YOMEDIA

Đề kiểm tra ôn tập giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nho Quan C có đáp án

Tải về
 
NONE

Đề kiểm tra ôn tập giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nho Quan C có đáp án bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm ôn tập các kiến thức như: tiến hóa, quần thể,... Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.  

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH

Trường THPT Nho Quan C

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

NĂM HỌC: 2019-2020

Môn: Sinh học - Lớp 12

Câu 1: Tiến hoá nhỏ là quá trình:

A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.

B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.

Câu 2: Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi:

A. quần thể mới xuất hiện.                                                  B. chi mới xuất hiện.                      

C. loài mới xuất hiện.                                                         D. họ mới xuất hiện.

Câu 3: Cách li trước hợp tử là:

A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển.                             B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.

C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.                                        D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.

Câu 4: Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng:

A. Thực vật                                                   B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa

C. Động vật                                                   D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển

Câu 5: Hiện tượng cá voi (thuộclớp thú), cá mập (lớp cá) và ngư long (bò sát cổ đại) giống nhau về kiểu hình là kết quả của:

A. tiến hóa đồng quy.                                                          B. tiến hóa phân li.  

C. tiến hóa phân nhánh.                                                       D. tiêu giảm để thích nghi.

Câu 6: Sự đa dạng loài trong sinh giới là do:

A. đột biến                                                   

B. CLTN                               

C. biến dị tổ hợp

D. sự tích luỹ dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành các loài         

Câu 7: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là:

A. đột biến.                                                                            B. di nhập gen.         

C. các yếu tố ngẫu nhiên.                                                    D. giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 8: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của tiến hóa lớn là:

A. ngày càng đa dạng, phong phú.                                     B. tổ chức ngày càng cao.

C. thích nghi ngày càng hợp lý.                                          D. từ đơn giản đến phức tạp.

Câu 9: Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào:

A. môi trường.                                               B. tổ hợp gen chứa đột biến đó.

C. tác nhân gây ra đột biến đó.                   D. môi trường và tổ hợp gen chứa đột biến đó.

Câu 10: Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì:

A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.

B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.

C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.

D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 11: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài

A. động vật bậc cao.                                                            B. động vật.

C. thực vật.                                                                            D. có khả năng phát tán mạnh.

Câu 12: Hiện tượng nào nhanh chóng hình thành loài mới mà không cần sự cách li địa lí?

A. Lai xa khác loài.  B. Tự đa bội.             C. Dị đa bội.                          D. Đột biến NST.

Câu 13: Con đường hình thành loài nhanh nhất và phổ biến là bằng con đường:

A. địa lí.                     B. sinh thái.               C. lai xa và đa bội hoá.        D. các đột biến lớn.

Câu 14: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại:

A. thể đồng hợp.                   B. alen lặn.                C. alen trội.                                        D. thể dị hợp.

Câu 15: Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể  giao phối với nhau. Đó là dạng cách li

A. tập tính.                            B. cơ học.                  C. trước hợp tử.                                 D. sau hợp tử.

Câu 16: Những đột biến NST thường dẫn đến hình thành loài mới:

A. Mất đoạn, chuyển đoạn.                                     B. Mất đoạn, đảo đoạn.

C. Đảo đoạn, chuyển đoạn.                                     D. Chuyển đoạn, lặp đoạn nhiều lần.

Câu 17: Cách li trước hợp tử gồm: 

1: cách li không gian.                       2: cách li cơ học.                  3: cách li tập tính.

4: cách li khoảng cách.                    5: cách li sinh thái.               6: cách li thời gian.

Phát biểu đúng là:      

A. 1,2,3.                                 B. 2,3,4.                                 C. 2,3,5.                                 D. 1,2,4,6.

Câu 18: Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì:

A. quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều.     

B. vi khuẩn đơn bội, alen biểu hiện ngay kiểu hình.

C. kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn.             

D. sinh vật nhân thực nhiều gen hơn.

Câu 19: Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì:

A. không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền.

B. hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm.

C. hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh

D. cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 20: Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là:

A. đột biến luôn làm phát sinh các đột biến có lợi.                     

B. đột biến làm thay đổi tần số các alen rất chậm.

C. đột biến và giao phối không ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá.

D. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.

Câu 21: Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là:

A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.

B. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc.

C. có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài.

D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.

Đáp án đề kiểm tra ôn tập giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2020 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

C

D

A

D

C

C

D

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

D

A

C

B

C

C

B

C

A

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 của Đề kiểm tra ôn tập giữa HK2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra ôn tập giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nho Quan C có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt ! 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF