Mời các em cùng tham khảo:
Đề KSCL THPTQG môn Sinh học lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân lần 1 do Hoc247 tổng hợp đề thi bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm với các kiến thức như: ADN, ARN, quá trình phiên mã, dịch mã, tái bản, mã di truyền, đột biến,...sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài môn Sinh học 12 để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi THPT QG năm 2020. Hy vọng đề kiểm tra sẽ giúp các em ôn tập tốt nhất.
SỞ GD&DT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN (Đề thi gồm 04 trang) |
ĐỀ KSCL THI THPT QG LẦN I Năm học 2019 – 2020 Môn: SINH – 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 81: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là
A. ba loại U, G, X. B. ba loại U, A, X. C. ba loại A, G, X. D. ba loại G, A, U.
Câu 82: Ở thực vật, hooc môn có vai trò thúc quả chóng chín là
A. êtilen. B. axit abxixic. C. xitôkinin. D. auxin.
Câu 83: Những tập tính nào là những tập tính bẩm sinh?
A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
B. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
C. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
D. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
Câu 84: Một học sinh đã chỉ ra các hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây như sau:
1. Gây độc hại đối với cây.
2. Gây ô nhiễm môi trường.
3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết.
4. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
Tổ hợp ý đúng là
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 1, 2. D. 1, 2, 4.
Câu 85: Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là
A. đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza.
B. đều theo nguyên tắc bổ sung.
C. đều có sự hình thành các đoạn Okazaki.
D. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.
Câu 86: Gen không phân mảnh có
A. vùng mã hoá liên tục. B. Các đoạn intrôn.
C. cả exôn và intrôn. D. Vùng mã hoá không liên tục.
Câu 87: Trong các thành phần dưới đây, có bao nhiêu thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?
- Gen. 2. Nuclêôtit. 3. tARN. 4. Ribôxôm.
5. Enzim ARN pôlimeraza. 6. rARN. 7.ARN mồi. 8. Okazaki.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 88: Mỗi gen mã hoá protein điển hình gồm các vùng theo trình tự là
A. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.
B. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
C. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
D. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.
Câu 89: Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ như sau:
- Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
- Hạt bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu
- tARN có anticodon là 3' UAX 5' rời khỏi r’bôxôm.’Hạt lớn của ribôxôm gắn với hạt bé.
- Phức hợp [fMet-tARN] đi vào vị trí mã mở đầu.
- Phức hợp [aa2-tARN] đi vào ribôxôm.
- Hạt lớn và hạt bé của ribôxôm tách nhau ra.
- Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2.
- Phức hợp [aa1-tARN] đi vào ribôxôm.
Trình tự nào sau đây đúng?
A. 2,5,4,9,1,3,6,8,7. B. 2,4,1,5,3,6,8,7. C. 2,4,5,1,3,6,7,8. D. 2,5,1,4,6,3,7,8.
Câu 90: Hãy ảnh dưới đây mô tả giai đoạn nào của quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ?
A. Kết thúc. B. Kéo dài.
C. Mở đầu. D. Hoạt hóa axit amin.
Đáp án từ câu 81-90 của đề THPT QG môn Sinh học 12 năm 2020
81 |
D |
82 |
A |
83 |
D |
84 |
D |
85 |
B |
86 |
A |
87 |
D |
88 |
C |
89 |
A |
90 |
A |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 91-100 của Đề THPT QG môn Sinh học 12 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Câu 101: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, trong trường hợp trên mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng xét một cặp gen dị hợp. Nếu có đột biến lệch bội dạng ba nhiễm (2n +1) xảy ra, thì số kiểu gen dạng ba nhiễm (2n +1) khác nhau được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là
A. 48. B. 6. C. 12. D. 24.
Câu 102: Từ 3 loại nuclêôtit là U, G, X có thể tạo ra bao nhiêu mã bộ ba chứa ít nhất một nuclêôtit loại X?
A. 19. B. 27. C. 37. D. 8.
Câu 103: Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra NST có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc đạng dột biến
A. đảo đoạn có tâm động B. đảo đoạn ngoài tâm động
C. chuyển đoạn không tương hỗ D. chuyển đoạn tương hỗ
Câu 104: Một chủng vi khuẩn E. coli bị đột biến không thể phân giải được đường latose mà chỉ có thể phân giải được các loại đường khác. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là:
A. Đột biến gen đã xảy ra hoặc ở vùng khởi động hoặc ở vùng mã hóa của gen thuộc Operon Lac.
B. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng khởi động của Operon Lac.
C. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng vận hành của Operon Lac.
D. Đột biến gen đã xảy ra ở vùng mã hóa của một trong các gen của Operon Lac.
Câu 105: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 20. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp NST. Theo lí thuyêt, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này?
A. 19 B. 21 C. 10 D. 11
Câu 106: Một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tựnuclêôtit như sau:
Mạch I: (1) TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (2)
Mạch II: (1) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX XAT GTA (2)
Gen này dịch mã trong ống nghiệm cho ra 1 phân tử prôtêin chỉ gồm 5 axit amin. Hãy cho biết mạch nào được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mARN và chiều phiên mã trên gen?
A. Mạch II làm khuôn, chiều phiên mã từ (1) → (2).
B. Mạch I làm khuôn, chiều phiên mã từ (2) → (1).
C. Mạch I làm khuôn, chiều phiên mã từ (1) → (2).
D. Mạch II làm khuôn, chiều phiên mã từ (2) → (1).
Câu 107: Trường hợp nào dưới đây không thuộc dạng đột biến lệch bội?
A. Tế bào sinh dục thừa 1 NST
B. Tế bào sinh dưỡng có một cặp NST gồm 4 chiếc
C. Trong tế bào sinh dưỡng thì mỗi cặp NST đều chứa 3 chiếc.
D. Tế bào sinh dưỡng thiếu 1 NST trong bộ NST
Câu 108: Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 5 chủng đột biến như sau:
Chủng 1. Đột biến ở vùng khởi động của gen điều hòa R làm cho gen này không phiên mã.
Chủng 2. Đột biến ở gen điều hòa R làm cho prôtêin do gen này tổng hợp mất chức năng.
Chủng 3. Đột biến ở vùng khởi động của opreron Lac làm cho vùng này không thực hiện chức năng.
Chủng 4. Đột biến ở vùng vận hành của opreron Lac làm cho vùng này không thực hiện chức năng.
Chủng 5. Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho prôtêin do gen này quy định mất chức năng.
Các chủng đột biến có operon Lac luôn hoạt động trong môi trường có hoặc không có lactôzơ là
A. 1, 2, 4, 5. B. 2, 3, 4, 5. C. 1, 2, 4. D. 2, 4, 5.
Câu 109: Trên một chạc chữ Y của đơn vị nhân đôi có 232 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi trong đơn vị nhân đôi trên là:
A. 468. B. 464. C. 466. D. 460.
Câu 110: Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit với tỉ lệ là 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là
A. 1/125. B. 16/125. C. 64/125. D. 4/125.
101 |
C |
102 |
A |
103 |
D |
104 |
A |
105 |
C |
106 |
B |
107 |
C |
108 |
C |
109 |
C |
110 |
B |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 111-120 của Đề THPT QG môn Sinh học 12 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là nội dung Đề KSCL THPTQG môn Sinh học lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân lần 1 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !