YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 12 năm 2021

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 12 năm 2021. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc ngiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Hóa học. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ATNETWORK

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. ĂN MÒN KIM LOẠI

Khái niệm ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa học

Phương pháp bảo vệ kim loại, chống ăn mòn.

II. KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM

1. Kim loại kiềm

- Cấu hình electron ngoài cùng tổng quát là: ns1

- Tính chất hóa học: Tính khử: M → M+ + 1e

+ Tác dụng với phi kim:  

* Na (cháy trong khí oxi khô tạo ra peoxit, trong không khí tạo ra oxit kim loại)

* Tác dụng với Clo

+ Tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2

+ Tác dụng với H2O → H2

- Điều chế: Điện phân nóng chảy muối halogen

2. Kim loại kiềm thổ.

a. Kim loại kiềm thổ

- Cấu hình electron ngoài cùng tổng quát là: ns2

- Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm): M ® M+2 + 2e

+ Tác dụng với phi kim

+ Tác dụng với axit:

* HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2

* HNO3 và H2SO4 (đặc) tạo ra số oxi của S và N thấp nhất (S-2, N-3)

+ Tác dụng với H2O (Be không khử được, Mg khử chậm) ® H2

- Điều chế: Điện phân nóng chảy muối halogen.

b. Hợp chất của kim loại kiềm thổ: Nước cứng, cách làm mềm nước cứng.

3. Nhôm

- Cấu hình electron ngoài cùng: 3s23p1

- Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm, kiềm thổ): M ® M+3 + 3e

+ Tác dụng với phi kim

+ Tác dụng với axit:  

* HCl, H2SO4 loãng → Muối + H2

* HNO3 và H2SO4 (đặc) tạo ra số oxi của S và N thấp nhất (S+6, N+5 xuống thấp hơn)

* Không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội

+ Tác dụng với H2O (không khử được,)

- Hợp chất của nhôm:

Al2O3, Al(OH)3 lưỡng tính: vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ.

Phản ứng của muối nhôm với dung dịch kiềm.

VI. SẮT VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRONG

1. Sắt.

a. Vị trí ô 26, nhóm VIIIB, Ck 4. Cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d64s2

b. TCHH: Tính khử trung bình: (Với chất oxi hóa mạnh Fe bị oxi hóa thành Fe3+: Cl2, O2, HNO3, H2SO4đ)

Fe → Fe2+ + 2e

Fe → Fe3+ + 3e

+ Tác dụng với pk

+ Tác dụng với axit: 

* HCl và H2SO4 loãng → Muối sắt II + H2

* HNO3, H2SO4đ → Muối sắt III không giải phóng H2

+ Tác dụng với muối: Chú ý phản ứng Fe với dung dịch AgNO3

2. Hợp chất của sắt II: Tính khử đặc trưng

a. FeO: Chất rắn màu đen, tác dụng được với HNO3 ® Muối sắt III

b. Fe(OH)2: Chất rắn màu trắng hơi xanh trong khôn khí ® Hidroxit sắt III màu nâu đỏ.

c. Muối sắt II: FeCl2 + Cl2  → FeCl3

3. Hợp chất của sắt III: Tính oxi hóa.

Fe3+ + e → Fe2+

Fe3+ + 3e → Fe

a. Oxit Sắt III Chất rắn màu nâu đỏ

- Tác dụng với axit mạnh

- Tác dụng CO, H2 → Fe

- Nhiệt phân → Fe2O3 + H2O

b. Sắt III hidroxit

- Tác dụng với axit

- Tác dụng với bazơ

c. Muối sắt III

- Fe3+ + Fe → Fe+2

- Fe3+ + Cu → Fe+2 + Cu2+

3. Hợp kim của sắt

- Khái niệm, thành phần, tính chất, phân loại của gang, và các pư xảy ra trong hóa trình luyện gang

- Khái niệm, thành phần, tính chất, phân loại của thép, và các pư xảy ra trong hóa trình luyện thép

4. Crôm và Hợp chất của Crôm

* Tính chất hóa học

- Có tính khử mạnh hơn sắt (số oxi hóa thường gặp là +2,+4,+6)

+ Tác dụng với phi kim

+ Tác dụng với axit

+ Tác dụng với H2O

* Hợp chất của Crôm

- Hợp chất crôm (III):

Crom(III) oxit (oxit lưỡng tính, chất rắn, màu lục thẫm)

Crôm (III) hidroxit (hidroxit lưỡng tính, chất rắn, màu lục xám)

Muối crom (III): Tính khử, tính oxi hóa

- Crôm (VI): Tính oxi hóa mạnh

B. BÀI TẬP MINH HỌA

Câu 1: Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch sau: NaCl, AlCl3, MgCl2 đựng trong các bình riêng biệt, mất nhãn.

Hướng dẫn giải:

Đánh số thứ thự từng lọ, trích mỗi lọ một ít dung dịch sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

Chọn dung dịch NaOH làm thuốc thử.

Ống nghiệm nào xuất hiện kết tuả keo trắng, kết tủa tan khi thêm lượng dư NaOH là AlCl3.

Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng, không tan khi dư NaOH là MgCl2.

Ống nghiệm nào không có hiện tượng xảy ra là NaCl.

PTHH:

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓+ 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NaCl

Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm: Fe, ZnO và MgSO3 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch Y và khí Z.

- Cho Z lội qua nước vôi trong dư thu được chất rắn G.

- Cho dd NaOH dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Q và dung dịch R. Nung Q ngoài không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn T. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định các chất có trong Y, Z, G, Q, R, T và viết các PTHH xảy ra.

Hướng dẫn giải:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

MgSO3 + H2SO4 → MgSO4 + SO2 + H2O

dd Y gồm: Fe SO4; ZnSO4; MgSO4 và H2SO4 dư

Khí Z gồm H2 và SO2

Z + dd nước vôi trong dư:

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

Vậy G là CaSO3

Y + dd NaOH dư

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4

MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + Na2SO4

ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2 ↓ + Na2SO4

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Kết tủa Q gồm: Mg(OH)2 và Fe(OH)2

dd R gồm: Na2SO4, Na2ZnO2, NaOH dư

Câu 3: Nung nóng 46,6 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M (loãng), sau phản ứng thấy thoát ra V lít khí ở đktc. Để hòa tan hết phần hai cần vừa đủ dung dịch chứa a mol HCl. Tính giá trị của a và V.

Hướng dẫn giải:

Theo bài ra Al dư, Đặt nCr2O3 pư = x mol, nAl dư = y mol

→ 52.2x + 102.x + 27y = 46,6 : 2

→ 206x + 27y = 23,3

Phần 1:

Giải hệ được : x = 0,1 mol; y = 0,1 mol

→ chất rắn mối phần chứa 0,2 mol Cr; 0,1 mol Al; 0,1 mol Al2O3.

Bảo toàn điện tích có:

nHCl = nCl- = 3.nAl3+ + 2.nCr+ = 3.2.0,1 + 3.0,1 + 2.0,2 = 1,3 mol

V = 0,15.22,4 = 3,36 lít.

C. LUYỆN TẬP

Câu 1: Kim loại nào không tac dụng với nước ở nhiệt độ thường:

A. Be                           B. Na                           C. K                            D. Ba

Câu 2: Oxit dể bị H2 khử ở nhiệt độ cao là:

A. Na2O                      B. CaO                        C. K2O                        D. CuO

Câu 3: Kim loại nào sau đây pư với CuSO4 tạo thành Cu:

A. Fe                           B. Ag                          C. Cu                           D. Na

Câu 4: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dd HCl:

A. Al                           B. Zn                           C. Fe                           D. Ag

Câu 5: Khi để lâu trong không khí ẩm vật lảm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát tới lớp sắt bên trong sẽ xảy ra quá trình:

A. Fe bị ăn mòn hóa học        

B. B. Fe bị ăn mòn điện hóa    

C. Sn bị ăn mòn điện hóa          

D. Sn bị ăn mòn hóa học

Câu 6: Ở nhiệt độ cao CO có thể khử được:

A. K2O                           B. MgO                              C. CaO                        D. FeO3

Câu 7: Để hòa tan sắt ta không thể dùng dd:

A. FeCl­3                           B. H2SO4 (đ,n)                 C. NaOH (đ,n)               D. HNO3 (đ,n)

Câu 8: Cho pư Cu + 2FeCl3  → FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ ion:

A. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+                   

B. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+

C. Fe3+ có tính oxi hóa yếu hơn Cu2+           

D. Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+

Câu 9: Fe tác dụng với dd H2SO4 (l) sản phẩm thu được là:

A. FeSO4 và H2                

B. FeSO4 và SO2   

C. Fe2(SO4)3 và H2          

D. Fe2(SO4)3 và SO2

Câu 10: Kim loại nào sau đây không phản ứng với H2SO4 (l):

A. Cu                          B. Fe                           C. Al                           D. Mg

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 21 của đề cương ôn tập HK2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 12 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON