Đề cương ôn tập giữa học kì I lớp 9 giúp các em học sinh hệ thống lại kiến thức, nhanh chóng nắm bắt kiến thức trọng tâm để giải nhanh được các bài tập Hóa học. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9. Vậy sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.
1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1.1. Lý thuyết
- Tính chất hóa học của: oxit, axit, bazơ, muối
+ Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Vd: CaO, SO2, CO, Na2O, Fe3O4, P2O5, …
+ Axit là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các ng/tử kim loại.
Vd: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4, …
+ Sản xuất axit sunfuric: Gồm các công đoạn sau:
(1) S + O2 t0,V2O5 → SO2
(2) 2SO2 + O2 → 2SO3
(3) SO3 + H2O → H2SO4
+ Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (OH).
Vd: KOH, NaOH, Ba(OH)2, Al(OH)3, …
+ Sản xuất natri hiđroxit:
2NaCl + H2O → điện phân dd, có màng ngăn → 2NaOH + Cl2 + H2
Thang pH: Dùng để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của một dung dịch:
pH = 7: trung tính ; pH < 7: tính axit ; pH > 7: tính bazơ
1.2. Các dạng bài tập
- Viết các PTHH minh họa cho tính chất hóa học, ứng dụng của các chất, pthh điều chế các chất.
- Dựa vào tính chất hóa học, vật lý giải thích các ứng dụng, các hiện tượng thường gặp.
- Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hóa, thể hiện mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Phân biệt, nhận biết các chất bằng phương pháp vật lý, hóa học.
2. BÀI TẬP LUYỆN TẬP
2.1. Trắc nghiệm
Câu 1: Dung dịch HCl đều tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây?
A. Mg, Fe2O3, Cu(OH)2, Ag. B. Fe, MgO, Zn(OH)2, Na2SO4.
C. CuO, Al, Fe(OH)3, CaCO3. D. Zn, BaO, Mg(OH)2, SO2.
Câu 2: Dãy các chất nào sau đây đều là oxit axit?
A. Fe2O3, NO2, SO2.B. CO2 , P2O5, CaO.
C. CuO, K2O, Fe2O3.D. P2O5, SO3, N2O5.
Câu 3: Khi pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc thì phải rót từ từ
A. nước vào dung dịch axit sufuric đặc.
B. dung dịch axit sufuric đặc vào nước.
C. dung dịch axit sufuric loãng vào dung dịch axit sufuric đặc.
D. cho SO3 vào dung dịch axit sufuric loãng.
Câu 4: Cặp chất có thể điều chế trực tiếp ra SO2 trong công nghiệp là
A. lưu huỳnh, nước.B. lưu huỳnh trioxit và khí oxi.
C. đồng và dung dịch axit sunfuric loãng. D. pirit sắt và khí oxi.
Câu 5: Khi cho CuO tác dụng với dung dịch HCl tạo ra
A. chất khí nhẹ hơn không khí.B. chất khí nặng hơn không khí.
C. dung dịch màu xanh lam. D. dung dịch không màu.
Câu 6: Để tách CO ra khỏi hỗn hợp khí gồm: CO, CO2 và SO2 người ta dùng
A. H2O.B. dung dịch Ca(OH)2.C. dung dịch HCl.D. khí oxi.
Câu 7: Dãy các chất nào sau đây là oxit bazơ?
A.CO, NO2, SO2.
B. CO2, P2O5, CaO.
Câu 8: Phản ứng trung hoà là phản ứng hoá học giữa
A.kim loại với dung dịch axit.B. oxit bazơ với dung dịch axit.
C. bazơ với axit.
D. dung dịch bazơ với oxit axit.
Câu 9: Dãy các chất tác dụng với nước tạo dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là
A.CuO, Fe2O3, CaO.
B. K2O, Na2O, BaO.
C. CO2, P2O5, CaO.
D. SO2, SO3, CO2.
Câu 10: Có thể nhận biết Na2SO4 và H2SO4 bằng
A. quỳ tím.
B. BaCl2.
C. Ba(OH)2.
D. Ba(NO3)2.
Câu 11: Thể tích dung dịch KOH 2M cần dùng để trung hòa vừa đủ 100g dung dịch H2SO4 9,8% là
A.100ml. B. 75ml. C. 50ml. D. 25ml.
Câu 12: Cho 200ml dung dịch NaOH 0,5M tác dụng với 100ml dung dịch MgCl2 1Mthu được a gam kết tủa. Giá trị của a là
A.5,8 g.
B. 2,9 g.
C.11,6 g.
D.29 g.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
2.2. Tự luận
Câu 1: Cho các dung dịch sau đây lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (o) nếu không có phản ứng:
a.
|
Na2CO3 |
KCl |
Na2SO4 |
NaNO3 |
Pb(NO3)2 |
|
|
|
|
BaCl2 |
|
|
|
|
b.
|
NaOH |
HCl |
Na2SO4 |
H2SO4 |
CuSO4 |
|
|
|
|
HCl |
|
|
|
|
Ba(OH)2 |
|
|
|
|
Viết các PTHH ở những ô có dấu (x)
Câu 2: Cho những oxit sau: SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng với
a. nước, tạo thành dung dịch axit.
b. nước, tạo thành dung dịch bazơ.
c. dung dịch axit, tạo thành muối và nước.
d. dung dịch bazơ, tạo thành muối và nước.
e. oxit bazơ tạo thành muối.
Viết các phương trình hóa học.
Câu 3: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn.Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có).
a. KNO3, K2SO4, H2SO4, HNO3.
b. Ba(OH)2, KOH, Na2CO3, BaCl2.
c. AgNO3, HCl, NaCl, NaOH.
d. HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4.
Câu 4: Giải thích hiện tượng khi cho NaOH vào dung dịch HCl thì không thấy có khí xuất hiện trong khi đó cho NaOH để lâu ngày trong không khí vào dung dịch HCl thì lại có khí xuất hiện.
Câu 5: Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có những nguyên liệu chủ yếu nào? Hãy cho biết mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axit sunfuric và dẫn ra những phản ứng hóa học.
Câu 6: Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
Na2SO4+ …….. → 2NaOH+ ……………..
2KOH+………….→2KCl + …………..
……………+ 6NaOH →2Fe(OH)3¯ + 3 Na2SO4
2HCl + CaCO3→………….+……………..+ H2O
Cu(NO3)2 + ………………→ Cu(OH)2¯+ 2NaNO3
……………+ H2SO4 → BaSO4 + ……………..
HCl + ………..→ AgCl¯ + ………..
Fe + ………….→ Cu + ……………..
2Fe(OH)3 → ………….+ …………….
3KOH + ……………→ Fe(OH)3¯ +………..
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 9 năm học 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.