YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 CTST năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

HOC247 đã tổng hợp, biên soạn các kiến thức trọng tâm trong Chương trình giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo thông qua nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo năm 2022-2023. Tài liệu bao gồm phần hệ thống kiến thức được chia theo phân môn Lịch sử và Địa lí riêng biệt. Thêm vào đó, tương ứng với mỗi phần, HOC247 cung cấp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giúp các em có thể tự kiểm tra mức độ ghi nhớ bài của mình. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 sắp tới!

ADSENSE

1. Nội dung ôn tập

1.1. Phân môn Lịch sử

- Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI

+ Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

  • Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
  • Sự xuất hiện các thành thị trung đại
  • Sự ra đời của Thiên Chúa giáo

+ Các cuộc phát kiến địa lí

  • Hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí
  • Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

+ Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại

  • Những biến đổi trong xã hội Tây Âu
  • Sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

+ Văn hóa Phục hưng

  • Những biển đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
  • Những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng
  • Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

+ Phong trào cải cách tôn giáo

  • Nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo
  • Nội dung và tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu

- Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

+ Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

  • Khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
  • Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
  • Sự phát triển kinh tế thời Minh- Thanh

+ Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

  • Nho giáo
  • Văn học, sử học
  • Kiến trúc, điêu khắc, hội họa

- Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

+ Vương triều Gúp-ta

+ Vương triều hồi giáo Đê-li

+ Đế quốc Mô-gôn

1.2. Phân môn Địa lí

- Châu Âu

+ Thiên nhiên Châu Âu

  • Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước lãnh thổ châu Âu
  • Đặc điểm tự nhiên châu Âu

+ Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu

  • Đặc điểm dân cư châu Âu
  • Di cư ở châu Âu
  • Đô thị hóa ở châu Âu

+ Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu

  • Bảo vệ môi trường nước, không khí, đa dạng sinh học

+ Liên minh châu Âu

- Chân Á

+ Thiên nhiên châu Á

  • Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á
  • Đặc điểm tự nhiên châu Á

+ Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

+ Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á

2. Câu hỏi ôn tập

2.1. Phần Lịch sử

Câu 1: Chế độ phong kiến Tây Âu ra đời trong hoàn cảnh

A. để quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong.

B. đế quốc La Mã đã bị diệt vong.

C. các lãnh địa của lãnh chúa đang hình thành.

D. quá trình bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô diễn ra mạnh mẽ.

Câu 2. Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã sụp đổ vào năm

A.475. 

B. 476.

C. 576. 

D. 676.

Câu 3. Hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến Tây Âu là

A. địa chủ và nông dân.

B. lãnh chúa và nông nô.

C. quý tộc và nông nô.

D. lãnh chúa và nông dân.

Câu 4. Tầng lớp quý tộc quân sự hình thành từ bộ phận nào sau đây?

A. Quý tộc chủ nô La Mã

B. Các thủ lĩnh quân sự của bộ tộc Giéc-man

C. Các giám chủ, giám mục

D. Quý tộc tăng lữ

Câu 5 Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là

A. địa chủ và nông dân.

B. chủ nô và nô lệ.

C. nông dân và nông nô.

D. lãnh chúa và nông nô.

Câu 6. Ở Tây Âu thời phong kiến, mỗi lãnh chúa phong kiến đều

A. có một lãnh địa riêng.

B. miễn giảm tô, thuế cho nông nô.

C. có một thành thị mang tên mình.

D. lao động vất cả cùng với nông nô.

Câu 7. Thiên Chúa giáo do ai sáng lập ra?

A. Chúa Giê-su.

B. Thánh A-la.

C. Khổng Tử.

D. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.

Câu 8. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?

A. Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.

B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.

C. Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.

Câu 9. Mũi Bão Tố là tên gọi được đặt bởi nhà hàng hải

A.C. Cô-lôm-bô.

B. V. Ga-ma.

C. B. Đi-a-xơ.

D. Ma-gien-lăng.

Câu 10. Các cuộc phát kiến địa lí diễn ra trong khoảng thời gian

A. thế kỉ XII - thế kỉ XI.

B. thế kỉ XIII - thế kỉ XIV.

C. thế kỉ XIV - thế kỉ XV.

D. thế kỉ XV - thế kỉ XVI.

Câu 11. Nhà thám hiểm đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới là

A. B. Đi-a-xơ.

B. Va-xcô đơ Ga-ma.

C. C. Cô-lôm-bô.

D. Ph.Ma-gien-lăng.

Câu 12. Đoàn thám hiểm của C. Cô-lôm-bô đã phát hiện ra châu lục nào?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Phi.

D. Châu Mĩ.

Câu 13. Cuộc phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ được tiến hành vào thế kỉ nào?

A. Thế kỉ XIV.

B. Thế kỉ XV.

C. Thế kỉ XVI.

D. Thế kỉ XVII.

Câu 14. Phát kiến địa lí đã đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất,đặc biệt đã chứng minh một cách thuyết phục rằng:

A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.

B. Mặt trời quay quanh Trái Đất.

C. Trái Đất có dạng hình cầu.

D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Câu 15. Nhà thám hiểm đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới là

A. B. Đi-a-xơ.

B. Va-xcô đơ Ga-ma.

C. C. Cô-lôm-bô.

D. Ph.Ma-gien-lăng.

Câu 16. Lực lượng bán sức lao động cho chủ xưởng là

A. lao động làm thuê. 

B. công nhân.

C. nông dân mất đất. 

D. dân thành thị.

Câu 17. Nhà tư bản gồm những thành phần nào?

A. Thương nhân. 

B. Chủ ngân hàng.

C. Chủ xưởng. 

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 18. Quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa

A. quý tộc và tá điền. 

B. tư sản và vô sản.

C. giám đốc và công nhân. 

D. địa chủ và nông dân.

Câu 19. Sự ra đời các công ty thương mại giúp

A. thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia.

B. đem lại quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp tư sản.

C. thúc đẩy buôn bán giữa các nước và đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản.

D. thúc đẩy buôn bán giữa các nước và đem lại quyền lợi cho giai cấp vô sản.

Câu 20. Vì sao nông nô phải bán sức lao động của mình cho các ông chủ tư sản?

A. Họ bị quý tộc và tư sản cướp hết ruộng đất

B. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp

C. Họ có thể giàu lên trở thành tư sản

D. Họ có điều kiện làm việc tốt hơn trong các xí nghiệp

Câu 21: Phong trào Văn hóa Phục hưng lan rộng khắp châu Âu trong khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ X, XI

B. Thế kỉ XIX, XX

C. Thế kỉ XV, XVI

D. Thế kỉ XIII, XIV

Câu 22. Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?

A. Đạo Hồi.

B. Đạo Ki-tô.

C. Đạo Phật.

D. Ấn Độ giáo.

Câu 23. Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào văn hóa Phục Hưng trong lĩnh vực hội họa là ai?

A. Rem-bran

B. Van-Gốc

C. Lê-vi-tan

D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi

Câu 24. Những nhà văn hóa- khoa học lớn trong thời kì Phục hưng được đánh giá như thế nào?

A. “Những con người khổng lồ”.

B. “Những con người sáng tạo”.

C. “Những con người vĩ đại”.

D. “Những con người tài năng”

Câu 25. Ai là người mở đầu cho Phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Đan-tê

B. Mi-ken-lăng-giơ

C. Lê-ô-na-đơ Vanh-xi

D. M. Xéc-van-téc

Câu 26. Kiệt tác nhân loại Bữa ăn tối cuối cùng gắn liền với tên tuổi họa sĩ nào?

A. Pablo Picasso

B. Vincent van Gogh

C. Lê-ô-na đơ Vanh-xi

D. Paul Cézanne

Câu 27: Sự kiện nào đã làm bùng lên Phong trào cải cách tôn giáo?

A. Giáo hội Thiên Chúa cho phép tự do bán “thẻ miễn tội”

B. Giáo hội Thiên Chúa cho phép nhập cư

C. Giáo hội Thiên Chúa cho phép ngoại giao

D. Giáo hội Thiên Chúa cho phép phát triển du lịch

Câu 28. Cơ sở tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến châu Âu là gì?

A. Giáo lý đạo Kitô

B. Giáo lý đạo Phật

C. Giáo lý đạo Hồi

D. Giáo lý đạo Bà la môn

Câu 29. Các nhà cải cách tôn giáo chủ trương xây dựng một Giáo hội Thiên Chúa giáo như thế nào?

A. thu được nhiều lợi nhuận hơn

B. đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn

C. tiết kiệm chi phí hơn

D. tối giản nhất mọi cơ cấu tổ chức

Câu 30. Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?

A. Đạo Hồi.

B. Đạo Tin Lành.

C. Đạo Do Thái.

D. Đạo Kito

Câu 31. Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được coi như một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?

A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó.

B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.

C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Câu 32: Hai triều đại “ngoại tộc” ở Trung Quốc là

A. Tần và Đường.

B. Nguyên và Thanh.

C. Đường và Thanh.

D. Tống và Nguyên.

Câu 33: Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại

A. Tần, Hán, Tuỳ, Nguyên, Minh, Thanh.

B. Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.

C. Đường, Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.

D. Đường, Tống, Nguyên, Ngũ đại, Minh, Thanh.

Câu 34: Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là

A. Thanh.

B. Minh.

C. Nguyên.

D. Tống.

Câu 35. Kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh có đặc điểm gì nổi bật?

A. Hình thành một số đô thị với nhiều ngành thủ công truyền thống.

B. Kinh tế không phát triển do bị các chính sách của nhà nước kìm hãm.

C. Công thương nghiệp phát triển, xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

D. Các xưởng thủ công lớn xuất hiện ở nhiều nơi.

Câu 36: Tứ đại phát minh của Trung Quốc gồm những phát minh nào sau đây?

A. Giấy, thuốc súng, đồ sứ, la bàn

B. Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn

C. Giấy, la bàn, kĩ thuật luyện sắt, thuốc súng

D. Giấy, nghề in, đồ sứ, la bàn

Câu 37: Trong thời phong kiến, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến bởi vì

A. nó phù hợp với phong tục tập quán của người dân Trung Quốc.

B. Nho giáo tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.

C. Nho giáo được mọi giai cấp trong xã hội Trung Quốc ủng hộ.

D. nó chủ trương dùng pháp luật hà khắc để duy trì trật tự xã hội.

Câu 38. Cơ quan chép sử của chính quyền phong kiến nhà Đường được gọi là

A. Quốc sử viện.

B. Quốc Tử Giám.

C. Sử quán.

D. Tôn Nhân Phủ.

Câu 39. Một trong “tứ đại phát minh” của Trung Quốc thời phong kiến là

A. kĩ thuật in.

B. dụng cụ đo động đất.

C. đồng hồ nước.

D. kĩ thuật dệt lụa.

Câu 40. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là

A. Khổng Tử.

B. Mạnh Tử.

C. Tuân Tử.

D. Hàn Phi Tử.

2.2. Phần Địa lí

Câu 1. Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy:

A. Dãy Hi-ma-lay-a

B. Dãy núi U-ran

C. Dãy At-lat

D. Dãy Al-det

Câu 2. Mật độ sông ngòi của châu Âu:

A. Dày đặc.

B. Rất dày đặc.

C. Nghèo nàn.

D. Thưa thớt.

Câu 3.: Đại bộ phận châu Âu có khí hậu:

A. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.

C. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.

D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.

Câu 4: Các sông quan trọng ở châu Âu là:

A. Đa-nuyp, Rai-nơ và U-ran.

B. Đa-nuyp, Von-ga và U-ran.

C. Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

D. Đa-nuyp, Von-ga và Đôn.

Câu 5. Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích khoảng:

A. 10 triệu km2.

B. 11 triệu km2.

C. 11,5 triệu km2.

D. 12 triệu km2.

Câu 6. Châu Âu có 3 mặt giáp biển và Đại Dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành:

A. Nhiều bán đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

B. Nhiều đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

C. Nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

D. Nhiều bán đảo, ô trũng, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

Câu 7. Quy mô dân số châu Âu năm 2020 là

A. 747 triệu người.

B. 748 triệu người.

C. 749 triệu người.

D. 750 triệu người.

Câu 8. Năm 2020, cơ cấu dân số theo giới tính nữ ở châu Âu là:

A. 51,7%.

B. 52,7%.

C. 53,7%.

D.54,7%.

Câu 9. Châu Âu có đặc điểm di cư như thế nào?

A. Số lượng người di cư quốc tế lớn nhất thế giới.

B. Số lượng người di dư quốc tế nhỏ nhất thế giới.

C. Người nhập cư chiếm tỉ trọng nhỏ.

D. Đô thị hoá nông thôn phát triển.

Câu 10: Các dân tộc châu Âu thuộc nhóm ngôn ngữ nào?

A. Giec-man.

B. Hi lạp.

C. Đan xen hai ngôn ngữ.

D. Các ngôn ngữ khác.

Câu 11: Đặc điểm nào không đúng với đô thị hoá ở châu Âu

A. Tỉ lệ dân thành thị cao

B. Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dải đô thị

C. Đô thị hoá nông thôn phát triển

D. Ngành kinh tế chủ yếu ở đô thị là nông nghiệp

Câu 12: Nước có mật độ dân số thấp nhất châu Âu:

A. Va-ti-căng.

B. Ai-xơ-len.

C. Đan mạch.

D. Mô-na-cô.

Câu 13: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Âu vào loại:

A. Thấp               

 B. Rất thấp

C. Cao                 

D. Khá cao 

Câu 14. Ngành kinh tế nào sử dụng nhiều nước ngọt nhất ở châu Âu

A. Nông, lâm, ngư nghiệp

B. Công nghiệp và xây dựng

C. Dịch vụ

D. Công nghiệp và dịch vụ

Câu 15. Tỉ lệ độ che phủ rừng ở Phần Lan năm 2020 là bao nhiêu?

A. 35%

B. 39%

C. 66%

D. 66%

Câu 16. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất ở châu Âu:

A. Nước sông

B. Nước ngầm và băng hà

C. Nước trong ao, hồ

D. Nước sông và nước ngầm

Câu 17. Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu:

A. Đa dạng sinh học rừng và biển

B. Đa dạng sinh học rừng ngập mặn

C. Đa dạng sinh học sinh vật

D. Đa dạng sinh học sinh vật và biển

Câu 18. Tỉ lệ độ che phủ rừng ở châu Âu năm 2020 là bao nhiêu?

A. 35%

B. 39%

C. 66%

D. 31%

Câu 19: Lúc mới thành lập (1957) Liên minh châu Âu có tên gọi là:

A. Khối thị trường chung châu Âu.

B. Cộng đồng châu Âu.

C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

D. Liên minh châu Âu.

Câu 20. Sự biểu hiện toàn diện của Liên Minh Châu Âu ở chỗ:

A. Có biên giới chung

B. Có cùng quốc tịch

C. Đồng tiền chung

D. Tất cả các ý trên.

Câu 21: Tính đến năm 2004, Liên minh châu Âu có bao nhiêu nước?

A. 20 nước.

B. 24 nước.

C. 27 nước.

D. 30 nước.

Câu 22: Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm:

A. 1957.

B. 1958.

C. 1967.

D. 1993.

Câu 23: Giá trị thương mại của Liên Minh Châu Âu chiếm khoảng bao nhiêu % thế giới?

A. 30%

B. 40%

C. 50%

D. 60%

Câu 24: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào?

A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

B. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

C. Các kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa.

D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hải dương.

Câu 25: Khí hậu gió mùa châu Á phân bố ở đâu:

A. Bắc Á, Trung Á.

B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

C. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á.

D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á.

Câu 26: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á

A. Hi-ma-lay-a

B. Côn Luân

C. Thiên Sơn

D. Cap-ca

Câu 27: Quốc gia đông dân nhất châu Á là

A. Trung Quốc

B. Thái Lan

C. Việt Nam

D. Ấn Độ

Câu 28: Chủng Môn-gô-lô-it chủ yếu phân bố ở:

A. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á.

B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.

C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á

D. Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á.

Câu 29: Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it phân bố chủ yếu ở khu vực:

A. Tây Nam Á

B. Nam Á.

C. Trung Á.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 30. Khu vực Đông Á gồm các quốc gia nào?

A. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.

B. Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên.

C. Nhật Bản, Mông Cổ, Trung Quốc, Hàn Quốc.

D. Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ.

Câu 31. Phần lớn lãnh thổ Nam Á năm trong khí hậu gì?

A. Ôn đới gió mùa.

B. Ôn đới hải dương.

C. Nhiệt đới khô.

D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 32. Tây Nam Á có trữ lượng loại khoáng sản nào lớn nhất?

A. Than đá.

B. Dầu mỏ.

C. Bôxit

D. Sắt.

Câu 33. Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á?

A. Tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá.

B. Tranh giành đất đai và nguồn nước

C. Dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng

D. Xung đột dai dằng giữa người Ả-rap và người Do Thái.

Câu 34. Trên bản đồ chính trị châu Á được chia thành bao nhiêu khu vực chính?

A. Ba.

B. Bốn.

C. Năm.

D. Sáu.

Câu 35. Ở Tây Á, khoáng sản nào có trữ lượng lớn nhất?

A. Vàng.

B. Dầu mỏ.

C. Than.

D. Sắt.

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 CTST năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF