Với mục đích có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 được HOC247 biên tập và tổng hợp với 2 phần: tóm tắt lý thuyết và phần luyện tập sẽ giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức cuat mình.
Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
1. KIẾN THỨC CẦN NẮM
1.1. Cấu tạo nguyên tử , bảng tuần hoàn
- Viết cấu hình electron của nguyên tử.
- Viết cấu hình eletron của ion.
- Từ cấu hình electron của nguyên tử suy ra vị trí nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn và ngược lại.
- Xác định số hạt p, n, e trong nguyên tử, trong ion đơn nguyên tử, trong ion đa nguyên tử.
- Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) khi biết tổng số hạt p, n, e.
- Xác định 2 nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn khi biết tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử.
- Xác định các nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn khi biết tổng các hạt mang điện.
- Xác định nguyên tố khi biết số electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử hoặc ion.
- Quy luật biến thiên tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất axit, bazơ của các hợp chất tương ứng.
- Quy luật biến thiên độ âm điện, hóa trị của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
1.2. Liên kết hóa học
- Bản chất liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không có cực, liên kết cộng hóa trị có cực.
- So sánh liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không có cực, liên kết cộng hóa trị có cực.
- Dựa vào hiệu độ âm điện để xác định bản chất liên kết.
- Viết công thức cấu tạo các chất dựa vào quy tắc bát tử và các trường hợp không tuân theo quy tắc bát tử.
1.3. Phản ứng hóa học
- Phân loại phản ứng hóa học.
- Cách xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất, trong ion.
- Lập phương trình của phản ứng oxi hóa – khử.
- Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.
2. BÀI TẬP LUYỆN TẬP
2.1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho độ âm điện: Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1), S (2,5), O (3,5). Chất nào sau đây có liên kết ion ?
A. BeCl2, BeS.
B. MgO, Al2O3.
C. MgCl2, AlCl3.
D. H2S, NH3.
Câu 2: Cân bằng phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O
Tổng các hệ số trong phuơng trình hoá học là
A. 24
B. 26
C. 13
D. 18
Câu 3: Phản ứng giữa Fe và dung dịch CuSO4, thuộc loại phản ứng :
A. Thế
B. Phân huỷ
C. hoá hợp
D. Trao đổi
Câu 4: Theo qui luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì:
A. kim lọai mạnh nhất là liti.
B. phi kim mạnh nhất là oxi.
C. phi kim mạnh nhất là flo.
D. phi kim mạnh nhất là iot.
Câu 5: Số oxi hoá của S trong các chất và ion sau: SO2 , H2SO3 , S2-, S, SO32-, HSO4-, HS- lần lượt là:
A. +4, +4, -2, 0, +4, +6, -2
B. +4, +4, 0, -2, +6, +4, -2
C. –2, 0, +4, +4, +4, -2, +6
D. –2, +6, +4, 0, -2, +4, +4
Câu 6: Cho 6,4 gam Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thì thu được V lít SO2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 3,36 lít
B. Đáp án khác
C. 2,24 lít
D. 11,2 lít
Câu 7: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số nguyên tố thuộc chu kì 3 và 4 lần lượt là
A. 2 và 8
B. 8 và 32
C. 8 và 16
D. 8 và 18
Câu 8: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 23. X và Y thuộc chu kì và các nhóm nào?
A. Chu kì 3 và các nhóm IIA và IIIA
B. Chu kì 2 và các nhóm IIA và IIIA
C. Chu kì 2 và các nhóm IIIA và IVA
D. Chu kì 3 và các nhóm IA và IIA.
Câu 9: Phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử:
A. 2FeCl2 + Cl2→ 2FeCl3
B. 2 H2S + 3 O2 → 2SO2 + 2 H2O
C. HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
D. Mg + 2 HCl → MgCl2 + H2
Câu 10: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 15. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm IIIA
B. chu kì 3, nhóm IA
C. chu kì 3, nhóm VA
D. chu kì 3, nhóm VB
Câu 11: Một nguyên tử A có tổng số hạt e, p, n là 48 thuộc nhóm VIA. Vậy tên của A là:
A. Oxi
B. Photpho
C. Clo
D. Lưu huỳnh
Câu 12: Cho phản ứng: Na + H2O → NaOH + H2
Trong phản ứng trên, Na đóng vai trò
A. vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử
B. là chất bị oxi hoá
C. là chất oxi hoá
D. không là chất oxi hoá, không là chất khử
Câu 13: Trong nguyên tử nguyên tố X có 3 lớp electron , lớp ngoài cùng có 2 electron. Số proton của nguyên tử đó là:
A. 14
B. 12
C. 18
D. 10
Câu 14: Chọn oxit có tính bazơ mạnh nhất
A. BeO
B. CO2
C. BaO
D. Al2O3
Câu 15: Cho quá trình sau: Fe3+ + 1e → Fe2+
Kết luận nào sau đây đúng ?
A. Quá trình trên là quá trình khử
B. Trong quá trình trên Fe3+ đóng vai trò là chất khử
C. Trong quá trình trên Fe 2+ dóng vai trò là chất oxi hoá.
D. Quá trình trên là quá trình oxi hoá.
Câu 16: Số electron tối đa trong phân lớp p và phân lớp d lần lượt là:
A. 6; 10
B. 6; 14
C. 10; 18
D. 10; 14
Câu 17: Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có các electron hóa trị là 3d34s2?
A. Chu kì 4, nhóm VA
B. Chu kì 4, nhóm VB
C. Chu kì 4, nhóm IIA
D. Chu kì 4, nhóm IIIB
Câu 18: Cấu hình electron của nguyên tử 17X là:
A. 1s22s22p53s23p4.
B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s23p4.
D. 1s22s22p53s23p5.
Câu 19: Cho phản ứng : Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O
A. Cl2 là chất oxi hóa.
B. Cl2 là chất khử
C. Cl2 là một axít.
D. Cl2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
Câu 20: Nguyên tử X có tổng số hạt proton, electron, nơtron là 82. Biết trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. X có số hạt electron là:
A. 26
B. 30
C. 28
D. 27
Câu 21: Đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?
A. Số lớp electron
B. Số electron lớp ngoài cùng
C. Tỉ khối
D. Điện tích hạt nhân
Câu 22: Xét ba nguyên tố: X ( Z =10); Y ( Z=16); T (Z = 18). Phát biểu nào đúng ?
A. X là khí hiếm, Y là phi kim, T là kim loại.
B. X và T là kim loại, Y là phi kim.
C. X là khí hiếm, Y là kim loại, T là phi kim.
D. X và T là khí hiếm, Y là phi kim.
Câu 23: Oxit cao nhất của một nguyên tố là R2O5. Hợp chất với hiđrô của nguyên tố đó là chất khí chứa 8,82% hiđrô theo khối lượng. Nguyên tố R là:
A. N (M=14) B. S (M=32) C. O (M=16) D. P (M=31)
Câu 24: Dãy nguyên tố nào sau đây được xếp đúng theo thứ tự giảm dần độ âm điện ?
A. F, O, P, N. B. F, N, O, P. C. F, O, N, P. D. O, F, N, P.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
1 |
B |
13 |
B |
2 |
A |
14 |
C |
3 |
A |
15 |
A |
4 |
C |
16 |
A |
5 |
A |
17 |
B |
6 |
C |
18 |
B |
7 |
D |
19 |
D |
8 |
D |
20 |
A |
9 |
C |
21 |
B |
10 |
C |
22 |
D |
11 |
D |
23 |
D |
12 |
B |
24 |
C |
2.2. Bài tập tự luận
Câu 1. Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố A thuộc phân nhóm chính nhóm VII là 28. Xác định nguyên tố A và vị trí của A trong bảng tuần hoàn?
Câu 2. Biết Bo gồm hai đồng vị và có nguyên tử khối trung bình là 10,81.
a) Tính thành phần phần trăm các đồng vị của Bo?
b) Có bao nhiêu % khối lượng đồng vị trong H3BO3?
Câu 3.Hỗn hợp A gồm 11,2 gam Fe và 9,6 gam S. Nung A sau một thời gian được hỗn hợp B gồm Fe, FeS, S. Hòa tan hết B trong H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V?
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.