đây khi tác dụng với axit HNO3 không giải phóng khí?
A. Fe2O3. B. CaCO3. C. FeCO3. D. Fe3O4.
Câu 9: Hòa tan 4,68 gam Kali vào 50 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:
A. 8,58% B. 12,32% C. 12,29% D. 8,56%
Câu 10: Lần lượt tiến hành 2 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho từ từ dd NH3 đến dư vào dd Al(NO3)3
- Thí nghiệm 2: Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd Al(NO3)3
Phát biểu nào sau đây đúng
A. Thí nghiệm 1 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan. Thí nghiệm 2 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan.
B. Thí nghiệm 1 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan. Thí nghiệm 2 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan.
C. Cả 2 thí nghiệm đều xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan.
D. Cả 2 thí nghiệm đều xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan.
Câu 11: Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên nhưng hiếm là:
A. Pirit B. Xiđerit C. Hematit D. Manhetit
Câu 12: Trong nhóm kim loại kiềm, từ Li đến Cs có
A. nhiệt độ nóng chảy giảm dần, nhiệt độ sôi tăng dần.
B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi giảm dần.
C. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng dần.
D. nhiệt độ nóng chảy tăng dần, nhiệt độ sôi giảm dần.
Câu 13: Cho Ca vào dung dịch Na2CO3.
A. Ca tác dụng với nước, đồng thời dung dịch đục do Ca(OH)2 ít tan.
B. Ca khử Na+ thành Na, Na tác dụng với nước tạo H2 bay hơi, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng.
C. Ca khử Na+ thành Na, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.
D. Ca tan trong nước sủi bọt khí H2, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.
Câu 14: Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ với dòng điện có cường độ I=0,5A trong thời gian 1930 giây thì khối lượng đồng và thể tích khí O2 sinh ra là
A. 0,96g và 0,168 lít B. 0,32g và 0,056 lít C. 0,64g và 0,112 lít D. 1,28g và 0,224 lít
Câu 15: Cấu hình electron ngoài cùng của Al và Al3+ tương ứng lần lượt là:
A. 2s2 2p6 ; 3s2 3p1 B. 3s2 3p1; 3s2 3p4 C. 3s2 3p1; 2s2 2p6 D. 3s2 3p1; 3s2
Câu 16: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là
A. 1,2. B. 1,8. C. 2. D. 2,4.
Câu 17: Tiến hành hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là
A. V1=10V2 B. V1=V2 C. V1=2V2 D. V1=5V2
Câu 18: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
A. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư. B. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.
C. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4. D. 0,12 mol FeSO4.
Câu 19: Tính chất nào nêu dưới đây sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3?
A. Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân.
B. Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với kiềm.
C. Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.
D. Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm.
Câu 20: Đốt cháy hỗn hợp gồm có 5,4g bột nhôm và 4,8g bột Fe2O3 để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Khối lượng A thu được là bao nhiêu?
A. 6,2g B. 6,42g C. 10,2g D. 12,8g
Câu 21: Oxi hóa chậm m gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp X (Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4). Để hòa tan hết X, cần vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 1M, đồng thời giải phóng 0,672 lít khí (đktc). Tính m?
A. 10,08 B. 9,84 C. 8,96 D. 10,64
Câu 22: Phèn chua có công thức nào sau đây?
A. K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O B. K2SO4.12H2O
C. Al2(SO4)3.12H2O D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Câu 23: Cho 3,2 gam hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 16,8 lít khí hidro (00C và 0,8 atm). Khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 10,7 gam B. 10,6 gam C. 10,9 gam D. 10,8 gam
Câu 24: Hòa tan hết a gam hỗn hợp 2 oxit sắt bằng dung dịch HCl dư sau phản ứng thu được dung dịch chứa 9,75 gam FeCl3 và 8,89 gam FeCl2. a nhận giá trị nào?
A. 9,84 B. 10,16 C. 10,08 D. 9,68
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Viết phương trình hóa học chứng minh Cr2O3 là oxit lưỡng tính.
Câu 2: Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch Natri aluminat đến dư. Hiện tượng gì xảy ra, viết phương trình hóa học minh họa.
Câu 3: Trình bài phương pháp hóa học nhận biết các lọ mất nhãn chứa các muối sau đây: Natri clorua, Magie clorua, Nhôm clorua, Sắt (III) clorua.
Câu 4: Hòa tan hỗn hợp gồm sắt và 1 oxit của sắt cần vừa đủ 0,1 mol H2SO4 đặc, nóng; thoát ra 0,224 lít SO2 ( đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?
Cho: O=16; S=32; Fe=56
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Quốc Tế Á Châu. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: