YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lý 9 trường THCS Hoàng Hoa Thám có đáp án gợi ý

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lý 9 trường THCS Hoàng Hoa Thám có đáp án gợi ý, tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: VẬT LÝ 9

 

Biến trở là gì? Nêu nguyên tắc hoạt động của biến trở ?

Trả lời

- Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

- Các loại biến trở: biến trở con chạy, biến trở tay quay,...

- Kí hiệu biến trở.

            nguyên tắc hoạt động của biến trở

*Nguyên tắc hoạt động của biến trở 

Nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy dựa trên mối quan hệ giữa điện trở của dây với chiều dài của dây.

*Nêu cấu tạo của biến trở:

  - Bộ phận chính của biến trở con chạy là gồm một con chạy C và cuộn dây bằng hợp kim có điện trở suất lớn (nikêlin hay nicrom), được quấn đều đặn dọc theo một lõi bằng sứ.

  - Biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện, một đầu đoạn mạch nối với một đầu cố định của biến trở, đầu kia của đoạn mạch nối với con chạy C. Khi dịch chuyển con chạy C làm thay đổi số vòng dây và do đó thay đổi điện trở của biến trở có dòng điện chạy qua. Do đó, cường độ dòng điện trong mạch sẽ thay đổi.

*Số vôn, số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết gì?

· Số vôn ghi trên các dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức đặt vào dụng cụ này, nếu vượt quá hiệu điện thế này thì dụng cụ đó có thể bị hỏng.

· Số oát trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là khi hiệu điện thế đặt vào dụng cụ đó đúng bằng hiệu điện thế định mức thì công suất tiêu thụ của nó bằng công suất định mức.

*Vì sao dòng điện có mang năng lượng ?

Dòng điện có mang năng lượng vì nó có khả năng thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. Năng lượng của dòng điện gọi là điện năng.

*Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là gì ?

Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác

- Công thức tính công của dòng điện:  A = .t = U.I.t               

- Đơn vị công của dòng điện là jun (J)

    1J = 1W.1s = 1V.1A.1s

    1kJ = 1 000J

    1kWh = 1000Wh = 1000W.3600 s = 3,6.106 Ws = 3,6.10J

Vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng ? Nêu các qui tắc an toàn khi sử dụng điện và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện.

* Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng an toàn điện. Cụ thể là:

- Chỉ làm thí nghiệm với hiệu điện thế U < 40 V, vì hiệu điện thế này tạo ra dòng điện có cường độ nhỏ, nếu chạy qua cơ thể người thì cũng không gây nguy hiểm.

-Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng theo tiêu chuẩn quy định, nghĩa là các vỏ bọc này phải chịu được dòng điện định mức cho mỗi dụng cụ điện.

- Cần mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với dụng cụ hay thiết bị điện để đảm bảo tự động ngắt mạch khi có sự cố xảy ra. Chẳng hạn, khi bị đoản mạch thì cầu chì sẽ kịp nóng chảy và tự động ngắt mạch trước khi dụng cụ điện bị hư hỏng.

-Thận trọng khi tiếp xúc với mạng điện gia đình, vì nó có hiệu điện thế 220V nên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Khi sử dụng, cần kiểm tra xem các bộ phận tiếp xúc với tay và cơ thể đã đảm bảo cách điện đúng tiêu chuẩn quy định hay chưa.

Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng :

  - Giảm chi tiêu cho gia đình;

  - Các dụng cụ được sử dụng lâu bền hơn;

  - Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải;

  - Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.

* Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:

  - Lựa chọn các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất phù hợp;

  - Sử dụng điện trong thời gian cần thiết (tắt các thiết bị khi đã sử dụng xong hoặc dùng chế độ hẹn giờ).

* Mô tả thí nghiệm Ơ- x tét: Đặt một dây dẫn song song với kim nam châm đang đứng yên trên một trục quay thẳng đứng. Cho dòng điện chạy qua dây dẫn, ta thấy kim nam châm bị lệch đi, không còn nằm song song với dây dẫn nữa. Khi ngắt dòng điện chạy qua dây dẫn, kim nam châm lại trở về vị trí ban đầu. Điều đó chứng tỏ, dòng điện tác dụng lực lên kim nam châm thử hay dòng điện có tác dụng từ và môi trường xung quanh dòng điện có từ trường.

* Cấu tạo của nam châm điện:

   - Nam châm điện gồm một ống dây dẫn bên trong có lõi sắt non.

   - Lõi sắt non có vai trò làm tăng tác dụng từ của nam châm.

* Hoạt động của nam châm điện: Khi dòng điện chạy qua ống dây, thì ống dây trở thành một nam châm, đồng thời lõi sắt non bị nhiễm từ và trở thành nam châm nữa. Khi ngắt điện, thì lõi sắt non mất từ tính và nam châm điện ngừng hoạt động.

* Cấu tạo: Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn. Nam châm là bộ phận tạo ra từ trường, thông thường là bộ phận đứng yên, gọi là stato. Khung dây dẫn có dòng điện chạy qua là bộ phận chuyển động, gọi là rôto.  Ngoài ra, để khung dây có thể quay liên tục còn phải có bộ góp điện, trong đó các thanh quét C1, C2 đưa dòng điện từ nguồn điện vào khung dây.

*Hoạt động của động cơ điện một chiều: Khi cho dòng điện đi vào khung dây, bộ phận cổ góp chỉ cho dòng điện chạy vào theo một chiều nhất định, vì khung dây đặt trong từ trường của nam châm nên khung dây chịu tác dụng của lực từ. Lực từ tác dụng lên khung dây luôn theo một chiều nhất định và làm động cơ quay.

- Khi động cơ điện một chiều hoạt động thì điện năng được chuyển hoá thành cơ năng.

TRẮC NGHIỆM

1. Máy phát điện xoay chiều là thiết bị điện dùng để:

           A. Biến đổi điện năng thành cơ năng.

           B. Biến đổi cơ năng thành điện năng.

           C. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng.

           D. Biến đổi quang năng thành điện năng.

2. Khi nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh có đặc điểm:

            A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.                      

            B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.     

            C. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

            D. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

3. Nội dung của Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là:

            A. Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà có thể biến đổi từ vật này sang vật khác.

            B. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể truyền từ vật này sang vật khác.

            C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

            D. Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

4. Khi truyền tải điện năng đi xa, để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện người ta thường dùng cách

            A. tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn điện.                               

            B. giảm điện trở của dây dẫn.                                      

            C. giảm công suất của nguồn điện.   

            D. tăng tiết diện của dây dẫn.

5. Trong công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?

            A. Đưa một chậu cây ra ngoài sân phơi cho đỡ lạnh.                      

            B. Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng.                      

            C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.                      

            D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.

6. Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì

A. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.

B. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.

C. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.

D. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

7. Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp 50 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 6,6V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế:

A. 1,5V                B. 3V

C. 4,5V                D. 9V.

8. Ta không thể xác định được thấu kính là hội tụ hay phân kì dựa vào kết luận là:

A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.

B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa

C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

9. Một người bị cận thị, khi không đeo kính có thể nhìn rõ vật xa mắt nhất là 50cm. Người đó phải đeo kính cận có tiêu cự là bao nhiêu?

A. 30cm.                B. 40cm.

C. 50cm.                D. 60cm.

10. Tác dụng nào của dòng điện phụ thuộc vào chiều dòng điện?

A. Tác dụng nhiệt.            C. Tác dụng quang. 

B. Tác dụng từ.                 D. Tác dụng sinh lí.

11. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm. khoảng cách giữa hai tiêu điểm FF’ là:

A. 10 cm.            B. 20 cm.

C. 30 cm.            D. 40 cm.

12. Đặt mắt phía trên một chậu đựng nước quan sát một viên bi ở đáy chậu ta sẽ

A. Không nhìn thấy viên bi.

B. Nhìn thấy ảnh ảo của viên bi trong nước.

C. Nhìn thấy ảnh thật của viên bi trong nước.

D. Nhìn thấy đúng viên bi trong nước.

13. Ở iệt Nam các máy phát điện trong lưới điện quốc gia có tần số

A. 25Hz. B. 50Hz. C. 75Hz. D. 100Hz.

14. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường

A. bị hắt trở lại môi trường cũ.

B. tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

15. Thấu kính phân kì có thể

A. làm kính đeo chữa tật cận thị.

B. làm kính lúp để quan sát những vật nhỏ.

C. làm kính hiển vi để quan sát những vật rất nhỏ.

D. làm kính chiếu hậu trên xe ô tô.

16. Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:

A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

17. Chọn câu phát biểu đúng:

A. Mắt cận nhìn r các vật ở gần mà không nhìn r các vật ở xa.

B. Mắt cận nhìn r các vật ở xa mà không nhìn r các vật ở gần.

C. Mắt tốt nhìn r các vật ở gần mà không nhìn r các vật ở xa.

D. Mắt tốt nhìn r các vật ở xa mà không nhìn r các vật ở gần.

18. Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?

A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.

B. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.

C. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.

D. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.

 

...

---Xem nội dung đáp án phần Trắc nghiệm ở phần xem online hoặc tải về---

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Vật lý 9 trường THCS Hoàng Hoa Thám có đáp án gợi ý. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt ! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF