HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học 12 năm 2019, tổng hợp lại những kiến thức quan trọng nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt kết quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH LỚP 12 NĂM 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT - NÂNG CAO
Câu 1: Cơ quan tương đồng là những cơ quan có
D. nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 2: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β - Hêmôglôbin như nhau
A. chứng tỏ người và tinh tinh cùng nguồn gốc. Đó là A. bằng chứng giải phẫu so sánh. C. bằng chứng địa lí sinh học.
B. bằng chứng phôi sinh học.
D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 3: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 4: Nội dung đúng khi đề cập đến sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là:
A. kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành tính thích nghi của sinh vật còn chọn lọc nhân tạo là tạo nên sự đa dạng về loài trong sinh giới.
B. chọn lọc nhân tạo xảy ra ở phạm vi rộng lớn so với chọn lọc tự nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên tiến hành dựa trên nguồn biến dị của sinh vật còn chọn lọc nhân tạo chỉ dựa trên
nguồn biến dị do con người chủ động tạo ra trên sinh vật.
D. chọn lọc nhân tạo có thể làm mất đi khả năng tồn tại của sinh vật trong môi trường tự nhiên còn chọn lọc tự nhiên thì không.
Câu 5: Cho các thông tin nói về thuyết tiến hóa tổng hợp như sau:
(1) có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm;
(2) diễn ra trên quy mô rộng lớn;
(3) thời gian địa chất rất dài;
(4) thời gian lịch sử tương đối ngắn;
(5) phạm vi phân bố tương đối hẹp;
(6) hình thành các nhóm phân loại trên loài;
(7) thường được nghiên cứu gián tiếp.
Các thông tin đúng cho quá trình tiến hóa lớn là:
A. 1, 3, 5, 7
B. 2, 4, 5, 6
C. 2, 3, 6, 7
D. 2, 3, 5, 6
Câu 6: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là:
A. cá thể. B. quần thể. C. quần xã. D. loài.
Câu 7: Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, thì:
A. nguồn biến dị di truyền của một quần thể có thể được bổ sung từ các quần thể khác.
B. trong một quần thể, nguồn biến dị di truyền chỉ có được từ sự phát sinh đột biến và biến dị tổ hợp của quần thể.
C. đột biến là nguyên liệu thứ cấp còn biến dị tổ hợp là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa.
D. tiến hóa sẽ không xảy ra nếu trong quần thể xuất hiện các biến dị di truyền.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đột biến là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá?
A. Đột biến phần lớn có hại nhưng khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó.
B. Giá trị thích của đột biến còn có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen, nó có thể trở thành có lợi.
C. Tất cả các đột biến đều biểu hiện ra kiểu hình mới có khả năng thích nghi cao.
D. Nhờ quá trình giao phối, các đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
Câu 9: Di - nhập gen có ý nghĩa nào sau đây đối với sự tiến hóa?
A. Di nhập gen là nhân tố gây biến động di truyền.
B.Di nhập gen là nhân tố làm thay đổi vốn gen của quần thể.
C. Di nhập gen là nhân tố quyết định sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Di nhập gen là điều kiện thúc đẩy sự phân li tính trạng xảy ra mạnh hơn.
Câu 10: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là:
A. đột biến.
C. các yếu tố ngẫu nhiên
B. di nhập gen.
D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 11: Có các loại môi trường phổ biến là:
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng về nhân tố sinh thái:
A. Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sinh vật.
B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
C. Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của sinh vật.
D. Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh.
Câu 13: Điều kiện sống của các loài như sau : (1) Sống được ở nhiệt độ 00C đến 150C . (2) Sống được ở nhiệt độ 50C đến 390C . (3) Sống được ở nhiệt độ 180C đến 670C . (4) Sống được ở nhiệt độ 500C đến 560C. (5) Sống được ở độ ẩm 20% đến 60%. (6) Sống được ở độ ẩm 95% đến 100%. (7) Sống được ở độ ẩm 10% đến 20%. (8) Sống được ở độ ẩm 40% đến 70%. Loài nào là loài rộng nhiệt ưa ẩm?
A. Loài có đặc tính 3 và 6. B. Loài có đặc tính 4 và 5.
C. Loài có đặc tính 1 và 7. D. Loài có đặc tính 2 và 8.
Câu 14: Khi biết được giá trị về giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái ở một loài vật nuôi, ta có thể:
A. nuôi chúng trong môi trường thuận lợi để chúng sinh sản tốt nhất.
B. thiết kế chuồng trại phù hợp nhất với chúng.
C. tạo môi trường sống tốt nhất cho chúng để chúng cho năng suất cao nhất có thể.
D. cung cấp cho chúng nguồn thức ăn thích hợp.
Câu 15: Trên một cây to, có loài chim sống trên cao, có loài chim sống dưới thấp, cho thấy giữa 2 loài:
A. khác nơi ở và có cùng ổ sinh thái. B. cùng giới hạn sinh thái.
C. có cùng nơi ở và ổ sinh thái. D. có cùng nơi ở và khác ổ sinh thái.
----Để xem nội dung từ câu 16 - 25 của đề kiểm tra 1 tiết sinh lớp 12 năm 2019, vui lòng xem online hoặc tải về máy----
Câu 26: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều , đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
B. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
D. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
Câu 27: Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm:
A. Chất lượng môi trường giảm sút.
B. Chất lượng môi trường giảm sút, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người.
C. Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người.
D. Chất lượng môi trường không giảm sút, nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người.
Câu 28: Người ta xác định được ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nước lên sự phát triển của hai loài cá như sau: Cá chép có giới hạn dưới là 20C, giới hạn trên là 440C . Cá rô phi có giới hạn dưới là 5,60C, giới hạn trên là 420C . Nhận định nào sau đây đúng?
A. Loài cá rô phi thích hợp với ao hồ miền Bắc nước ta hơn loài cá chép.
B. Khả năng chịu lạnh của loài cá rô phi cao hơn loài cá chép.
C. Mức nhiệt thuận lợi của loài rô phi thấp hơn so với loài cá chép.
D. Loài cá chép có khả năng phân bố rộng hơn loài cá rô phi.
Câu 29: Loài sâu xanh hại lá biến thái qua các giai đoạn : trứng, sâu, nhộng, bướm. Tổng nhiệt hữu hiệu qua mỗi giai đoạn theo thứ tự trên là 60, 240, 180, 24 độ ngày. Loài có ngưỡng nhiệt phát triển là 90C . Biết nhiệt độ trung bình của môi trường là 210C . Số thế hệ trung bình của sâu trong một năm là :
A. 5 thế hệ. B. 11 thế hệ. C. 12 thế hệ. D. 9 thế hệ.
Câu 30: Trên mặt hồ có diện tích 1 ha, mật độ của lục bình là 5 cây/m2. Mỗi cây chiếm diện tích trung bình 1,25dm2, cứ 10 ngày mỗi cây mẹ sinh thêm một cây mới và không xảy ra tử vong, phát tán. Số cá thể lục bình phủ kín mặt hồ sau thời gian bao lâu?
A. 30 ngày.
B. 40 ngày.
C. 50 ngày.
D. 60 ngày.
----------------- Hết -----------------
Trên đây là phần trích dẫn đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 12 năm 2019.Chi tiết nội dung đề thi, quý thầy cô cùng các em học sinh có thể chọn chức năng xem trực tuyến hoặc tài về máy.
Ngoài ra, có thể thao khảo thêm
Chúc các em đạt kết quả cao ở kỳ thi sắp tới!