YOMEDIA

Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 12 năm 2017 - THPT Thống Nhất A

Tải về
 
NONE

Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 12 năm 2018 của trường THPT Thống Nhất A, tỉnh Đồng Nai đã được Học247 tổng hợp. Hi vọng với đề thi này, các em sẽ có thêm tư liệu để tham khảo cho kì thi tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt và đạt được kết quả cao.

ATNETWORK
YOMEDIA

   SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI                                                KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2017-2018

TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A                                                Môn: Ngữ văn – Lớp: 12

              (Đề chính thức)                                                              (Thời gian làm bài: 90 phút)

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

1. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được viết và đọc ở đâu? Trong thời gian nào?

2. Hãy nêu nội dung của văn bản: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng.

3. Kết thúc bản thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003, tác giả kêu gọi mọi người hãy cùng với Ngài thực hiện những điều gì?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Trình bày sự hiểu biết của anh/chị qua đoạn trích sau:

Hỡi đồng bào cả nước,

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

                                                                                (Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh)

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

Câu 1. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được viết và đọc ở đâu? Trong thời gian nào? (1,0 điểm)

- Ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám  thành công ở Hà Nội.

- Ngày 26/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang - Hà Nội, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

- Ngày 2/9/1945 Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội trước hàng vạn quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.

Câu 2. Nội dung của văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng: (1,0 điểm)

- Đánh giá đúng đắn và khoa học về tác gia văn học Nguyễn Đình Chiểu trong văn học yêu nước của dân tộc.

- Bày tỏ được thái độ trân trọng và cảm phục của tác giả đối với tấm gương sáng nhà văn – chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu

- Khơi dậy sức mạnh của văn nghệ và tinh thần yêu nước và đấu tranh chống đế quốc, bảo vệ độc lập dân tộc

Câu 3. Kết thúc bản thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003, tác giả kêu gọi mọi người hãy cùng với Ngài thực hiện những điều sau: (1,0 điểm)

- Hãy cùng lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS.

- Hãy cùng Ngài đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kỳ thị và phân biệt đối xử với những người bệnh.

- Hãy sát cánh cùng Ngài chiến đấu chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính bản thân mỗi người.

 II. PHẦN LÀM VĂN

1. Yêu cầu về kỹ năng

- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.

- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.

- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận.

- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc.

- Không mắc nhiều lỗi diễn đạt; sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ.

- Trình bày bài rõ ràng, sạch sẽ.

Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giáo viên đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh.

2. Yêu cầu cụ thể

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Trình bày sự hiểu biết của anh/chị qua đoạn trích Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.

- Nội dung: Học sinh cần trình bày một số nội dung hiểu biết sau:

a. Mở bài: (0,5 điểm)

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

Khái quát nội dung chính của đoạn trích.

b. Thân bài: (5,0 điểm)

- Nguyên lí chung (cơ sở pháp lí và chính nghĩa) của bản tuyên ngôn.

- Đoạn trích Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

-Hồ Chí Minh đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp:

Trước hết là để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại.

Sau nữa là "suy rộng ra..." nhằm nêu cao một lý tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới. Đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo.

- Ý nghĩa của việc trích dẫn:

+ Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, đối phương phải thừa nhận.

+ Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc (đặt 3 cuộc cách mạng, 3 nền độc lập, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau.) ⇒ Cách vận dụng khéo léo và đầy sáng tạo.

+ Cách mở bài rất đặc sắc: Từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc.

+ Câu văn "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được" là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ.

⇒ Đây là đóng góp riêng của tác giả và của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo cao cả.

Cách mở bài rất hay, hùng hồn trang nghiêm. Người không chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến 2 vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng.

c. Học sinh trình bày hiểu biết về giá trị nghệ thuật: (1,0 điểm)

- Lời lẽ: Khéo léo, trân trọng, nhắc nhở, kiên quyết.

- Giọng văn: Trang nghiêm.

- Lập luận: Sắc bén, chặt chẽ, hợp tình, hợp lý.

- Dẫn chứng đầy sức thuyết phục.

d. Kết luận: (0,5 điểm)

- Nhận định chung về đoạn trích.

- Liên hệ, đánh giá, rút ra bài học tư tưởng

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề thi giữa HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Thống Nhất A, tỉnh Đồng Nai. Để tham khảo thêm nội dung của Đề thi giữa HKI môn Ngữ văn lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Thống Nhất A, tỉnh Đồng Nai các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON