Hoc247 xin trân trọng gửi đến các em học sinh Đề cương ôn thi học kì 2 môn Vật lý 12 được biên soạn đầy đủ và chi tiết, tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học. Bên cạnh đó còn gợi ý cho các em một số bài tập tự luyện có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết sau mỗi chương nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm, chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới.
1. Video ôn tập Vật lý 12 học kì 2
2. Ôn tập Lý thuyết Vật lý lớp 12 HK2
2.1 Ôn tập chương 4 Dao động điện từ
2.2 Ôn tập chương 5 Sóng ánh sáng
2.3 Ôn tập chương 6 Lượng tử ánh sáng
2.4 Ôn tập chương 7 Vật lý hạt nhân
3. Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 HK2
3.1 Bài tập trắc nghiệm Dao động điện từ
3.2 Bài tập trắc nghiệm Sóng ánh sáng
3.3 Bài tập trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng
3.4 Bài tập trắc nghiệm Vật lý hạt nhân
4. Bài tập trắc nghiệm nâng cao Vật lý 12 HK2
5. Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý 12
6. Thi trắc nghiệm Online HK2 Vật Lý 12
ÔN THI HỌC KÌ 2
MÔN VẬT LÝ LỚP 12 – NĂM HỌC 2017 - 2018
1. Video ôn tập Vật lý 12 học kì 2
Với thời lượng 1 giờ 52 phút, video ôn tập cuối năm do Thầy Thân Thanh Sang- GV tại Học247 trực tiếp giảng dạy sẽ hướng dẫn các em ôn tập lại toàn bộ nội dung chính của chương trình Vật lý 12 học kì 2, giúp các em dễ dàng hơn trong việc hệ thống lại kiến thức trước bài thi học kỳ và kỳ thi THPT QG sắp tới.
2. Ôn tập Lý thuyết Vật lý lớp 12 HK2
2.1 Ôn tập chương 4 Dao động điện từ
- Mô tả cấu tạo mạch dao động điện từ?
Mạch dao động điện từ là một mạch kín gồm tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với cuộn cảm (điện trở hoạt động R = 0)
- Mối liên hệ giữa điện trường E với điện tích q? Mối liên hệ giữa cảm ứng từ B với cường độ dòng điện?
Điện trường E trong tụ điện lỉ lệ thuận với điện tích q của tụ và cảm ứng từ B trong cuộn dây tỉ lệ thuận với dòng điện i qua cuộn dây Þ từ trường và điện trường trong mạch dao động tuần hoàn.
- Năng lượng của mạch gồm những dạng nào?
Năng lượng của mạch dao động gồm năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
- Khi điện tích trong mạch dao động với tần số f thì năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên với tần số bằng bao nhiêu?
f' = 2f
- Điện trường và từ trường có chuyển hóa cho nhau không?
Không. Điện trường và từ trường chỉ sinh ra nhau chứ không chuyển hóa cho nhau. Chỉ có năng lượng điện và năng lượng từ chuyển hóa cho nhau.
- Trong mạch dao động LC có những dao động điều hòa nào?
Trong mạch dao động có 5 dao động điều hòa: điện tích, điện trường, cường độ dòng điện, từ trường, điện áp.
- So sánh mạch điện xoay chiều RLC và mạch DĐ điện từ LC. Có nhận xét gì?
Mạch RLC là mạch hở, mạch dao động điện từ LC là mạch kín.
Dao động trong mạch RLC là dao động cưỡng bức.Dao động trong mạch LC là dao động tự do.
- Thế nào là dao động điện từ tắt dần, DĐĐT duy trì, DĐĐT cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng ?
+ Dao động điện từ có biên độ giảm dần theo thời gian gọi là dao động tắt dần. (Do mạch có điện trở R, khi tiêu hao hết năng lượng dao động sẽ dừng lại).
+ Để duy trì dao động ta phải bù đủ và đúng phần năng lượng bị tiêu hao trong mỗi chu kì. Dùng tranzito để điều khiển việc bù năng lượng.
+ Trong dao động người ta cần duy trì biên độ và tần số (trong một dao động hai phần quan trọng là tần số và biên độ).
+ Khi mạch dao động LC dao động theo tần số của nguồn, quá trình này gọi là dao động cưỡng bức.
+ Khi dao động cưỡng bức có cộng hưởng, giá trị cực đại của biên độ cộng hưởng phụ thuộc vào điện trở R của mạch LC.
- DĐ điện từ mạch LC có phải là DĐ tự do không?
Sự biến thiên tuần hoàn theo quy luật hàm sin của i, q và u (hoặc sự biến thiên tuần hoàn theo quy luật hàm sin của điện trường và từ trường) trong mạch dao động được gọi là dao động tự do.
- Nêu những ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng trong dao động điện từ?
Hiện tượng cộng hưởng điện được ứng dụng trong mạch lọc; mạch chọn sóng; mạch khuếch đại,…
- So sánh DĐ điện từ và DĐ cơ học?
Li độ x tương tự điện tích q.
Vận tốc v tương tự cường độ dòng điện i.
Khối lượng m tương tự độ tự cảm L.
Độ cứng k tương tự nghịch đảo điện dung C.
Động năng tương tự năng lượng từ.
Thế năng tương tự năng lượng điện.
- Thế nào là điện trường (ĐT) xoáy, từ trường (TT) xoáy?
Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là các đường cong khép kín bao quanh các đường cảm ứng từ.
Từ trường xoáy là từ trường có các đường sức từ luôn khép kín.
- Thế nào là điện từ trường?
Điện từ trường là một dạng vật chất, đóng vai trò truyền tương tác giữa các điện tích. Tương tác điện từ lan truyền trong không gian với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.
- Trình bày sự lan truyền trong không gian của điện từ trường?
Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian sẽ xuất hiện một điện trường xoáy, và có điện trường biến thiên theo thời gian thì xuất hiện một từ trường biến thiên trong vùng đó.
- Nêu các tính chất của sóng điện từ?
+ Truyền trong môi trường vật chất và cả trong chân không.
+ Có thể cho các hiện tượng: phản xạ, khúc xạ, giao thoa…và tuân theo các quy luật này.
+ Có mang năng lượng. Sóng có tần số càng cao thì khả năng lan truyền càng xa.
- So sánh tính chất sóng điện từ với tính chất sóng cơ học?
Sóng điện từ có đầy đủ các tính chất của sóng cơ.
Sóng điện từ tự nó truyền đi mà không cần đến môi trường đàn hồi nên truyền được trong chân không, còn sóng cơ truyền trong môi trường đàn hồi.
Sóng điện từ là sóng ngang – Sóng cơ có thể là sóng ngang hoặc sóng dọc.
- Trình bày nguyên tắc thu sóng điện từ (sự chọn sóng)?
Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào sự cộng hưởng điện.
Mắc phối hợp một anten với một mạch dao động. Anten nhận được rất nhiều sóng có tần số khác nhau. Muốn thu được sóng có tần số f0 ta điều chỉnh tụ C để tần số riêng của mạch LC bằng f0. Khi đó trong mạch có cộng hưởng, dao động trong mạch có tần số f0. Mạch đã thu được sóng có tần số f0.
- Nêu các bộ phận cơ bản của máy phát thanh?
Máy phát gồm 5 bộ phận cơ bản: micrô, mạch phát sóng điện từ cao tần, mạch biến điệu, mạch khuếch đại và anten phát.
- Nêu các bộ phận cơ bản của máy thu thanh?
Máy thu gồm 5 bộ phận cơ bản: anten thu, mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần, mạch tách sóng, mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần và loa.
2.2 Ôn tập chương 5 Sóng ánh sáng
- Thế nào là hiện tượng tán sắc ánh sáng?
Hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phân tán một chùm sáng trắng (chùm sáng tạp) thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau sau khi đi qua lăng kính.
- Nêu tính chất của ánh sáng đơn sắc?
+ Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau. Chiết suất đối với ánh sáng đỏ thì nhỏ nhất và đối với ánh sáng tím thì lớn nhất.
+ Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc mà chỉ bị lệch (khúc xạ) khi qua lăng kính.
+ Tần số xác định ứng với một màu nhất định.
- Thế nào là ánh sáng trắng?
Ánh sáng trắng là tổng hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
Ánh sáng trắng còn gọi là ánh sáng tạp, hay ánh sáng đa sắc.
- Kể tên 7 màu chính trong dải phổ của ánh sáng trắng?
Dải cầu vòng: đỏ, cam, vàng, lục, lam chàm, tím gọi là quang phổ của ánh sáng trắng.
- Để giải thích hiện tượng giao thoa ánh sáng ta thừa nhận ánh sáng có tính chất gì?
Để giải thích hiện tượng giao thoa ánh sáng ta thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng.
- Thế nào là 2 sóng kết hợp?
Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn sóng có cùng tần số và độ lệch pha không đổi.
- Vân sáng và vân tối giao thoa còn được gọi là gì?
Vân sáng là cực đại giao thoa, vân tối là cực tiểu giao thoa.
- Khoảng vân là gì? Viết biểu thức xác định khoảng vân?
Là khoảng cách giữa hai vân sáng (hay vân tối) kề nhau.
- Thế nào là ánh sáng đơn sắc?
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu nhất định gọi là màu đơn sắc.
- Hãy cho biết dải phổ liên tục trong vùng khả kiến của ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng nào?
Dải phổ liên tục trong vùng khả kiến của ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38 mm đến 0,76 mm.
- Sắp xếp tần số của 7 đơn sắc chính theo thứ tự tăng dần?
fđỏ < fcam < fvàng < flục < flam < fchàm < ftím
- Chiết suất của cùng một môi trường đối với các đơn sắc khác nhau có khác nhau không? Có nhận xét gì?
Chiết suất của cùng một môi trường đối với ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau. Chiết suất đối với ánh sáng đỏ thì nhỏ nhất và đối với ánh sáng tím thì lớn nhất.
- Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của chiết suất một môi trường đối với 7 đơn sắc chính?
nđỏ < ncam < nvàng < nlục < nlam < nchàm < ntím
- Máy quang phổ là gì?
Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc khác nhau (hay dùng để nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát ra).
- Nêu cấu tạo của 3 bộ phận chính trong máy quang phổ lăng kính, mô tả công dụng từng bộ phận?
+ Ống chuẩn trực: là bộ phận tạo ra chùm tia song song. Gồm một khe hẹp F nằm ở tiêu diện của thấu kính hội tụ L1.
+ Hệ tán sắc: có tác dụng phân tích chùm tia song song từ L1 chiếu tới thành nhiều chùm tia đơn sắc song song. Gồm một hoặc vài lăng kính P.
+ Buồng ảnh: để thu quang phổ. Gồm một thấu kính hội tự L2 và một kính ảnh đặt tại tiêu diện L2.
- Thế nào là quang phổ vạch phát xạ?
Quang phổ gồm các vạch màu riêng lẻ, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối, được gọi là quang phổ vạch phát xạ.
- Nêu điều kiện để có quang phổ vạch phát xạ?
Các chất khí hay hơi ở áp suất thấp phát ra khi bị kích thích (khi nóng sáng, hoặc khi có dòng điện phóng qua).
- Thế nào là quang phổ vạch hấp thụ?
Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ gồm những vạch tối trên nền quang phổ liên tục.
- Điều kiện để có quang phổ vạch hấp thụ là gì?
Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
- Tia hồng ngoại là gì? Nó có phải là sóng điện từ không?
Tia hồng ngoại là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng dài hơn 0,76 mm đến khoảng vài milimét (lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ và nhỏ hơn bước sóng của sóng vô tuyến điện).
Tia hồng ngoại có bản chất sóng điện từ.
- Nguồn phát tia hồng ngoại thường dùng là gì?
+ Mọi vật, dù ở nhiệt độ thấp, đều phát tia hồng ngoại.
+ Nguồn phát tia hồng ngoại thông dụng là lò than, lò điện, đèn dây tóc,…
- Nêu các tính chất của tia hồng ngoại? Trong đó tính chất nào là nổi bật nhất?
+ Tính chất nổi bậc của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
+ Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học, có thể tác dụng lên phim ảnh hồng ngoại.
+ Tia hồng ngoại ít bị nước hấp thụ.
+ Tia hồng ngoại có thể biến điệu (điều biến) được như sóng điện từ cao tần.
+ Tia hồng ngoại còn có thể gây ra hiện tượng quang điện trong ở một số chất bán dẫn.
- Nêu một vài ứng dụng của tia hồng ngoại?
+ Sấy khô, sưởi ấm.
+ Dùng trong các bộ phận điều kiển từ xa (ti vi, thiết bị nghe nhìn…)
+ Chụp ảnh qua sương mù (do ít bị nước tán xạ).
+ Chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.
+ Dùng trong quân sự.
- Nguồn phát tia tử ngoại thường dùng là gì?
+ Những vật được nung nóng đến 20000 C đều phát tia tử ngoại.
+ Phổ biến là đèn hơi thủy ngân, hồ quang điện, Mặt Trời,…
- Nêu các tính chất của tia tử ngoại?
+ Tác dụng mạnh lên phim ảnh, làm ion hóa không khí và nhiều khí khác.
+ Kính thích sự phát quang của nhiều chất.
+ Có thể gây ra một số phản ứng quang hóa và phản ứng hóa học.
+ Tác dụng sinh lí.
+ Có thể gây ra hiện tượng quang điện.
Thang sóng điện từ
2.3 Ôn tập chương 6 Lượng tử ánh sáng
- Thế nào là hiện tượng quang điện?
Khi chiếu một chùm ánh sáng thích hợp (có bước sóng ngắn) vào mặt một tấm kim loại thì nó làm cho các êlectron ở mặt kim loại đó bật ra. Hiện tượng đó là hiện tượng quang điện. Các êlectron bật ra gọi là êlectron quang điện.
- Trình bày nội dung của thuyết lượng tử?
+ Chùm ánh sáng là một chùm các phôtôn (các lượng tử ánh sáng). Mỗi phôtôn có năng lượng xác định e = hƒ (ƒ là tần số của sóng ánh sáng đơn sắc tương ứng).
+ Cường độ của chùm sáng tỉ lệ với số phôtôn phát ra trong 1 giây.
+ Phân tử, nguyên tử, êlectron…phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.
+ Các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s trong chân không.
+ Khi ánh sáng truyền đi, phôtôn không bị thay đổi, không phụ thuộc nguồn sáng xa hay gần.
+ Một chùm sáng dù rất yếu cũng chứa rất nhiều phôtôn, do vậy ta cảm thấy chùm sáng liên tục.
- Phôtôn là gì? Viết biểu thức tính năng lượng photon?
Chùm ánh sáng là một chùm các phôtôn (các lượng tử ánh sáng). Mỗi phôtôn có năng lượng xác định e = hƒ (ƒ là tần số của sóng ánh sáng đơn sắc tương ứng).
- Khi nào tính chất sóng thể hiện rõ, khi nào tính chất hạt thể hiện rõ?
+ Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn thì tính chất hạt thể hiện càng rõ như ở khả năng đâm xuyên, tác dụng phát quang, ion hóa không khí…, còn tính chất sóng mờ nhạt.
+ Sóng điện từ có bước sóng càng dài thì tính chất sóng thể hiện rõ như ở hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ…, còn tính chất hạt mờ nhạt.
- Thế nào là hiện tượng quang dẫn?
Hiện tượng giảm điện trở suất, tức là tăng độ dẫn điện của bán dẫn, khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào gọi là hiện tượng quang dẫn.
- Phân biệt hiện tượng quang điện ngoài và hiện tượng quang điện trong?
+ Hiện tượng quang điện ngoài là khi chiếu ánh sáng kích thích thích hợp, êlectron thoát ra khỏi bề mặt kim loại.
+ Hiện tượng tạo thành các êlectron dẫn và lỗ trống trong bán dẫn, do tác dụng của ánh sáng có bước sóng thích hợp, gọi là hiện tượng quang điện trong.
- Quang trở là gì?
Quang điện trở được chế tạo dựa trên hiệu ứng quang điện trong. Đó là một tấm bán dẫn có giá trị điện trở thay đổi khi cường độ chùm sáng chiếu vào thay đổi.
Ví dụ : Cds khi chưa chiếu sáng R = 3.106 W ; khi được chiếu sáng R = 20 W.
- Thế nào là pin quang điện?
Pin quang điện là nguồn điện trong đó quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.
- Trình bày tiên đề về trạng thái dừng?
Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.
- Trình bày tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử?
Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng thấp Em sang trạng thái dừng có năng lượng cao hơn En thì nguyên tử phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu e = hfmn = Em – En
- Thế nào là quĩ đạo dừng? Nêu công thức tính năng lượng và bán kính quĩ đạo dừng?
Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlectron chuyển động quanh hạt nhân trên các quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định, gọi là các quỹ đạo dừng.
Công thức tính bán kính quỹ đạo dừng : rn = n2r0 với n là số nguyên, r0 = 5,3.10-11 m là bán kính Bo ứng với trạng thái cơ bản.
- Mô tả quang phổ vạch của hidrô?
Quang phổ hiđrô có ba dãy :
+ Dãy Lai-man nằm trong vùng tử ngoại. Dãy Lai-man được tạo thành khi êlectron chuyển từ các quỹ đạo dừng bên ngoài về quỹ đạo K (E1).
+ Dãy Ban-me gồm các vạch nằm trong miền tử ngoại và một số vạch nằm trong miền ánh sáng nhìn thấy là vạch đỏ Ha; vạch lam Hb; vạch chàm Hg; vạch tím Hd. Dãy Ban-me được hình thành khi êlectron chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo L (E2).
+ Dãy Pa-sen gồm các vạch nằm trong miền hồng ngoại. Dãy Pa-sen được tạo thành khi êlectron chuyển từ quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo M (E3).
- Giải thích sự tạo thành quang phỗ vạch của nguyên tử hidrô?
Khi nhận năng lượng kích thích, các nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái cơ bản E1 lên các trạng thái kích thích khác nhau. Khi chuyển về trạng thái cơ bản, các nguyên tử hiđrô sẽ phát ra các phô tôn (các bức xạ) có tần số khác nhau. Tạo thành quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô.
2.4 Ôn tập chương 7 Vật lý hạt nhân
- Nêu cấu tạo của hạt nhân nguyên tử? Nêu cấu tạo hạt nhân
Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi những hạt nhỏ gọi là nuclôn. Có hai loại: prôtôn (p) và nơtron (n), tổng số prôtôn và nơtron gọi là số khối (A).
- Đồng vị là gì?
Đồng vị là các nguyên tử có cùng số prôtôn Z nhưng có số nơtron N khác nhau.
- Nêu các đơn vị dùng để đo khối lượng nguyên tử trong vật lí hạt nhân? Mối liên hệ giữa chúng?
Các đơn vị dùng đo khối lượng nguyên tử trong vật lí hạt nhân là: u và eV/c2.
1u = 931,5 MeV/c2
- Lực hạt nhân là gì? Nêu các đặc điểm của lực hạt nhân ?
Lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân là lực hút, gọi là lực hạt nhân.
Các đặc điểm:
+ Không phụ thuộc vào điện tích của các nuc lôn.
+ Có cường độ rất lớn so với lực điện từ và lực hấp dẫn. Còn gọi là lực tương tác mạnh.
+ Bán kính tác dụng của lực hạt nhân rất nhỏ cỡ 10-15 m.
- Độ hụt khối của hạt nhân là gì?
Khi tạo thành hạt nhân, khối lượng m của một hạt nhân được hình thành thì luôn luôn nhỏ hơn khối lượng của tổng các nuclôn riêng lẻ tạo nên hạt nhân đó. Sự sai lệch về khối lượng đó gọi là độ hụt khối của hạt nhân.
- Năng lượng liên kết của hạt nhân là gì?
Năng lượng liên kết là lượng năng lượng tỏa ra ứng với độ hụt khối lượng khi tạo thành hạt nhân.
- Năng lượng liên kết riêng là gì?
Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính cho 1 nuclôn.
- Sự phóng xạ là gì?
Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân tự phân rã, phóng ra tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.
- So sánh độ lệch của các tia phóng xạ trong điện trường?
Trong điện trường tia b bị lệch nhiều hơn tia a. Tia gamma không bị lệch trong điện trường.
- So sánh khả năng đâm xuyên của các tia phóng xạ?
Tia gamma có tính đâm xuyên mạnh nhất, kế đến tia b rồi tia a.
- Đặc tính của quá trình phóng xạ là gì?
+ Có bản chất là một quá trình biến đổi hạt nhân.
+ Có tính tự phát và không điều khiển được, nó không chịu tác động của các yếu tố thuộc môi trường ngoài như nhiệt độ, áp suất,…
+ Là một quá trình ngẫu nhiên.
- Chu kì bán rã của chất phóng xạ là gì?
Mỗi chất phóng xạ được đặc trưng bởi một thời gian T gọi là chu kì bán rã, cứ sau mỗi chu kì này thì 1/2 số nguyên tử của chất ấy đã biến đổi thành chất khác.
- Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ là gì?
Độ phóng xạ H của một lượng chất phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu, đo bằng số phân rã trong một giây.
- Cho biết các đơn vị của độ phóng xạ và mối liên hệ giữa chúng?
+ Đơn vị của độ phóng xạ là becơren (Bq): 1Bq = 1 phân rã/giây
+ Một đơn vị khác là curi (Ci): 1Ci = 3,7.1010 Bq.
- Thế nào là phản ứng hạt nhân? Có những loại phản ứng hạt nhân nào?
Phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân.
Có hai loại phản ứng hạt nhân:
+ Phản ứng tự phân rã của một hạt nhân không bền thành các hạt khác (phản ứng tự phát).
+ Phản ứng trong đó các hạt nhân tương tác với nhau, dẫn đến sự biến đổi thành hạt nhân khác (phản ứng kíchh thích).
- Nêu tên các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân?
+ Định luật bảo toàn số khối.
+ Định luật bảo toàn điện tích.
+ Định luật bảo toàn năng lượng.
+ Định luật bảo toàn động lương.
- Những loại phản ứng hạt nhân nào tỏa năng lượng?
+ Phản ứng phân hạch.
+ Phản ứng nhiệt hạch.
+ Phóng xạ.
- Phản ứng phân hạch là gì?
Phản ứng phân hạch là một hạt nhân nặng hấp thụ nơtron chậm vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn.
- Phản ứng nhiệt hạch là gì?
Phản ứng nhiệt hạch là sự tổng hợp hai hạt nhân nhẹ (có số khối A < 10) ở nhiệt độ cao tạo thành hạt nhân nặng hơn.
- So sách hiện tượng phóng xạ và sự phân hạch?
Giống nhau
+ Đều là các trường hợp của phản ứng hạt nhân.
+ Đều là phản ứng tỏa năng lượng.
Khác nhau
+ Hiện tượng phóng xạ không chịu tác động từ bên ngoài, tốc độ phân rã mỗi chất do nguyên nhân bên trong quyết định, xác định bởi chu kì T. Còn hiện tượng phân hạch, phụ thuộc số lượng nơtron chậm có trong khối chất, tốc độ này điều khiển được.
+ Đối với mỗi chất phóng xạ, thành phần tia phóng xạ ổn định, còn cấu tạo và khối lượng hai mảnh vỡ từ hạt nhân U235 khôg hoàn toàn xác định.
{-- Để xem được đầy đủ phần ôn tập lý thuyết các em vui lòng chọn Xem online hoặc Tải về --}
3. Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 HK2
3.1 Bài tập trắc nghiệm Dao động điện từ
Câu 1. Mạch chọn sóng trong máy thu vô tuyến điện hoạt động dựa trên hiện tượng
A. Phản xạ sóng điện từ. B. Giao thoa sóng điện từ.
C. Khúc xạ sóng điện từ. D. Cộng hưởng sóng điện từ.
Câu 3. Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm không đổi và tụ điện có điện dung thay đổi được. Điện trở của dây dẫn không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi điện dung có giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Khi điện dung có giá trị C2 = 4C1 thì tần số dao động điện từ riêng trong mạch là
A. f2 = 0,25f1. B. f2 = 2f1. C. f2 = 0,5f1. D. f2 = 4f1.
Câu 4. Một mạch dao động điện từ LC, có điện trở thuần không đáng kể. Điện áp giữa hai bản tụ biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Năng lượng điện từ bằng năng lượng từ trường cực đại.
B. Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với tần số 2f.
C. Năng lượng điện từ biến thiên tuần hoàn với tần số f.
D. Năng lượng điện từ bằng năng lượng điện trường cực đại.
Câu 5. Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2 mH và tụ điện có điện dung C = 0,2 mF. Biết dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Chu kì dao động điện từ riêng trong mạch là
A. 6,28.10-4 s. B. 12,57.10-4 s. C. 6,28.10-5 s. D. 12,57.10-5 s.
Câu 7. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường.
B. Sóng điện từ là sóng ngang.
C. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi.
D. Sóng điện từ truyền trong chân không với vận tốc c » 3.108 m/s.
Câu 8. Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy.
B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy.
C. Đường sức điện trường của điện trường xoáy giống như đường sức điện trường do một điện tích không đổi, đứng yên gây ra.
D. Đường sức từ của từ trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức điện trường.
Câu 9. Một mạch dao động điện từ gồm tụ điện có điện dung 0,125 mF và cuộn cảm có độ tự cảm 50 mH. Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ là 3 V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là
A. 7,5 mA. B. 15 mA. C. 7,5 A. D. 0,15 A.
Câu 10. Coi dao động điện từ của một mạch dao động LC là dao động tự do. Biết độ tự cảm của cuộn dây là L = 2.10-2 H, điện dung của tụ điện là C = 2.10-10 F. Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động này là
A. 4p.10-6 s. B. 2p.10-6 s. C. 4p s. D. 2p s.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
B. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau .
C. Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến.
D. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian.
Câu 12. Trong dụng cụ nào dưới đây có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến?
A. Máy thu thanh. B. Chiếc điện thoại di động.
C. Máy thu hình (Ti vi). D. Cái điều khiển ti vi.
Câu 14. Chọn câu trả lời đúng nhất. Khi một từ trường biến thiên không đều và không tắt theo thời gian sẽ sinh ra:
A. một điện trường xoáy. B. một điện trường không đổi.
C. một dòng điện dịch. D. một dòng điện dẫn.
Câu 15. Một mạch dao động điện từ có L = 5 mH; C = 31,8 mF, hiệu điện thế cực đại trên tụ là 8 V. Cường độ dòng điện trong mạch khi hiệu điện thế trên tụ là 4 V có giá trị:
A. 5,5 mA. B. 0,25 mA. C. 0,55 A. D. 0,25 A.
Câu 16. Trong mạch dao động điện từ LC, điện tích trên tụ điện biến thiên với chu kì T. Năng lượng điện trường ở tụ điện
A. biến thiên tuần hoàn với chu kì T. B. biến thiên tuần hoàn với chu kì .
C. biến thiên tuần hoàn với chu kì 2T. D. không biến thiên theo thời gian.
Câu 17. Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không thì
A. năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.
B. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.
C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.
D. năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng của mạch dao động điện từ LC có điện trở thuần không đáng kể?
A. Năng lượng điện từ của mạch dao động biến đổi tuần hoàn theo thời gian.
B. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng từ trường cực đại ở cuộn cảm.
C. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng điện trường cực đại ở tụ điện.
D. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn theo một tần số chung.
Câu 20. Một điện từ có tần số f = 0,5.106 Hz, vận tốc ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Sóng điện từ đó có bước sóng là
A. 6 m. B. 600 m. C. 60 m. D. 0,6 m.
3.2 Bài tập trắc nghiệm Sóng ánh sáng
Câu 1. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe a = 0,3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 2 m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng. Khoảng cách từ vân sáng bậc 1 màu đỏ (ld = 0,76 mm) đến vân sáng bậc 1 màu tím (lt = 0,40 mm) cùng một phía của vân sáng trung tâm là
A. 1,8 mm. B. 2,4 mm. C. 1,5 mm. D. 2,7 mm.
Câu 3. Cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì
A. tần số thay đổi, vận tốc không đổi. B. tần số thay đổi, vận tốc thay đổi.
C. tần số không đổi, vận tốc thay đổi. D. tần số không đổi, vận tốc không đổi.
Câu 4. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,64 mm. Vân sáng thứ 3 cách vân sáng trung tâm một khoảng
A. 1,20 mm. B. 1,66 mm. C. 1,92 mm. D. 6,48 mm.
Câu 7. Một sóng ánh sáng đơn sắc được đặc trưng nhất là
A. màu sắc. B. tần số.
C. vận tốc truyền. D. chiết suất lăng kính với ánh sáng đó.
Câu 8. Hoạt động của máy quang phổ lăng kính dựa trên hiện tượng
A. phản xạ ánh sáng. B. khúc xạ ánh sáng. C. tán sắc ánh sáng. D. giao thoa ánh sáng.
Câu 9. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua lăng kính. Chùm sáng tách thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. Đó là hiện tượng
A. khúc xạ ánh sáng. B. nhiễu xạ ánh sáng. C. giao thoa ánh sáng. D. tán sắc ánh sáng.
Câu 11. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng người ta dùng ánh sáng trắng thay ánh sáng đơn sắc thì
A. vân chính giữa là vân sáng có màu tím. B. vân chính giữa là vân sáng có màu trắng.
C. vân chính giữa là vân sáng có màu đỏ. D. vân chính giữa là vân tối.
Câu 12. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 0,3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5 m, khoảng cách giữa 5 vân tối liên tiếp trên màn là 1 cm. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng là
A. 0,5 mm. B. 0.5 nm. C. 0,5 mm. D. 0,5 pm.
Câu 13. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,4 mm vị trí của vân sáng bậc 4 cách vân trung tâm một khoảng
A. 1,6 mm. B. 0,16 mm. C. 0.016 mm. D. 16 mm.
Câu 14. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc với khoảng vân là i. Khoảng cách giữa vân sáng và vân tối kề nhau là
A. 1,5i. B. 0,5i. C. 2i. D. i.
Câu 15. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 mm. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp trên màn là
A. 10 mm. B. 8 mm. C. 5 mm. D. 4 mm.
Câu 16. Chọn câu sai
A. Ánh sáng trắng là tập hợp gồm 7 ánh sáng đơn sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính.
C. Vận tốc của sóng ánh sáng trong các môi trường trong suốt khác nhau có giá trị khác nhau.
D. Dãy cầu vồng là quang phổ của ánh sáng trắng.
Câu 17. Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 bên này đến vân sáng bậc 5 bên kia so với vân sáng trung tâm là
A. 7i. B. 8i. C. 9i. D. 10i.
Câu 18. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng bậc 9 ở cùng phía với nhau so với vân sáng trung tâm là
A. 4i. B. 5i. C. 12i. D. 13i.
Câu 19. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 mm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân sáng bậc 5 ở cùng phía với nhau so với vân sáng trung tâm là
A. 0,50 mm. B. 0,75 mm. C. 1,25 mm. D. 1,50 mm.
Câu 20. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 3 m, người ta đo được khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 5 ở cùng phía với nhau so với vân sáng trung tâm là 3mm. Tìm bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm.
A. 0,2 mm. B. 0,4 mm. C. 0,5 mm. D. 0,6 mm.
3.3 Bài tập trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng
Câu 2. Công thoát electron ra khỏi kim loại A = 6,625.10-19 J, hằng số Plăng h = 6,625.10-34 Js, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Giới hạn quang điện của kim loại đó là
A. 0,300 mm. B. 0,295 mm. C. 0,375 mm. D. 0,250 mm.
Câu 3. Một nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng năng lượng En = -1,5 eV sang trạng thái dừng năng lượng Em = -3,4 eV. Cho vận tốc ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s, hằng số Plăng là 6,625.10-34 J.s. Tần số của bức xạ mà nguyên tử phát ra là
A. 6,54.1012 Hz. B. 4,59.1014 Hz. C. 2,18.1013 Hz. D. 5,34.1013 Hz.
Câu 4. Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng l1 = 0,75 mm và l2 = 0,25mm vào một tấm kẻm có giới hạn quang điện l0 = 0,35 mm. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện?
A. Cả hai bức xạ. B. Chỉ có bức xạ l2. C. Không có bức xạ nào.D. Chỉ có bức xạ l1.
Câu 6. Công thoát electron của một kim loại là A = 4eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 0,28 mm. B. 0,31 mm. C. 0,35 mm. D. 0,25 mm.
Câu 8. Chiếu ánh sáng có bước sóng l = 0,42 mm vào catôt của một tế bào quang điện thì phải dùng một điện áp hãm Uh = 0,96 V để triệt tiêu dòng quang điện. Công thoát electron của kim loại là
A. 2 eV. B. 3 eV. C. 1,2 eV. D. 1,5 eV.
Câu 9. Chiếu chùm bức xạ có bước sóng 0,4 mm vào catôt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có công thoát electron là 2 eV. Điện áp hãm để triệt tiêu dòng quang điện là
A. -1,1 V. B. -11 V. C. 1,1 V. D. – 0,11 V.
Câu 10. Kim loại có giới hạn quang điện l0 = 0,3 mm. Công thoát electron khỏi kim loại đó là
A. 0,6625.10-19 J. B. 6,625.10-19 J. C. 1,325.10-19 J. D. 13,25.10-19 J.
Câu 11. Chiếu vào tấm kim loại bức xạ có tần số f1 = 2.1015 Hz thì các quang electron có động năng ban đầu cực đại là 6,6 eV. Chiếu bức xạ có tần số f2 thì động năng ban đầu cực đại là 8 eV. Tần số f2 là
A. f2 = 3.1015 Hz. B. f2 = 2,21.1015 Hz. C. f2 = 2,34.1015 Hz. D. f2 = 4,1.1015 Hz.
Câu 12. Trong quang phổ vạch của hiđrô, bước sóng của vạch thứ nhất trong dãy Laiman ứng với sự chuyển của electron từ quỹ đạo L về quỹ đạo K là 0,1217 mm, vạch thứ nhất của dãy Banme ứng với sự chuyển của electron từ quỹ đạo M về quỹ đạo L là 0,6563 mm. Bước sóng của vạch quang phổ thứ hai trong dãy Laiman ứng với sự chuyển của electron từ quỹ đạo M về quỹ đạo K là
A. 0,7780 mm. B. 0,5346 mm. C. 0,1027 mm. D. 0,3890 mm.
Câu 13. Giới hạn quang điện tuỳ thuộc vào
A. bản chất của kim loại. B. điện áp giữa anôt và catôt của tế bào quang điện.
C. bước sóng của ánh sáng chiếu vào catôt. D. điện trường giữa anôt và catôt.
Câu 14. Cường độ dòng quang điện bảo hoà
A. tỉ lệ nghịch với cường độ chùm ánh sáng kích thích.
B. tỉ lệ thuận với cường độ chùm ánh sáng kích thích.
C. không phụ thuộc vào cường độ chùm ánh sáng kích thích.
D. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ chùm ánh sáng kích thích.
Câu 15. Nguyên tắc hoạt đông của quang trở dựa vào hiện tượng
A. quang điện bên ngoài. B. quang điện bên trong.
C. phát quang của chất rắn. D. vật dẫn nóng lên khi bị chiếu sáng.
Câu 16. Electron quang điện có động năng ban đầu cực đại khi
A. phôtôn ánh sáng tới có năng lượng lớn nhất. B. công thoát electron có năng lượng nhỏ nhất.
C. năng lượng mà electron thu được lớn nhất. D. năng lượng mà electron bị mất đi là nhỏ nhất
Câu 17. Chiếu chùm bức xạ có bước sóng 0,18 mm vào catôt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện là 0,3 mm. Tìm vận tốc ban đầu các đại của các quang electron.
A. 0,0985.105 m/s. B. 0,985.105 m/s. C. 9,85.105 m/s. D. 98,5.105 m/s.
Câu 18. Pin quang điện hoạt động dựa vào
A. hiện tượng quang điện ngoài. B. hiện tượng quang điện trong.
C. hiện tượng tán sắc ánh sáng . D. sự phát quang của các chất.
Câu 19. Giới hạn quang điện của kẻm là 0,36 mm, công thoát electron của kẻm lớn hơn natri 1,4 lần. Giới hạn quang điện của natri là
A. 0,257 mm. B. 2,57 mm. C. 0,504 mm. D. 5,04 mm.
Câu 20. Trong 10 s, số electron đến được anôt của tế bào quang điện là 3.1016. Cường độ dòng quang điện lúc đó là
A. 0,48 A. B. 4,8 A. C. 0,48 mA. D. 4,8 mA.
3.4 Bài tập trắc nghiệm Vật lý hạt nhân
Câu 2. Có 100 g chất phóng xạ với chu kì bán rã là 7 ngày đêm. Sau 28 ngày đêm khối lượng chất phóng xạ đó còn lại là
A. 93,75 g. B. 87,5 g. C. 12,5 g. D. 6,25 g.
Câu 4. Chất phóng xạ iôt I có chu kì bán rã 8 ngày. Lúc đầu có 200 g chất này. Sau 24 ngày, số iốt phóng xạ đã bị biến thành chất khác là
A. 50 g. B. 175 g. C. 25 g. D. 150 g.
Câu 5. Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có
A. cùng số prôtôn. B. cùng số nơtron. C. cùng khối lượng. D. cùng số nuclôn.
Câu 14. Chu kỳ bán rã của Co bằng gần 5 năm. Sau 10 năm, từ một nguồn Co có khối lượng 1 g sẽ còn lại
A. gần 0,75 g. B. hơn 0,75 g một lượng nhỏ.
C. gần 0,25 g. D. hơn 0,25 g một lượng nhỏ.
Câu 15. Chu kì bán rã của chất phóng xạ Sr là 20 năm. Sau 80 năm có bao nhiêu phần trăm chất phóng xạ đó phân rã thành chất khác?
A. 6,25%. B. 12,5%. C. 87,5%. D. 93,75%.
Câu 16. Trong nguồn phóng xạ P với chu kì bán rã 14 ngày có 3.1023 nguyên tử. Bốn tuần lễ trước đó số nguyên tử P trong nguồn đó là
A. 3.1023 nguyên tử. B. 6.1023 nguyên tử.
C. 12.1023 nguyên tử. D. 48.1023 nguyên tử.
Câu 17. Sau khoảng thời gian 1 ngày đêm 87,5% khối lượng ban đầu của một chất phóng xạ bị phân rã thành chất khác. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là
A. 12 giờ. B. 8 giờ. C. 6 giờ. D. 4 giờ.
Câu 18. Côban phóng xạ Co có chu kì bán rã 5,7 năm. Để khối lượng chất phóng xạ giãm đi e lần so với khối lượng ban đầu thì cần khoảng thời gian
A. 8,55 năm. B. 8,23 năm. C. 9 năm. D. 8 năm.
Câu 19. Năng lượng sản ra bên trong Mặt Trời là do
A. sự bắn phá của các thiên thạch và tia vũ trụ lên Mặt Trời.
B. sự đốt cháy các hiđrôcacbon bên trong Mặt Trời.
C. sự phân rã của các hạt nhân urani bên trong Mặt Trời.
D. sự kết hợp các hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn.
Câu 20. Số prôtôn trong 16 gam O là (NA = 6,023.1023 nguyên tử/mol)
A. 6,023.1023. B. 48,184.1023. C. 8,42.1023. D. 0.75.1023.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
4. Bài tập trắc nghiệm nâng cao Vật lý 12 HK2
Câu 1: Hạt nhân X phóng xạ và biến thành một hạt nhân Y bền. Coi khối lượng của hạt nhân X, Y bằng số khối của chúng tính theo đơn vị u. Biết chất phóng xạ X có chu kì bán rã là T. Ban đầu có một khối lượng chất X, sau 3 chu kì bán rã thì tỉ số giữa khối lượng của chất Y và khối lượng của chất X là
A. 7 B. 7 C. 8 D. 8
Câu 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng là l1 = 0,42 mm, l2 = 0,56 mm và l3 = 0,63 mm. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân trung tâm, nếu hai vân sáng của hai bức xạ trùng nhau ta chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là
A. 21. B. 23. C. 26. D. 27.
Câu 3: Cho mạch điện xoay chiều AB gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều ổn định . Điều chỉnh độ tự cảm để điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại là thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện là 200 V. Giá trị là
A. 100 V. B. 150 V. C. 300 V. D. 250 V.
Câu 4: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Độ giảm thế năng của con lắc trong giai đoạn từ khi thả tay tới lúc nó tới vị trí mà tốc độ dao động của con lắc cực đại lần đầu là
A. 5 mJ B.0,2 mJ C. 4,8 mJ D. 2 mJ
Câu 5: Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 8 cm có hai nguồn kết hợp dao động với phương trình: u1 = u2 = acos40πt (cm) , tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/ s . Xét đoạn thẳng CD = 4cm trên mặt nước có chung đường trung trực với AB. Khoảng cách lớn nhất từ CD đến AB sao cho trên đoạn CD chỉ có 3 điểm dao dộng với biên độ cực đại là
A. 3,3 cm. B. 6 cm. C. 8,9 cm. D. 9,7 cm.
Câu 10: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bởi khe Y-âng, biết khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 1 m. Tại điểm M trên màn ta thấy có vân sáng bậc 7. Để tại M có vân tối thứ 4 tính từ vân trung tâm thì phải tịnh tiến màn hứng vân theo phương vuông góc với chính nó
A. ra xa hai khe sáng một đoạn bằng 2 m. B. lại gần hai khe sáng một đoạn bằng 2 m.
C. lại gần hai khe sáng một đoạn bằng 1 m. D. ra xa hai khe sáng một đoạn bằng 1 m.
Câu 11: Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc λ , màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2 = a có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 4, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng ∆a thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 2∆a thì tại M là
A. vân tối thứ 9 . B. vân sáng bậc 9. C. vân sáng bậc 7. D. vân sáng bậc 8.
Câu 12: Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất, có chu kỳ bán rã T và biến thành hạt nhân bền Y. Tại thời điểm t1 tỉ lệ giữa hạt nhân Y và hạt nhân X là k. Tại thời điểm t2 = t1 + 2T thì tỉ lệ đó là
A. k + 4. B. 4k/3. C. 4k + 3. D. 4k.
Câu 13: Cho một đoạn mạch gồm một cuộn dây mắc nối tiếp với một ampe kế nhiệt có điện trở không đáng kể. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp V thì ampe kế chỉ 2 A và dòng điện qua cuộn dây lệch pha 450 so với u. Nếu đặt vào hai đầu mạch một điện áp không đổi U = 120 V thì số chỉ của ampe kế
A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. vẫn không đổi. D. tùy thuộc vào .
Câu 14: Nguồn sáng X có công suất P1 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng . Nguồn sáng Y có công suất P2 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng . Trong cùng một khoảng thời gian, tỉ số giữa số phôtôn mà nguồn sáng X phát ra so với số phôtôn mà nguồn sáng Y phát ra là 5/4. Tỉ số P1/P2 bằng
A. 8/15. B. 6/5. C. 5/6. D. 15/8.
Câu 20: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 100 cm dao động ngược pha, cùng chu kì 0,1 s. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng v = 3 m/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B. Để tại M có dao động với biên độ cực tiểu thì M cách B một đoạn nhỏ nhất bằng
A. 15,06 cm. B. 29,17 cm. C. 20 cm. D. 10,56 cm.
Câu 21: Mạch RLC nối tiếp có dòng xoay chiều chạy qua. Tại thời điểm t1 các giá trị tức thời uL(t1)= - 10 V, uC(t1) = 30 V, uR(t1) = 15 V. Tại thời điểm t2 các giá trị tức thời uL(t2) = 20 V, uC(t2) = - 60 V, uR(t2) = 0 V. Tính biên độ điện áp đặt vào 2 đầu mạch?
A.50 V B.60 V C.40 V D. 40 V
Câu 22: Một khung dây dẫn quay đều quanh trục xx’ với tốc độ 150 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ vuông góc với trục quay xx’ của khung. Ở một thời điểm nào đó từ thông gửi qua khung dây là 4 Wb thì suất điện động cảm ứng trong khung dây bằng 15 (V). Từ thông cực đại gửi qua khung dây bằng
A. 4,5 Wb. B. 5 Wb. C. 6 Wb. D. 5 Wb.
Câu 23: Trong thí nghiệm giao thoa sóng, người ta tạo ra trên mặt chất lỏng hai nguồn A và B dao động đồng pha, cùng tần số f = 5 Hz và cùng biên độ. Trên đoạn AB thấy hai điểm dao động cực đại liên tiếp cách nhau 2 cm. Vận tốc truyền pha dao động trên mặt chất lỏng là
A. 15 cm/s. B. 10 cm/s. C. 25 cm/s. D. 20 cm/s.
Câu 24: Đoạn mạch gồm cuộn dây có điện trở R = 15 và độ tự cảm L = 0,0636 H nối tiếp với tụ điện có điện dung C1. Điện áp hai đầu mạch là (V). Một vôn kế có điện trở vô cùng lớn mắc ở hai đầu cuộn dây. Ghép thêm với tụ C1 một tụ điện có điện dung C2 sao cho vôn kế có trị số lớn nhất. Khi đó chỉ số của vôn kế là
A. 75 V. B. V. C. 250 V. D. 125 V.
Câu 31: Một máy phát điện xoay chiều có điện trở trong không đáng kể. Mạch ngoài là cuộn cảm thuần nối tiếp với ampe kế nhiệt có điện trở nhỏ. Khi rôto quay với tốc độ góc 25rad/s thì ampe kế chỉ 0,1 A. Khi tăng tốc độ quay của rôto lên gấp đôi thì ampe kế chỉ
A. 0,1 A. B. 0,05 A. C. 0,2 A. D. 0,4 A.
Câu 33: Cho mạch xoay chiều RLC (với cuộn dây thuần cảm), điện áp hiệu dụng hai đầu mạch là U = 120 V và có tần số xác định. Biết CR2 = 16L và điện áp hai đầu mạch vuông pha với điện áp hai đầu tụ điện. Điện áp hai đầu tụ C và cuộn cảm L là
A. UC = UL = 60 V. B. UC = 60 V; UL = 30 V.
C. UC = UL = 30 V. D. UC = 30 V; UL = 60 V.
Câu 34: Đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện C. Điện áp dụng hai đầu đoạn mạch là U = 120 V. Biết hệ số công suất của đoạn mạch là 0,8 và hệ số công suất cuộn dây là 0,6. Cho biết dòng điện trong mạch trễ pha đối với điện áp hai đầu mạch. Điện áp hai đầu cuộn dây và điện áp giữa hai bản tụ điện lần lượt là
A. 80 V; 60 V. B. 90 V; 30 V. C. 128 V; 72 V. D. 160 V; 56 V
Câu 37: Mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL và tụ điện có dung kháng ZC = 2ZL. Vào một thời điểm khi hiệu điện thế trên điện trở và trên tụ điện có giá trị tức thời tương ứng là 40 V và 30 V thì hiệu điện thế hai đầu mạch điện là:
A. 55 V B. 85 V C. 50 V D. 25 V
Câu 40: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng người ta đặt màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng D thì khoảng vân là 1mm. Khi khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe lần lượt là hoặc thì khoảng vân thu được trên màn tương ứng là và Nếu khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe là thì khoảng vân trên màn là:
A. 3 mm. B. 2,5 mm. C. 2 mm. D. 4 mm.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
5. Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý 12
5.1 Đề tham khảo số 1
Đề thi học kì 2 môn Vật lý 12- Đề số 1
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1. Điều nào sau đây là sai khi nói về tia anpha ?
A. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia anpha lệch về phía bản âm của tụ.
B. Tia anpha thực chất là dòng các hạt nhân nguyên tử Heli .
C. Tia anpha có cùng bản chất với tia gamma và tia X.*
D. Khi đi trong không khí, tia anpha sẽ làm ion hóa không khí.
Câu 2. Một mẫu A khối lượng 120g có chu kì bán rã T = 12 ngày đêm. Thời gian t để khối lượng mẫu A còn lại 30 g là
A. 12 ngày đêm B. 48 ngày đêm C. 36 ngày đêm D. 24 ngày đêm*
Câu 3. Năng lượng Ion hóa nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản có giá trị 13,6 (eV). Biết h = 6,625.10–34 Js, c = 3.108 m/s , 1 eV = 1,6.10–19 J. Bức xạ có bước sóng ngắn nhất mà nguyên tử hiđrô có thể phát ra được là
A. 0,1026 μm. B. 9,13 nm. C. 91,3 nm.* D. 0,1216 μm.
Câu 4. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, nếu khoảng cách giữa hai khe tăng lên 2 lần, còn khoảng cách giữa màn và hai khe giảm đi 3 lần thì khoảng vân
A. tăng 6 lần. B. giảm 6 lần.* C. giảm 1,5 lần. D. tăng 1,5 lần.
Câu 6. Để gây ra hiện tượng quang điện, bước sóng của bức xạ chiếu vào kim loại phải thỏa mãn điều kiện
A. tần số phải bằng tần số ánh sáng hồng ngoại.
B. tần số lớn hơn một tần số nào đó.
C. bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn quang điện.*
D. bước sóng lớn hơn giới hạn quang.
Câu 7. Trong nguyên tử hidro, với r0 là bán kính Bo thì bán kính quỹ đạo dừng của êlectron không thể là
A. 16r0. B. 9r0. C. 4r0. D. 5r0.*
Câu 8. Ánh sáng có bước sóng 0,55.10-3mm thuộc
A. ánh sáng nhìn thấy. B. tia tử ngoại. C. tia hồng ngoại.* D. ánh sáng tím.
Câu 9. Quang phổ vạch phát xạ được phát ra khi nung nóng
A. một chất khí ở áp suất thấp.* B. một chất rắn, lỏng hoặc khí (hay hơi).
C. một chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn. D. một chất lỏng hoặc khí (hay hơi).
Câu 10. Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. Bán kính quỹ đạo dừng N là
A. 132,5.10-11 m. B. 84,8.10-11 m.* C. 21,2.10-11 m. D. 47,7.10-11 m.
Câu 11. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là
A. tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại. B. tác dụng nhiệt.*
C. tác dụng lên phim ảnh. D. làm phát quang một số chất.
Câu 13. Ánh sáng đơn sắc có lượng tử năng lượng ε = 3,975.10-19 J. Bước sóng sáng đơn sắc có giá trị là
A. 0,5 mm. B. 0,5 pm. C. 0,5 nm. D. 0,5 μm.*
Câu 14. Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây?
A. Quang điện. B. Kích thích phát quang.
C. Thắp sáng.* D. Sinh lí.
Câu 15. Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m, bước sóng của ánh sáng đơn sắc chiếu đến hai khe là 0,55 mm. Khoảng cách ngắn nhất giữa một vân sáng và một vân tối là
A. 0,55 mm.* B. 1,1 mm. C. 1,0 mm. D. 1,5 mm.
Câu 17. Tia laze không có đặc điểm nào sau đây?
A. Độ định hướng cao. B. Cường độ lớn. C. Công suất lớn.* D. Độ đơn sắc cao.
Câu 18. Các hạt nhân đồng vị
A. luôn có số nơtron giống nhau và số prôtôn khác nhau.
B. luôn có số nuclôn giống nhau và số prôtôn khác nhau.
C. do ở cùng một ô trong bảng phân loại tuần hoàn nên có tính chất vật lí giống nhau.
D. do ở cùng một ô trong bảng phân loại tuần hoàn nên có tính chất hoá học giống nhau.*
Đề thi học kì 2 môn Vật lý 12 năm 2018- Đề ôn luyện số 1
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
5.2 Đề tham khảo số 2
Đề thi học kì 2 môn Vật lý 12- Đề số 2
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Y-âng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a được chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Trên màn cách mặt phẳng chứa hai khe một khoảng D ( D>>a ) ta thu được hệ vân giao thoa. Khoảng cách x từ vân trung tâm đến vân sáng bậc k trên màn quan sát là
A. \(x = k\frac{{aD}}{\lambda }\) B. \(x = k\frac{{\lambda a}}{D}\)
C. \(x = k\frac{\lambda }{{aD}}\) D. \(x = k\frac{{\lambda D}}{a}\) *
Câu 2. Một lượng chất phóng xạ \({}_{86}^{222}Rn\) ban đầu có khối lượng 1 mg. Sau 15,2 ngày độ phóng xạ giảm 93,75%. Chu kỳ bán rã của Rn là
A. 2,7 ngày B. 3,8 ngày* C. 4,0 ngày D. 3,5 ngày
Câu 3. Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là
A. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.
B. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
C. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.*
D. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.
Câu 4. Bức xạ nào được sử dụng để điều khiển việc đóng, mở cửa một cách tự động?
A. Tử ngoại. B. Hồng ngoại.* C. Tia X. D. Tia gamma.
Câu 5. Chọn phát biểu đúng. Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào
A. hiện tượng tán sắc ánh sáng. B. hiện tượng phát quang của chất rắn.
C. hiện tượng quang điện trong.* D. hiện tượng quang điện ngoài.
Câu 6. Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 \(\mu m\) . Khoảng vân giao thoa trên màn bằng
A. 0,4 mm. B. 0,9 mm. * C. 1,2 mm. D. 0,6 mm.
Câu 7. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Người ta chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 = 400 nm và λ2 = 600 nm. Vị trí điểm M có vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm và gần vân trung tâm nhất là
A. 2,4 mm. B. 1,8 mm. C. 1,2 mm.* D. 0,6 mm.
Câu 8. Hạt nhân \({}_{27}^{60}Co\) có cấu tạo gồm
A. 33p và 27n B. 27p và 60n
C. 27p và 33n* D. 33p và 27n
Câu 9. Trong chân không, bức xạ đơn sắc lục có bước sóng là 0,55 \(\mu \)m. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này có giá trị là
A. 2,26 eV.* B. 2,62 eV. C. 3,16 eV. D. 3,61 eV.
Câu 10. Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng với ánh sáng đơn sắc. Trên màn quan sát trong khoảng rộng MN = 7,5 mm người ta đếm được 5 vân sáng (biết tại M và N là vân tối). Tại điểm P cách vân trung tâm 6 mm là vân sáng hay vân tối ( bậc, thứ) mấy?
A. Vân tối thứ 5. B. Vân sáng bậc 5. C. Vân sáng bậc 4.* D. Vân tối thứ 4.
Câu 11. Điều kiện phát sinh của quang phổ vạch phát xạ là
A. các chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra ánh sáng.*
B. các vật rắn, lỏng hay khí có khối lượng lớn khi bị nung nóng phát ra.
C. ánh sáng trắng qua một chất bị nung nóng phát ra.
D. những vật bị nung nóng ở nhiệt độ trên 3000oC.
Câu 12. Theo thuyết lượng tử ánh sáng của Anh-xtanh, phôtôn ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đơn sắc đó có
A. bước sóng càng lớn. B. tần số càng lớn.*
C. khoảng cách tới nguồn càng lớn. D. chu kì càng lớn.
Câu 13. Mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm 0,2 H và tụ điện có điện dung 0,4 μF. Khi dòng điện qua cuộn dây là 1 mA thì điện áp giữa hai bản tụ điện là 4 V. Năng lượng điện từ của mạch bằng:
A. 10-4 J. B. 6,6.10-6 J.
C. 2.10-5 J. D. 3,3.10-6 J.*
Câu 14. Hạt nhân nguyên tử \({}_Z^AX\) được cấu tạo gồm
A. gồm Z prôtôn và (A - Z) nơtron.* B. Z prôtôn và A nơtron.
C. Z nơtron và (A - Z) prôton. D. Z nơtron và A prôtôn.
Câu 15. Các bức xạ nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần?
A. Tia tử ngoại, tia lục, tia tím, tia hồng ngoại.
B. Tia hồng ngoại, tia đỏ, tia tím, tia tử ngoại.
C. Tia tử ngoại, tia đỏ, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.*
D. Tia hồng ngoại, tia tím, tia lục, tia tử ngoại
Câu 16. Catôt của một tế bào quang điện làm bằng Vônfram. Biết công thoát của electron là 7,2.10-19 J. Giới hạn quang điện của Vônfram bằng
A. 0,455 μm. B. 0,675 μm. C. 0,276 μm.* D. 0,305 μm.
Câu 17. Trong sóng điện từ, dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn
A. ngược pha nhau. B. lệch pha nhau \(\frac{\pi }{4}\)
C. cùng pha nhau.* D. lệch pha nhau \(\frac{\pi }{2}\) .
Câu 18. Cho giới hạn quang điện của một số kim loại sau đây: bạc (0,26 mm), kẽm (0,35 mm), xesi (0,66 mm), canxi (0,75 mm). Nếu chiếu vào bề mặt các tấm kim loại này chùm ánh sáng nhìn thấy (ánh sáng trắng) thì hiện tượng quang điện có thể xảy ra với kim loại nào?
A. Xesi và canxi.* B. Cả 4 kim loại trên.
C. Bạc. D. Bạc và kẽm.
Đề thi học kì 2 môn Vật lý 12 năm 2018- Đề ôn luyện số 2
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
6. Thi trắc nghiệm Online HK2 Vật Lý 12
Mời các em cùng thực hành làm bài thi trực tuyến để luyện tập và củng cố kiến thức tại Trắc nghiệm Online :
Trên đây là phần trích một phần trong nội dung đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý 12. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi quan trọng sắp tới.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
Chúc các em học tốt!