Ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em tài liệu nội dung Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Tin học 7 Kết nối tri thức năm 2022-2023 trong nội dung bài viết dưới đây. Sẽ giúp cho các em có thể hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại trong môn Tin học 7 Kết nối tri thức. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi Học kì 1 sắp tới.
1. Kiến thức cơ bản
1.1. Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng
1.1.1. Thiết bị vào - ra
- Thiết bị vào được dùng để nhập dữ liệu và mệnh lệnh vào máy tính
- Thiết bị ra gửi thông tin từ máy tính ra để con người nhận biết được
- Các thiết bị vào – ra có nhiều loại, có những công dụng và hình dáng khác nhau
1.1.2. Phần mềm máy tính
- Hệ điều hành là phần mềm hệ thống quản lý và điều khiển hoạt động chung của máy tính, quản lý dữ liệu, cung cấp cho con người môi trường tương tác với máy tính và chạy các phần mềm ứng dụng.
- Có những hệ điều hành dành cho máy tính như Windows, Mac OS, Linux, ... và những hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng như iOS, Android, ...
- Phần mềm ứng dụng là các chương trình máy tính cho phép người sử dụng thực hiện những công việc cụ thể và thường xử lí những loại dữ liệu cụ thể.
- Loại tệp được nhận biết nhờ phần mở rộng, gồm những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp. Loại tệp cũng cho biết phần mềm ứng dụng nào có thể được dùng với nó.
1.1.3. Quản lí dữ liệu trong máy tính
- Tên tệp và thư mục cần được đặt sao cho dễ nhớ, cho ta biết trong đó chứa những gì. Điều đó sẽ giúp cho công việc thuận lợi hơn.
- Chương trình máy tính được lưu trữ trên thiết bị nhớ giống như một tệp dữ liệu. Tệp chương trình máy tính trong hệ điều hành Windows thường có phần mở rộng .exe. .com, .bat, .msi.
- Dữ liệu cần được sao lưu thường xuyên lên thiết bị lưu trữ ngoài máy tính chứa dữ liệu gốc để tránh bị mất hoặc bị hỏng dữ liệu.
- Việc đặt mật khẩu cho tài khoản người sử dụng trên máy tính và trên Internet sẽ giúp bảo vệ dữ liệu khỏi sự truy cập trái phép.
- Cần bảo vệ dữ liệu bằng cách không sử dụng phần mềm không rõ nguồn gốc và luôn bật chế độ bảo vệ máy tính của phần mềm chống virus.
1.2. Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
- Thư điện tử, diễn đàn, mạng xã hội, ... là những kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet.
- Tham gia mạng xã hội là tham gia một cộng đồng trực tuyến, nơi mọi người tương tác với nhau theo nhiều cách.
- Mạng xã hội thường được tổ chức dưới dạng các website. Mỗi mạng xã hội thường có mục đích nhất định như: thảo luận, chia sẻ ảnh, video, ...
- Mạng xã hội giúp người sử dụng kết nối, giao lưu, chia sẻ và thảo luận các vấn đề mà họ quan tâm.
- Cần tuân thủ đúng các quy định khi sử dụng mạng xã hội và các kênh trao đổi thông tin trên Internet.
1.3. Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
- Luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử có văn hoá khi tham gia giao tiếp qua mạng.
- Chỉ truy cập vào các trang web có thông tin phù hợp với lứa tuổi.
- Nhờ người lớn cài phần mềm chặn truy cập các trang web xấu.
- Hỏi ý kiến người lớn trong trường hợp cần thiết khi truy cập mạng.
- Đóng ngay các trang thông tin có nội dung xấu, không phù hợp lứa tuổi nếu vô tình truy cập vào.
- Nghiện Internet gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ thể chất, tinh thần, kết quả học tập và khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
1.4. Chủ đề 4: Ứng dụng tin học
1.4.1. Làm quen với phần mềm bảng tính
- Phần mềm bảng tính giúp lưu lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán (từ đơn giản đến phức tạp) cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu trong bảng.
- Cú pháp: < địa chỉ ô > = < tên cột > < tên hàng >
- Nhiều ô liền kề tạo thành hình chữ nhật trên trang tính gọi là vùng.
< địa chỉ vùng > = < địa chỉ ô góc trên bên trái > : < địa chỉ ô góc dưới bên phải>
1.4.2. Tính toán tự động trên bảng tính
- Dữ liệu trong ô tính có thể thuộc kiểu văn bản, số, ngày tháng và công thức. Công thức luôn bắt đầu bằng dấu"=", sau đó là biểu thức toán học
- Khi nhập công thức vào ô tính, nếu tính toán với giá trị từ các ô dữ liệu khác thì trong công thức cần ghi địa chỉ của ô dữ liệu tương ứng. Phần mềm bảng tính sẽ tự động tính toán và cập nhật kết quả nếu có thay đổi.
- Khi sao chép một ô có công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên vị trí tương đối giữa ô chứa công thức và ô có địa chỉ trong công thức. Chức năng tính toán tự động của phần mềm bảng tính còn được thể hiện khi sao chép công thức.
1.4.3. Công cụ hỗ trợ tính toán
- Cách nhập hàm tương tự như cách nhập công thức. Cú pháp nhập hàm:
= < tên hàm >(< các tham số >)
- Cần nhập chính xác tên cùa hàm và các tham số của hàm. Khi nhập thông tin vùng dữ liệu trong tham số của hàm có thể dùng chuột chọn các ô hoậc vùng này. Tên hàm có thể dùng chữ in hoa hoặc in thường.
1.4.4. Trình bày bảng tính
Có thể định dạng dữ liệu số theo các kiểu khác nhau như xác định số chữ số thập phân, phân tách hàng nghìn, hàng triệu, ... có thể định dạng số theo kiểu phần trăm và định dạng dữ liệu ngày tháng cùa Việt Nam (dd/mm/yyyy).
1.4.5. Tạo bài trình chiếu
- Phần mềm trình chiếu có hai chức năng cơ bản là tạo bài trình chiếu và trình chiếu nó
- Phần mềm trình chiếu có các hiệu ứng làm cho nội dung trình bày thêm sinh động và hấp dẫn.
- Phần mềm trình chiếu thường được sử dụng để tạo bài trình chiếu phục vụ hội thảo, hội nghị, dạy học, quảng cáo, ...
- Bài trình chiếu thường có trang đầu tiên là trang tiêu đề cho biết chủ đề của bài trình bày, tiếp theo là các trang nội dung.
- Tiêu đề trang làm nổi bật nội dung cần trình bày trong trang và được đặt trên đầu các trang nội dung.
- Các phần mềm trình chiếu có sẵn các mẫu bố trí nội dung trang chiếu để thuận tiện cho người sử dụng.
- Cấu trúc phân cấp (hay danh sách kí hiệu đầu dòng nhiều cấp) thường được dùng trong soạn thảo văn bản, tạo bài trình chiếu, .... Đây là một công cụ giúp làm cho nội dung trình bày có bố cục mạch lạc, dễ hiểu, giúp truyền tải thông tin và quản lí nội dung tốt hơn.
1.4.6. Định dạng đối tượng trên trang chiếu
a. Định dạng hình ảnh
- Hình ảnh thường được dùng để minh hoạ cho nội dung bài trình chiếu, nhờ đó bài trình chiếu trở nên trực quan, ấn tượng và hấp dẫn hơn.
- Nên lựa chọn hình ảnh phù hợp với nội dung bài trình chiếu và có tính thẩm mĩ.
- Kích thước hình ảnh và vị trí đặt trên trang chiếu cần hợp lí
b. Định dạng văn bản
- Định dạng văn bản trong phần mềm trình chiếu tương tự như trong phần mềm soạn thảo.
- Nên chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ, nền, ... thống nhất và phù hợp để làm nổi bật thông điệp chính của trang.
- Nội dung trình bày nên cô đọng. Mỗi trang chiếu chỉ nên tập trung vào một ý chính.
2. Bài tập vận dụng
Câu 1. Tai nghe là loại thiết bị nào?
A. Thiết bị vào
B. Thiết bị ra
C. Thiết bị vừa vào vừa ra
D. Thiết bị lưu trữ
Câu 2. Thiết bị nào không phải là thiết bị ra
A. Loa
B. Máy in
C. Máy quét.
D. Màn hình
Câu 3. Thiết bị phổ biến nhất được sử dụng để nhập dữ liệu số và văn bản vào trong máy tính là gì?
A. Máy vẽ đồ thị
B. Bàn phím
C. Máy in
D. Máy quét
Câu 4. Thao tác nào sau đây tắt máy tính một cách an toàn?
A. Sử dụng nút lệnh Restart của Windows
B. Sử dụng nút lệnh Shut down của Windows
C. Nhấn giữ công tắc nguồn vài giây.
D. Rút dây nguồn khỏi ổ cắm.
Câu 5. Chức năng nào sau đây không phải của hệ điều hành?
A. Quản lý các tệp dữ liệu trên đĩa.
B. Tạo và chỉnh sửa nội dung một tệp hình ảnh.
C. Điều khiển các thiết bị vào - ra
D. Quản lý giao diện giữa người sử dụng và máy tính.
Câu 6 . Phần mềm nào sau đây không phải là một hệ điều hành
A. Windows 7
B. Windows 10
C. Windows Explorer
D.Windows Phone.
Câu 7. Tệp có phần mở rộng. exe thuộc loại tệp gì?
A. Không có loại tệp này
B. Tệp chương trình máy tính
C. Tệp dữ liệu của phần mềm Word
D. Tệp dữ liệu video
Câu 8. Em hãy chỉ ra phần mềm ứng dụng trong các chương trình sau:
A. Linux
B. Gmail
C.Windows Phone
D. Windows 8
Câu 9. Để bảo vệ dữ liệu em có thể sử dụng các cách nào sau đây?
A. Sao lưu dữ liệu ở bộ nhớ ngoài hoặc lưu trữ trên Internet nhờ công nghệ đám mây.
B. Cài đặt chương trình phòng chống Virus.
C. Cài đặt mật khẩu mạnh để truy cập vào máy tính hoặc tài khoản trên mạng
D. Cả A, B, C
Câu 10. Để bảo vệ máy tính ta có thể sử dụng phần mềm nào trong các phần mềm sau?
A. Bkav
B. Microsoft Windows.
C. Mozzilla Firefox.
D. Microsoft Word.
Câu 11. Phương án nào sau đây là phần mở rộng của tệp dữ liệu âm thanh?
A. .sb3
B. .mp3
C. .avi
D. .com
Câu 12. Mục đích của mạng xã hội là gì?
A. Chia sẻ, học tập
B. Chia sẻ, học tập, tương tác.
C. Chia sẻ, học tập, tiếp thị
D. Chia sẻ, học tập, tương tác, tiếp thị.
Câu 13. Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây?
A. Giao lưu với bạn bè
B. Học hỏi kiến thức
C. Bình luận xấu về người khác
D. Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình
Câu 14. Kênh trao đổi thông tin phổ biến hiện nay là?
A. Thư điện tử
B. Diễn đàn (Forum)
C. Mạng xã hội (zalo, Facebook, …)
D. Cả A, B, C
Câu 15. Đưa thông tin sai sự thật lên mạng, sử dụng thông tin vào mục đích sai trái là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị phạt theo quy định của pháp luật? Theo em điều đó là:
A. Đúng B. Sai
Câu 16. Những phương án nào là tác hại của việc nghiện internet?
A. Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần giảm sút.
B. Thiếu kết nối với thế giới thực, mất dần các mối quan hệ bạn bè, người thân.
C. Dễ bị lôi kéo vào các việc xấu, lãng phí thời gian của bản thân.
D. Cả A, B, C.
Câu 17. Khi giao tiếp qua mạng, những điều nào sau đây nên tránh?
A. Tôn trọng người đang giao tiếp với mình.
B. Kết bạn với những người mình không quen biết.
C. Bảo vệ thông tin cá nhân của mình.
D. Truy cập bất cứ liên kết nào nhận được.
E. Cả B, D đều đúng
Câu 18. Em cần làm gì để tránh gặp thông tin xấu trên mạng?
A. Chỉ truy cập vào các trang thông tin có nội dung phù hợp với lứa tuổi.
B. Không nháy chuột vào các trang quảng cáo gây tò mò, giật gân, dụ dỗ kiếm tiền.
C. Xác định rõ mục tiêu mỗi lần vào mạng để không sa đà vào những nội dung không liên quan.
D. Tất cả các điều trên.
Câu 19. Để tránh nghiện Internet em cần làm gì?
A. Chơi trò chơi trực tuyến.
B. Sử dụng mạng xã hội.
C. Giới hạn thời gian sử dụng máy tính, dành thời gian nhiều phụ giúp gia đình, giao tiếp với bạn bè,..
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 20. Tại sao chúng ta chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?
A. Để thay đổi đầu vào của bài toán
B. Để thay đổi yêu cầu đầu ra của bài toán
C. Để bài toán dễ giải quyết hơn
D. Để bài toán khó giải quyết hơn.
Câu 21. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc như thế nào?
A. Sắp xếp lại danh sách theo thứ tự của bảng chữ cái.
B. Xem xét mục dữ liệu đầu tiên, sau đó xem xét lần lượt từng mục dữ liệu tiếp theo cho đến khi tìm thấy mục dữ liệu được yêu cầu hoặc đến khi hết danh sách.
C. Chia nhỏ dữ liệu thành từng phần để tìm kiếm
D. Bắt đầu tìm từ vị trí bất kỳ của danh sách.
Câu 22 . Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 7 trong danh sách [ 1, 4, 8, 7, 10, 28]?
A. 2
B. 3
C. 5.
D. 5
Câu 23 . Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để tìm thấy “Mai” trong danh sách [“Hoa”, “Lan”, “Ly”, “Mai”, “Phong”, “Vi”] ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 24. Các nhiệm vụ để thực hiện việc sắp xếp gồm:
A. So sánh
B. Đổi chỗ
C. So sánh và đổi chỗ
D. Đổi chỗ và xóa
Câu 25. Hoán đổi vị trí của hai phần tử liên tiếp khi chúng không đúng thứ tự là cách sắp xếp của thuật toán nào?
A. Nỗi bọt
B. Chọn
Câu 26. Thuật toán tìm kiếm nhị phân được sử dụng trong trường hợp nào?
A. Tìm một phần tử trong danh sách bất kỳ
B. Tìm một phần tử trong danh sách đã được sắp xếp
Câu 27. Điều gì xảy ra khi thuật toán tìm kiếm tuần tự không tìm thấy giá trị cần tìm trong danh sách?
A. Tiếp tục tìm kiếm và không bao giờ kết thúc
B. Thông báo “ Tìm thấy”
C. Thông báo “ Tìm thấy” và kết thúc
D. Thông báo “Không tìm thấy” và kết thúc.
Câu 28. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy số 8, 22, 7, 19, 5 theo thứ tự tăng dần thì số lần thực hiện thao tác hoán đổi giá trị trong vòng lặp thứ nhất là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
B |
C |
B |
B |
B |
C |
B |
B |
D |
A |
B |
D |
C |
D |
|
Câu |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
A |
D |
E |
D |
C |
C |
B |
C |
D |
C |
A |
B |
D |
A |
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Tin học 7 Kết nối tri thức năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 7 KNTT năm học 2022-2023
- Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 KNTT năm 2022-2023
Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.