YOMEDIA

Đề kiểm tra bài viết số 5 HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Lê Lợi

Tải về
 
NONE

HOC247 giới thiệu đến các em Đề kiểm tra bài viết số 5 HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Trường THPT Lê Lợi. Đề gồm đáp án chi tiết và thang điểm cụ thể cho từng câu hỏi giúp các em tham khảo để ôn luyện tốt hơn. Cùng HOC247 thử sức với đề kiểm tra này nhé!

ADSENSE
YOMEDIA

     SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ                                                              ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5

     TRƯỜNG THPT LÊ LỢI                                                                   NĂM HỌC: 2019 - 2020

                                                                                                                  MÔN: NGỮ VĂN 12

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Sáng nay tôi nhìn thấy em ở ngã tư. Đèn đỏ còn sáng và đồng hồ đang đếm ngược. Ba mươi chín giây. Em đang vội, chiếc xe đạp điện màu đỏ cứ nhích dần lên. Không chỉ mình em, nhiều người khác cũng vội. những chiếc xe máy cứ nhích dần, nhích dần lên.

Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây.

Tôi nhớ có hôm nào đó, em đã nói với tôi rằng đấy là một triết lý hay, ta phải tranh thủ sống đến từng giây của cuộc đời.

Nhưng em biết không, đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi. Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời. Em sẽ bằng lòng đợi chứ, nếu em biết về điều sẽ xảy ra?

Đôi khi xếp hàng ở siêu thị, vì biết rồi sẽ đến lượt mình và rằng đó là sự công bằng. Đợi tín hiệu đèn xanh trước khi nhấn bàn đạp, vì biết đó là luật pháp và sự an toàn cho chính bản thân. Đợi một người trễ hẹn thêm dăm phút nữa, vì biết có bao nhiêu điều có thể bất ngờ xảy ra trên đường. Đợi một cơn mưa vì biết rằng dù dai dẳng mấy, nó cũng phải tạnh. Đợi một tình yêu đích thực vì biết rằng những thứ tình yêu “theo trào lưu” chỉ có thể đem đến những tổn thương cho tâm hồn nhạy cảm của em…

 (Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 25)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Theo nhân vật “em” một triết lí hay” đó là triết lí gì?

Câu 3.  Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả của nó  trong đoạn văn sau :“Đợi tín hiệu đèn xanh trước khi nhấn bàn đạp, vì biết đó là luật pháp và sự an toàn cho chính bản thân. Đợi một người trễ hẹn thêm dăm phút nữa, vì biết có bao nhiêu điều có thể bất ngờ xảy ra trên đường. Đợi một cơn mưa vì biết rằng dù dai dẳng mấy, nó cũng phải tạnh”

 Câu 4. Anh/chị lựa chọn triết lí nào cho cuộc sống của bản thân: Sống là không chờ đợi hay là đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích sau. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

"Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay...", rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy".

             (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12 Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

..........HẾT.............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt: tự sự, nghị luận

Câu 2:

Triết lí: Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây.

Câu 3:

  • Điệp từ, điệp cấu trúc cú pháp
  • Nhấn mạnh ý nghĩa  

Câu 4:

HS trình bày triết lí sống của bản thân, câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục có thể HS sẽ trình bày một trong các quan điểm sau:

  • Sống là không chờ đợi : sống tích cực, biết chớp thời cơ, nắm bắt cơ hội - nhưng không đồng nghĩa với sống vội, sống gấp.
  • Đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi: Biết chờ đợi bởi đó là biểu hiện của sự kiên trì, chín chắn, nắm được quy luật của cuộc sống,không nóng vội hay đốt cháy giai đoạn- nhưng không đồng nghĩa với sự thụ động, chậm chạp.

II. LÀM VĂN

  1. Đảm bảo cấu trúc  của bài văn:
  2. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

c. Nội dung nghị luận: thí sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, dưới dây là một số gợi ý về nội dung:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật Mị.

Thân bài:

Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích:

  • Mị sống cô đơn, lặng câm, vô cảm bởi sự áp bức, đày đọa, giam hãm của cha con nhà thống lí.
  • Sức sống tiềm tàng trong con người Mị đã hồi sinh từ sự tác động của dòng nước mắt của A Phủ.........(nhớ lại quá khứ đau thương,thấy thương mình, thương người đồng cảm, căm ghét cha con thống lí, ý thức được tình trạng bất công và cuối cùng vượt lên sự sợ hãi.)
  • Hành động cởi trói cho A Phủ là bột phát nhưng thể hiện logic tâm lí tất yếu. Mị đã giải thoát cho A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình.

    -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

 

Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra bài viết số 5 HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Lê Lợi. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả trong bài viết của mình.

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF