YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật Lý 7 năm 2021 - 2022 có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 7 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK1 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật Lý 7 năm 2021 - 2022 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 7 NĂM 2021 - 2022

 

A. Lí Thuyết

1.Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng:

Mắt ta nhận biết( nhìn thấy) được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Mắt ta nhận biết( nhìn thấy) một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

-VD: mắt ta nhìn thấy bông hoa có màu đỏ vì có ánh sáng màu đỏ từ bông hoa truyền vào mắt ta,…

Nguồn sáng: là vật tự nó phát ra ánh sáng.VD: nến, ngọn lửa, mặt trời,…
Vật sáng: gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng.VD: vỏ chai dưới trời nắng, nến, ngọn lửa,…

2.Sự truyền ánh sáng:

Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng tia sáng. Tia sáng là đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
Có 3 loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song: là chùm sáng có các tia sáng đi song song với nhau.

+ Chùm sáng hội tụ: là chùm sáng có các tia sáng hội tụ ( cắt nhau) tại một điểm.

+ Chùm sáng phân kỳ: là chùm sáng có các tia sáng loe rộng ra.

3.Định luật phản xạ ánh sáng:

Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chúa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
Góc phản xạ bằng góc tới( i = i’).

4.Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

- Tính chất:

+ Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.

+ Ảnh cao bằng vật.

+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ gương đến ảnh của điểm đó.

Vẽ ảnh của vật qua gương: có 2 cách

+ Vận dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

+ Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng.

Ứng dụng gương trong cuộc sống: dùng để soi ảnh, trang trí nhà, kính chiếu hậu cho xe máy,…

5.Gương cầu lồi:

Tính chất:

+ Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.

+ Ảnh nhỏ hơn vật.

Ứng dụng gương cầu lồi trong cuộc sống: kính chiếu hậu trong xe ô tô, đặt ở những khúc quanh, đoạn đường đèo, đường bị che khuất,…
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

6.Gương cầu lõm:

Tính chất:

+ Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn.

+ Ảnh lớn hơn vật.

- Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm: gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

- Ứng dụng gương cầu lõm trong cuộc sống: chụp đèn, đun nấu thức ăn, dụng cụ khám răng của nha sĩ,…

7.Nguồn âm:

Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. VD: đàn, trống, chuông,…
Các vật phát ra âm đều dao động.VD: + Đàn: dây đàn dao động

+ Trống: mặt trống dao động

+ Chuông: thành chuông dao động.

+ Sáo: cột khí trong ống sáo dao động.

8.Độ cao của âm:

Tần số là số dao động trong 1 giây. Đơn vị tần số là héc – kí hiệu Hz
Dao động nhanh, tần số dao động lớn, âm phát ra càng cao( càng bổng).
Dao động chậm, tần số dao động nhỏ, âm phát ra càng thấp( càng trầm).
Tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng 20Hz đến 20 000Hz
Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm.
Những âm có tần số lớn hơn 20 000Hz gọi là siêu âm.

9.Độ to của âm:

Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng.
Dao động mạnh, Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.
Dao động yếu, Biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra nhỏ
Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben(dB).

10.Môi trường truyền âm:

Âm truyền được qua những môi trường rắn, lỏng, khí. Không thể truyền được qua môi trường chân không.
Vận tốc truyền âm trong chất rắn > trong chất lỏng > trong chất khí.

11.Phản xạ âm – tiếng vang:

Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn.
Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất 1/ 15 giây.
Vật phản xạ âm tốt( hấp thụ âm kém): là những vật cứng có bề mặt nhẵn. VD: mặt gương, mặt đá hoa, tường gạch,…
Vật phản xạ âm kém( hấp thụ âm tốt): là những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề. VD: miếng xốp, áo len, ghế dệm mút, …

12.Chống ô nhiễm tiếng ồn:

Tiếng ồn bị ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

- Chống ô nhiễm tiếng ồn:

+ Tác động vào nguồn âm. VD: cấm bóp còi, …

+ Phân tán âm trên đường truyền.VD: trồng nhiều cây xanh, xây tường gạch,…

+ Ngăn không cho âm truyền đền tai. VD: treo rèm nhung, phủ dạ, làm trần nhà bằng vật liệu cách âm,…

B. Bài Tập

Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng đi vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đến mắt ta.

Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Mặt Trăng có phải nguồn sáng không?

-Nguồn sáng là nhưng vật tự phát ra ánh sáng

-Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó

-Mặt trăng ko phải là nguồn sáng vì nó được mặt trời truyền vào và hắt vào mắt ta khi thấy mặt trăng

Câu 3: Phát biểu định luật truền thẳng của ánh sáng?

Định luật truyền thẳng ánh sáng:

- Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Câu 4: Tia sáng là gì? Chùm sáng là gì? Có mấy loại chùm sáng?

- Chùm sáng bao gồm nhiều tia sáng hợp thành. Có 3 loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song: Gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

+ Chùm sáng hội tụ: Gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

+ Chùm sáng phân kỳ: Gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

Câu 5: Thế nào là bóng tối? Bóng nửa tối là gì?

+ Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới

+ Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần nguồn sáng truyền tới.

Câu 6: Nhật thực là gì? Nguyệt thực xảy ra khi nào?

+Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời trên cùng một đường thẳng và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời.

+Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất.

Câu 7: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng

- Khi ánh sáng bị phản xạ, tia phản xạ sẽ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

- Góc phản xạ sẽ bằng góc tới.

Câu 8: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?

Tính chất: ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

Câu 9: So sánh vùng nhìn thấy của gướng cầu lồi với gương phẳng

- Vùng nhìn thấy của gương câu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

Câu 10: Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm?

- Là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn) và luôn lớn hơn vật.

Câu 11: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi ánh sáng như thế nào?

Gương cầu lõm có thể biến đổi một chùm tia sáng tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ, từ một chùm tia sáng phân kì hay hội tụ thành một chùm tia phản xạ song song, từ chùm tia sáng phân kì thành chùm tia phản xạ hội tụ hay từ chùm tia sáng hội tụ thành chùm tia phản xạ phân kì.

Câu 12: Nguồn âm là gì? Các nguồn?

-Nguồn âm là những vật phát ra âm thanh

-Một số nguồn âm như: Nhạc cụ: đàn , sáo, trống,kèn,... Thiết bị: ti vi, điện thoại,máy tính, loa, ... - Radio(màng loa dao động phát ra âm thanh), sáo (cột không khí trong ống sáo dao động), quạt điện (cánh quạt dao động), cái trống (mặt trống dao động), con người nói chuyện (các dây âm thanh dao động),...

Câu 13: tần số là gì? Đơn vị tần số? Khi nào vật phát ra âm cao, âm thấp?

- Tần số là số lần của một hiện tượng lặp lại trên một đơn vị thời gian.

-đơn vị tần số là: Hertz hay héc, ký hiệu Hz 

- Vật phát ra âm cao (âm bổng) khi: vật có dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn. Vật phát ra âm thấp (âm trầm) khi: vật có dao động càng chậm, tần số dao động càng nhỏ.

Câu 14: Biên độ dao động là gì? Khi nào vật phát ra âm to, âm nhỏ?

-Biên độ dao động có thể xem là sự di chuyển qua lại quanh 1 vị trí, gọi là vị trí cân bằng. Độ dịch chuyển xa nhất so với vị trí cân bằng được gọi là biên độ dao động.

-Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn. Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ. Dao động càng mạnh, biên độ dao động càng lớn, âm càng to. Dao động càng yếu, biên độ dao động càng nhỏ, âm càng nhỏ.

Câu 15: Âm có thể được truyền trong môi trường nào? Và không thể truyền trong môi trường nào?

-Âm thanh truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí. Âm thanh không truyền được trong môi trường chân không.

----

 -(Để xem nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật Lý 7 năm 2021 - 2022 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF